Quan niệm về sự phân tầng trong xã hộ

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 69 - 75)

2.1.2.1 Quan niệm về bất bình đẳng trong xã hội trước thời Xuân thu - Chiến quốc

Quan niệm về bất bình đẳng trong xã hội vốn có từ thời thượng cổ. Sau đó nó được đặt ra cho những quan niệm mê tín, tức là lấy thần lực làm bệ đỡ cho thế quyền. Để củng cố cho địa vị của mình, các ông vua đều tự cho mình là thiên tử,

67

con trời. Vua là đại diện của thượng đế ở trên đời, làm trung gian giữa thượng đế và dân. Trong Kinh thư, mục Thái thệ thượng viết: "Vua (con trời) làm cha mẹ dân để cai trị thiên hạ"- "Trời giúp dân đặt ra vua, đặt ra thầy để giúp trời mà yêu mến bốn phương" - Vua không làm hết công việc trị dân, phải có đội ngũ quan lại quý tộc giúp sức. Các quan lại giúp việc cho vua có một số đặc quyền, đặc lợi, chẳng hạn, nếu phạm tội thì cũng không bị hình phạt như thứ dân "hình bất thượng đại phu", cùng lắm họ chỉ bị bắt giam hoặc bị buộc tự tử... Tất nhiên, nếu họ phản lại lợi ích của vua thì bị chặt đầu. Nhưng những đặc quyền, đặc lợi ấy vẫn ở dưới vua.Chẳng hạn, trong thiên Hồng phạm, Kinh thư có viết đại ý rằng: “ chỉ có vua mới được ban phúc, chỉ có nhà vua mới được xử tội, chỉ có nhà vua mới được ăn ngon; Bầy tôi không được xử tội, ăn ngon. Bầy tôi được xử tội, ăn ngon thì có hại cho gia đình họ,xấu cho nước họ, hàng quý tộc sẽ bị đảo lộn, dân chúng sẽ bị sai lệch; Phàm là thứ dân không được a dua quá độ, mọi người không có đức, chỉ có vua mới được làm khuôn mẫu, phàm là thứ dân, vua nói ra phải nghe theo, phải thi hành để coi trọng ánh sáng của thiên tử " (56.37- 38).

Vua nhận ý trời qua đội ngũ bói toán chuyên nghiệp, bói toán là miệng lưỡi của trời. Lúc đầu là bói mai rùa, sau đó bói dịch. Các hiện tượng tự nhiên được sắp xếp theo các nhóm phạm trù: Ngũ hành, ngũ sự...Âm dương là những căn cứ hiện thực bị xuyên tạc để chỉ sự cảm ứng người trời, thuyết minh cho trật tự bất bình đẳng xã hội lúc bấy giờ.

2.1.2.2 Quan niệm về bất bình đẳng thời Xuân thu - Chiến quốc

Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, Xã hội Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc là thời kỳ có nhiều biến động mạnh mẽ. Vì vậy, trật tự xã hội bất bình đẳng thời Tây Chu và trước đó cũng như những lý thuyết thuyết minh cho sự hợp lý của các trật tự ấy đến lúc này tỏ ra không còn phù hợp nữa. Người chăn dê Bách Lý Hề, anh nông dân Ninh Thích, người bán dầu Quản Trọng... đều xuất thân từ tầng lớp bình dân đã được giao phó những trọng trách trong bộ máy cai trị. Chính những thế lực mới, tầng lớp chính trị mới này đã đề xướng ra những triết thuyết cho sự ra đời và sự hợp lý của họ, phê phán quan điểm lạc hậu lỗi thời của tầng lớp quý tộc cũ hàng ngàn đời hưởng đặc quyền đặc lợi. Tuy

68

nhiên, cũng không ít các dòng tư tưởng chống lại khuynh hướng này, với nhiều lý do khác nhau. Nhưng nói chung các triết gia thời kỳ này như: Nho gia, Pháp gia, Mặc gia... đều vẫn chú trọng duy trì bất bình đẳng, nhưng ở những mức độ khác nhau mà chúng ta sẽ xem xét dưới đây.

