2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Thanh Hoá
1. Vị trí địa lý
Thanh Hoá là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, có đường biên giới dài 192 km với diện tích tự nhiên 11.106,09 km2. Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km về phía Nam và cách TP. Hồ Chí Minh 1.560 km về hướng Bắc. Về địa giới hành chính, tỉnh Thanh Hoá giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình; - Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An;
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà Dânchủ Nhân dân Lào); - Phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102 km.
Đường sắt và quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Đường 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước Lào. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi của Thanh Hoá phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra biển với 5 cửa lạch chính. Hiện nay, cảng biển Nghi Sơn cho phép tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn ra vào dễ dàng (trong tương lai gần cho phép tàu 3 vạn tấn ra vào), là cửa ngõ của Thanh Hoá trong giao lưu quốc tế và khu vực.
2. Địa hình
Địa hình Thanh Hoá đa dạng, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa làm 3 vùng rõ rệt:
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Thanh Hoá
- Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa trên 8.000 km2. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Độ cao trung bình vùng núi 600 -700 m, độ dốc trên 25o. Vùng trung du có độ cao trung bình 150 – 200 m, độ dốc từ 15 - 20o.
Miền đồi núi Thanh Hóa được chia làm 3 bộ phận khác nhau: bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thànhchiếm 2/3 diện tích của tỉnh.
- Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hoá diện tích bằng 1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km², với độ cao trung bình từ 5 – 15 m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.
- Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3 – 6 m. Bờ biển dài trên 100 km, tương đối bằng phẳng.
3. Khí hậu
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình từ 23°C đến 24°C vàgiảm dần khi lên vùng núi cao.Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, với hướng gió phổ biến mùa đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam.Hàng năm, Thanh Hoá có khoảng 1700 giờ nắng, trong đó tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3.
4. Thuỷ văn
Thanh Hóa có 20 dòng sông lớn nhỏ chảy từ tây bắc xuống đông nam và 264 khe suối chằng chịt thuộc 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sôngMã, sông Bạng, và sông Yên, với tổng chiều dài các hệ thống sông là 881 km. Thanh Hoá có 3 vùng thuỷ văn chính: Vùng thuỷ văn sông Mã; Vùng thuỷ văn sông Chu; Vùng thuỷ văn có ảnh hưởng của nước thuỷ triều.
Ngoài nguồn nước mặt, Thanh Hóa còn có nước ngầm. Trữ lượng nước ngầm ở thành phố Thanh Hóa là 9.000m3/ngày; thị xã Sầm Sơn: 26.000m3/ngày; thị xã Bỉm Sơn: 133.900m3
/ngày.
5. Tài nguyên thiên nhiên
Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 430,4 nghìn ha, chiếm 36,8% diện tích tự nhiên, trong đó có 322 nghìn ha rừng tự nhiên và 108,4 nghìn ha rừng trồng.
Nguồn tài nguyên khoáng sản Thanh Hoá phong phú và đa dạng, có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả
nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn),…
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Thanh Hoá
Thanh Hoá được chia thành 27 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố và 2 thị xã; là tỉnh đông dân thứ 3 trong cả nước (sau Hà Nội và TP.HCM), dân số 3,45 triệu người, với lực lượng lao động chiếm 58,8% có trình độ văn hoá khá và tương đối trẻ. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thanh ước đạt 11,2%, vượt mục tiêu đề ra, gấp hơn 2 lần so với bình quân chung của cả nước (5,4%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản (1,4%); tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (1%) và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (0,4%) trong GDP so vớicùng kỳ. GDP bình quân đầu người ước đạt 1.180 USD, hoàn thành mục tiêu đề ra. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 51.230 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ.
Thanh Hoá có hệ thống giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại hình giao thông: đườngbộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; có cửa khẩu quốc tế với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào; có cảng nước sâu Nghi Sơn.
Hạ tầng điện, nước, nhất là tại các khu công nghiệp, khu kinh tế được đáp ứng đầy đủ; mạng lưới ngân hàng, dịch vụ tài chính đa dạng, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể, nhiều dự án trọng điểm được triển khai xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng, như mở rộng cảng Nghi Sơn, thủy điện Bá Thước II, nhiệt điện Nghi Sơn, các tuyến đường phía Tây…
Thanh Hóa cũng đã quy hoạch và hình thành 5 khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung. Trong đó, lớn nhất là Khu Kinh tế Nghi Sơn, diện tích 18.600 ha (diện tích đất công nghiệp gần 3.000 ha) - là một trong 5 khu kinh tế trọng điểm của Việt Nam được Chính phủ ưu tiên đầu tư cao nhất, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt, hấp dẫn nhất trong cả nước.
Trong thời gian tới, Thanh Hoá đề ra mục tiêu nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng, phấn đấu đến năm 2015 đạt mức thu nhập bình quân của cả nước, đến
năm 2020, trở thành một trong những tỉnh tiên tiến với cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.
Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, tỉnh Thanh Hoá sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trên các lĩnh vực, tiếp tục thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện hệthống cơ chế chính sách theo hướng thông thoáng hơn.