gian qua
Thanh Hoá là một tỉnh Bắc Trung bộ, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với những trận bão, lũ thất thường hàng năm. Việc xây dựng mới và nâng cao hiệu quả sử dụng của các công trình thuỷ lợi nói chung và các hồ đập trị thuỷ nói riêng là một trong những nội dung cơ bản của chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng tỉnh Thanh Hoá. Trong những năm vừa qua, do sự biến động theo chiều hướng bất lợi của thời tiết đã tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của bà con nông dân, nhu cầu sử dụng các công trình thuỷ lợi ngày càng đòi hỏi sự đầu tư kịp thời của Chính phủ và Đảng uý chính quyền các cấp.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa năm 2013, toàn tỉnh hiện có 1.008 km đê sông, đê biển; trong đó, đê cấp I đến cấp IIIlà 315 km, đê dưới cấp III là 693 km. Toàn bộ hệ thống đê bảo vệ cho 17 huyện, thị, thành phố với 450 xã (trong đó có 296 xã có đê đi qua). Là tỉnh có các công trình thuỷ lợi nhiều nhất cả nước với 2.524 công trình thuỷ lợi đầu mối; trong đó có 610 công trình hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm tưới, tiêu các loại; hiện đang cấp nước tưới cho 71.305 ha lúa, điều tiết lũ, cải thiện môi trường sinh thái, cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, trừ một vài công trình lớn được Nhà nước cấp vốn đầu tư xây mới, nâng cấp đã đưa vào sử dụng đang phát huy hiệu quả cao, còn lại đa phần các công trình được xây dựng từ vài chục năm trước, nên hầu hết đã hư hỏng nặng. Trước mùa mưa lũ năm nay, toàn tỉnh có 92 hồ, đập cần được sửa chữa, tu bổ khẩn
cấp do đã xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn cao, không còn khả năng tích nước. Sau những trận mưa lũ đầu tháng 10, có 30 hồ, đập bị tàn phá nghiêm trọng, không còn đảm bảo an toàn, uy hiếp đến tính mạng, tài sản của người dân. Đến nay toàn tỉnh có 15 hồ không còn khả năng tích nước, nhiều hồ, đập đã xảy ra sự cố nghiêm trọng: hồ Tráng ở xã Thiết Ống (huyện Bá Thước) đập đất bị vỡ; hồ Cò Tiêu ở xã Cao Thịnh (Ngọc Lặc) đập đất bị vỡ, cống bị cuốn trôi; đập khe Dài ở xã Phúc Đường (Như Thanh) bị sụt, lún, nước thấm chân đập; đập Đồng Đáng (Tĩnh Gia) bị vỡ tan hoang, có đoạn vỡ dài gần 100m...
Hình 2.2: Đập thuỷ lợi Đồng Đáng, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia bị vỡ do mưa lũ đầu tháng 10/2013
Trên cơ sở hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi, phương hướng, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tháng 6/2013 Thanh Hoá đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi Thanh Hoá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; đề xuất các giải pháp tổng thể về thuỷ lợi nhằm chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo phát triển bền vững và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước các lưu vực sông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh. Dự án quy hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp và làm mới 1.107 công trình với tổng kinh phí đầu tư là 22.368 tỷ đồng. Trong đó: tổng số công trình phục
vụ tưới và cấp nước nuôi trồng thuỷ sản là 861 công trình; công trình phục vụ tiêu thoát là 211 công trình; công trình phục vụ chống lũ là 35 công trình. Quy hoạch sẽ được phân kỳ qua 3 giai đoạn, tập trung chủ yếu ở 3 nhiệm vụ chính gồm: Cấp nước tưới ổn định cho 175.000 - 190.000 ha đất nông nghiệp; tạo nguồn cấp nước NTTS từ 5.500 - 6.000 ha; cấp nước cho các khu công nghiệp - cụm công nghiệp; tiêu úng và chống lũ.