2.1.2.3 Quan niệm của Nho giáo

Nói chung, các nhà Nho tiên Tần đều thừa nhận sự bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên mỗi người có một chủ trương riêng. Điểm chung nhau giữa họ là đều lấy đạo đức làm cơ sở phân tầng, chứ không phải là tài sản, hay quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Khổng Tử cho rằng bất bình đẳng trong xã hội là điều tự nhiên, cho nên ông luôn kêu gọi sự ổn định tôn ti trật tự. Học thuyết Chính danh của ông một phần thuyết minh cho điều này. Ai ở địa vị xã hội nào thì phải làm trọn trách nhiệm của mình ở địa vị ấy, ai giữ phận ngưới ấy không được việt vị, địa vị đến đâu thì hưởng quyền lợi đến ấy, không được hưởng quyền lợi quá địa vị. Đó là nguyên tắc để giữ gìn trật tự xã hội. Ông viết: "khi thiên hạ có đạo thì chế độ lễ nhạc, hiệu lệnh chinh phạt phát ra từ thiên tử, khi thiên hạ không có đạo thì chế độ lễ nhạc, hiệu lệnh chinh phát ra từ chư hầu...., khi thiên hạ có đạo, việc chính sự không ở quan đại phu, khi thiên hạ có đạo người dân thường không bàn riêng việc nước " (17. 597).

Tuy nhiên, cái trật tự xã hội ấy theo Khổng Tử có thể thay đổi. Con đường mà Khổng Tử chỉ ra để thay đổi địa vị xã hội của mình là con đường đi học. Ông quan niệm học vấn là cơ sở để những người bình dân có trí tuệ vươn lên, mục đích giúp dân, giúp nước. Do vậy, trong khi dạy học Khổng Tử không phân biệt sang, hèn. Trong những học trò của ông rất nhiều người là con nhà nghèo, rất nghèo như: Nhan Hồi,... nhưng ông đều coi ngang nhau. Ông dạy cho họ những kiến thức mà trước kia chỉ dạy cho con em quý tộc, đó là lục nghệ. Con em tầng lớp bình dân các dân tộc trước đây chịu ảnh hưởng Nho giáo sẽ phải cám ơn Khổng Tử đời đời về tư tưỏng này, nếu họ có điều kiện so sánh chế độ đẳng cấp của ấn Độ hay La Mã cổ đại.

69

Mạnh Tử cho rằng bất bình đẳng là bản tính tự nhiên vốn có "phù vật chi bất tề, vật chi tính dã". Chính vì vậy có sự phân công lao động trong xã hội, phân công người bị trị và kẻ cai trị: "có việc của đại nhân, có việc của tiểu nhân (....). Người thì lao tâm, kẻ thì lao lực. Người lao tâm trị người, người lao lực thì để người ta trị mình. Kẻ để người ta trị mình phải nuôi người ta, kẻ trị người thì được nuôi lại. Đó là lẽ thường trong thiên hạ vậy,” (17.948). Mạnh Tử từ góc độ đạo đức bảo vệ, biện hộ cho trật tự đẳng cấp, coi sự tồn tại của các cấp là hợp lý, vĩnh viễn.

Trật tự xã hội ấy còn được Tuân Tử xác định, điển chế bằng lễ và hình: "lễ là sang hèn có bậc, già trẻ có phân biệt, giàu nghèo khinh trọng phải xứng đáng. Cho nên thiên tử mặc áo cổn thêu rồng đỏ, đội mũ miện, chư hầu mặc áo thêu rồng đen, đội mũ miện, đại phu đội mũ thường, kẻ sĩ đội mũ con hươu. Đức phải xứng với vị, vị phải xứng với lộc, lộc thì phải đủ dùng. Từ kẻ sĩ trở lên tất dùng lễ nhạc mà tiết chế, thứ dân bách tính thì dùng hình pháp mà tiết chế." (46.471). Đức phải xứng với vị, đó là học thuyết chính danh của Khổng Tử được Tuân Tử diễn đạt dưới hình thức khác mà thôi.

Phẩm trật xã hội được Mạnh Tử xếp theo thứ tự tước, tuổi và đức: "Thiên hạ có ba bậc đáng tôn: Tước, tuổi và đức. ở triều đình không gì đáng tôn bằng tước, ở làng xã không gì đáng tôn bằng tuổi, giúp đời trị quốc không gì đáng tôn bằng đức" (46.471). Mặc dù tước được để lên hàng đầu, vì xã hội Trung hoa cổ đại duy trì hình thức tước thế tập, nhưng Mạnh Tử vẫn đề cao đức, người có đức theo ông cũng là người xứng đáng đứng ở vị trí thứ nhất để mọi người cung phụng, để cai trị thiên hạ. Ông nói: kẻ kia cậy sự giàu có của nó, ta đây cậy ở cái nhân của ta; kẻ kia cậy cái tước của nó, ta đây cậy cái nghĩa của ta; ta có điều gì thua kém đâu...

