Trong xây dựng cơ bản vai trò của người dân hay giám sát quần chúng là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự thành công của một dự án đầu tư. Người dân không những là người sống và hoạt động hàng ngày cạnh dự án, sử dụng và vận hành khi hoàn thiện, chịu ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài về mặt đời sống, cảnh quan môi trường, và chính họ là những nhân tố sát sao nhất trong quá trình thực thi dự án.
Hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng là một trong những hìnhthức đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, góp phần đưa chủ trương "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đi vào cuộc sống. Chủ trương này đã được cụ thể hóa tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/04/2005. Ngay tại Điều 1 và Điều 2 của Quyết định, hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng đã được nêu rất cụ thể, rõ ràng: Đó là hoạt động tự nguyện của cư dân sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơquan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công trong quá trình đầu tư. Mục tiêu của hoạt động này
là góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với các quy hoạch được duyệt, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai phạm; các việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, xâm hại lợi ích của cộng đồng.
Có thể thấy, giám sát cộng đồng có vai trò quan trọng và trình tự thực hiện công tác cũng như quyền hạn, nhiệm vụ của cộng đồng giám sát phải tuân thủ pháp luật. Nội dung chính của giải pháp là cần tổ chức, tập huấn nhanh để bộ phận giám sát cộng đồng do nhân dân lập ra nắm được các qui định về trách nhiệm của các chủ thể về công tác quản lý chất lượng, từđó họ có thể giám sát về hành vi trách nhiệm (chứ không phải giám sát kỹ thuật). Việc hiểu và nắm rõ vấn đề này không những giúp chúng ta, những người dân sốngvà làm việc có trách nhiệm, theo pháp luật mà còn giúp cho Ban, đơn vị sử dụng, các nhà thầu xây dựng hoàn thành công trình tốt hơn, góp phần vào thành công của dự án, minh bạch hóa quá trình đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tế cho cộng đồng xã hội và là bước không thể thiếu trong quá trình phát triển của một nền kinh tế vững mạnh trong tương lai.
Bên cạnh đó, Ban cần phối hợp tổ chức tốt công tác quản lý và chia sẻ thông tin, quan hệ công chúng.Hàng ngày, Ban phải cập nhật tình hình công trường, thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất, xem xét cập nhật kế hoạch dự án và kế hoạch công việc, tổ chức các cuộc họp, tiếp nhận thông tin đến và thực hiện các nội dung chỉ đạo, thông tin cho công chúng và cơ quan báo chí... Tổ chức tốt và chia sẻ hợp lý nguồn thôngtin là cách thức nâng cao khả năng vận hành của tổ chức và bảo đảm cho dự án được đánh giá một cách thực tế. Để quản lý tốt cách thức chia sẻ thông tin, ngoài các chế độ thông tin hiện nay như báo cáo, họp hội, điện thoại, kiểm tra trực tiếp, các đơn vị tham gia dự án, bao gồm: Ban, tư vấn giám sát và các nhà thầu phải xây dựng một địa chỉ email của riêng đơn vị mình, trong đó cần phân công người theo dõi, cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến dự án để làm đầu mối tiếp nhận và trao đổi thông tin đến các đơn vị liên quan hàng ngày.