Lấy nhân, nghĩa làm cơ sở để đối lập với cường quyền, tiền bạc, đó là chủ trương của nhà Nho. ở đây có điều thú vị là sự phân tầng xã hội không hoàn toàn dựa trên quyền sở hữu kinh tế, mà còn dựa vào quyền sở hữu đạo làm người – tức lòng nhân. Yếu tố thứ hai, theo Mạnh Tử, còn quan trọng hơn yếu tố thứ

70

nhất. Ông nói: Thiên hạ có đạo thì kẻ đức nhỏ hầu hạ kẻ đức lớn, kẻ hiền ít hầu hạ kẻ hiền nhiều; thiên hạ vô đạo thì kẻ nhỏ hầu kẻ lớn, kẻ yếu hầu kẻ mạnh.

Đây là hành vi tự ý thức về giá trị của giới trí thức trong xã hội Chiến quốc và họ đòi hỏi phải có địa vị xã hội phù hợp với giá trị của họ.

2.1.2.4 Quan niệm của Đạo gia

Lão Tử chủ trương duy trì các trật tự xã hội phong kiến sơ kỳ: " nước nhỏ dân ít”, mãi mãi không thay đổi, cho nên không cần trọng lễ nghi, tri thức làm gì, và đương nhiên ông phủ nhận trật tự nhân tạo của xã hội: “ Không tôn bậc hiền tài, khiến cho dân không tranh giành;không quý đồ hiếm, khiến dân không trộm cướp, không phô diễn điều ham muốn khiến dân không loạn”(58. 47). Trong thâm tâm Lão Tử vẫn muốn có sự bất bình đẳng xã hội, chỉ có điều tầng lớp của ông đã suy yếu theo cơn lốc của lịch sử và một tay ông không làm gì được, ông bất mãn quay về với "vô vi". Ông cho rằng các tầng lớp trong xã hội nương tựa vào nhau để tồn tại: "kẻ sang lấy người hèn làm gốc. Kẻ cao lấy người thấp làm nền. Do đó, các bậc vua tự gọi mình là cô quả, bất công”.

Từ góc độ bản thể luận, xem vạn vật là bình đẳng với nhau, Trang Tử là người đề xướng tư tưởng bình đẳng triệt để nhất. Các mặt phải, trái, tốt, xấu, trên, dưới, thọ, yểu đều như nhau, tất cả chỉ là tương đối không có căn cứ gì để phân biệt được. Nguyên lý bình đẳng của Trang Tử là sự tự do cá nhân, tự do hoàn toàn không chịu ràng buộc bởi bất kỳ luật lệ nào, do bất kỳ ai đặt ra cả, không có xã hội, không có tổ chức. Mọi người, vạn vật đều sống cuộc sống riêng của mình, được theo ý mình, không thể lấy một tiêu chí nào để bảo người này phải theo người kia thế này thì tốt hơn thế khác, điều này có lợi hơn, dù cho mọi người, điều khác, bởi vì: "Trời đất cùng ta đều sinh, vạn vật cùng ta đồng nhất" (Tề vật luận). Theo Trang Tử, các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội nảy sinh là do con người chủ quan bày đặt, chính điều làm cho xã hội loạn lạc, do vậy, để cứu vãn trật tự xã hội thì phải phá huỷ nó đi để trở lại trạng thái tự nhiên hồn hậu thuở ban sơ.

71

Rõ ràng chủ trương của Đạo gia là muốn có sự bình đẳng tương đối trong xã hội nhưng không phải bằng con đường tích cực, cải tạo xã hội mà bằng cách kéo lùi bánh xe lịch sử quay trở lại xã hội nguyên thuỷ. Điều này là không thể có được.

2.1.2.5 Quan niệm của Mặc gia

Mặc gia cũng thừa nhận có đẳng cấp trong xã hội. Sự phân biệt trật tự, tôn ti cũng là hoàn toàn cần thiết bởi nếu trên không có vua, dưới không có các vị quan đại thần tam công, đại phu... dưới cùng là thứ dân thì xã hội sẽ loạn: “ Thiên tử cho rằng trí lực mình chưa đủ để một mình trị thiên hạ, nên mới lập ra tam công. Tam công lại thấy trí lực mình chưa đủ để giúp thiên tử, nên mới chia nước ra lập các chư hầu... Đặt ra các vua chúa, tam công khanh, sĩ, sư, trưởng, không phải để các vị đó hưởng cảnh an vui, mà là để phân biệt chức tước để có người giúp thi hành đạo sáng của trời.” (63. 420). Qua đó cho thấy trật tự bất bình đẳng xã hội theo quan niệm của ông chỉ là trật tự nhân tạo, và trật tự ấy được lập ra chỉ là để thay trời hành đạo. Xuất phát từ lập trường giai cấp cần lao, Mặc Tử cho rằng chỉ có sự phân biệt đẳng cấp về mặt xã hội để điều hành chính sự, còn trong quan hệ người với người thì không có đẳng cấp trong tình yêu, tình yêu không có đẳng cấp. Đẳng cấp xã hội là thứ hoàn toàn có thể thay đổi: “ quan không sang luôn dân không hèn mãi”. Mặc Tử chia loài người thành giai cấp quý tộc và giai cấp bình dân (bao gồm thợ thủ công, nông dân công xã, dân thương nghiệp...). Ông cho rằng hai giai cấp này về cơ bản là đối lập nhau. Bản thân ông ủng hộ giai cấp bình dân. Ông chủ trương làm cho những người đó được hưởng quyền sở hữu tài sản và địa vị chính trị theo điều kiện hiền năng, tứclà nếu họ là người hiền tài trong xã hội thì họ hoàn toàn có thể được giữ trọng trách trong xã hội, thay đổi địa vị thấp kém hiện tại của họ. Nếu như ở Nho gia, ngay cả trong tình yêu cũng phân ra kẻ thân người sơ, kẻ cao người thấp vì mục đích muốn củng cố chế độ phong kiến thì ở Mặc gia đòi hỏi phải kiêm ái, phải thượng đồng, phải chọn người hiền (thượng hiền) lên lãnh đạo quốc gia mà không phân biệt sang hèn, quý tiện. Theo học thuyết của Mặc Tử thì ai ai cũng thương yêu nhau, nhưng người dưới phải theo ý chỉ của người trên, miễn là ý chỉ đó không phải là

72

tư ý, tư lợi của mỗi cá nhân mà ý chỉ đó là ý chỉ của một thượng đế theo trật tự: dân theo ý quan, quan theo ý vua, vua theo ý thượng đế.

Chủ trương kiêm ái, thượng đồng, thượng hiền của Mặc gia không mâu thuẫn gì với chủ trương đẳng cấp của họ mà thực chất của vấn đề là ở chỗ họ gián tiếp đả phá chế độ cha truyền con nối của chế độ phong kiến. Mặc Tử đại diện cho tầng lớp tiểu thị dân lớp dưới cũng đang muốn có chỗ đứng trên vũ đài chính trị cho dù phải hy sinh bản thân cũng không từ. Tư tưởng của Mặc gia có mầm mống của CNXH không tưởng, trong đó mang cả những yếu tố tôn giáo.

2.1.2.6 Quan điểm của Pháp gia

Về cơ bản Pháp gia vẫn chủ trương duy trì phẩm trật bất bình đẳng trong xã hội, nhưng một quan điểm rất tiến bộ của họ lúc này là mọi người dù vương tôn công tử hay người bình dân đều bình đẳng trước pháp luật. Sự ra đời của học thuyết Pháp gia là bước chuẩn bị cho sự ra đời của chế độ phong kiến tập quyền vẫn còn ở thời kỳ thai nghén. Thương ưởng và Hàn Phi Tử cho rằng muốn giữ được trật tự thì phải "nhất hình pháp". Nhất hình pháp nghĩa là không phân biệt đẳng cấp từ khanh tướng, đại (hình) phụ thứ nhân, nếu phạm tội cũng không tha. Quan điểm này phủ định quan điểm trước đó: Hình bất thượng đại phu - Đại phu mắc tội không bị dùng hình.I

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)