phối một cách nhịp nhàng, linh hoạt nhằm đảm bảo sự vận hành thông suốt, liên tục giữa các đơn vị liên quan. Lãnh đạo Ban là đầu mối tiếp nhậnvà xử lý các thông tin từ các cán bộ kỹ thuật báo cáo hoặc tham mưu để điều hành mọi hoạt động diễn ra trên công trường. Trong dự án chỉ có Ban được phát ngôn và cung cấp thông tin của dự án để đảm bảo các thông tin của dự án được cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng một cách chính xác và chính thống.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích những tồn tại hiện nay của công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng nhìn từ góc độ của Ban quản lý dự án thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá và vận dụng những kinh nghiệm quốc tế, khu vực, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế và pháp luật hiện hành của nhà nước Việt nam, chương 3 luận văn đã đề xuất các giải pháp phải đảm bảo đáp ứng được việc giải quyết những vấn đề bất cập yếu kém cụ thể trong quá trình thực tế thực hiện quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng trong thời gian qua. Đồng thời phát huy hiệu quả đầu tư các dự án trong giai đoạn hiện nay tại Ban quản lý dự án thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện, giải quyết một số vấn đề liên quan chủ yếu như hoàn thiện cơ chế chính sách, các tiêu chuẩn quy chuẩn, phân giao quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng. Để từ đó, chúng tacó thể vận dụng phù hợp hơn mô hình quản lý đầu tư xây dự đối với dự án đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng các dự án đầu tư, nhằm phục vụ lợi ích cho xã hội, phát triển kinh tế nước nhà.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quản lý chất lượng đầu tư xây dựng là vấn đề lớn và rất phức tạp liên quan đến rất nhiều các chủ thể. Để nâng cao công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng bao gồm rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết một cách đồng bộ và bài bản, mỗi vấn đề đều có những tác động nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại từ đó đề xuất những giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực xây dựng là các công trình thường được đầu tư xây dựng trong thời gian dài, trong khi các cơ chế chính sách của Nhà nước thường hay thay đổi, vì vậy nên công tác phân tích đánh giá các dự án đầu tư gặp rất nhiều khó khăn.
Qua nội dung nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất
lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi tại Ban quản lý dự án thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá”, tác giả đã tập
trung giải quyết một số nội dung chính sau đây:
- Hệ thống hóa và hoàn thiện nâng cao cơ sở lý luận về quản lý chất lượng nói chung, và quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình nói riêng.
- Làm rõ khái niệm, nội dung quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý đầu tư và xây dựng nói chung và quản lý các dự án đầu tư xây dựng ở Bộ Tổng tham mưu nói riêng trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước Việt nam, các văn bản của Bộ Quốc phòng và các quá trình của chu kỳ đầu tư để phân tích nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của CĐT và các chủ thể khác tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng. Thông qua các tài liệu, các kết quả nghiên cứu để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
- Trên cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dự án đầu tư để phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá để thấy được những tồn tại, những vấn đề còn hạn chế về hệ thống tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn cũng như năng lực điều hành dự án tại Ban. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư, các giải pháp chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến quá trình quản lý dự án của Ban quản lý dự án thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá. Các giải pháp đó bao gồm:
1- Áp dụng mô hình tổ chức quản lý hợp lý và kiện toàn quy chế hoạt động của Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá;
2- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch quản lý chất lượng của dự án theo các giai đoạn đầu tư;
3- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Ban quản lý dự ánthủy lợi Sở Nông nghiệp vàPTNT tỉnh Thanh Hóa;
4- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý dự án; 5- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước;
6- Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng dự án.
Quản lý chất lượng nhằm tạo ra phẩm công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong suốt vòng đời một dự án đầu tư xây dựng, từ khi hình thành ý tưởng đến quá trình nghiệm thu hoàn thành, quản lý vận hành khai thác công trình. Ta thấy được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng, an toàn công trình, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
2. Kiến nghị
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá, đề nghị các cấp có thẩm quyền, Ban quản lý dự án thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá nghiên cứu, áp dụng những giải pháp mà tác giả đề nghị trong luận văn này để nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi nói riêng, công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung.
Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp. Mặc dù đã được sự tận tình giúp đỡ của các cán bộ Ban quản lý dự án thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT mà đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo GS.TS.
Dương Thanh Lượng, nhưng sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng để luận văn được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ xây dựng (1999), Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO900 và hệ thống chất lượng trong xây dựng;
2. Bộ xây dựng (2005), Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/07/2005 Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận phù hợp về chất lượng công trinh xây dựng;
3. Bộ xây dựng (2009), Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/07/2009 Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
4. Chính phủ (2004), Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26/05/2004 Xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng;
5. Chính phủ (2005), Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 Quy hoạch xây dựng;
6. Chính phủ (2005), Nghị định 16/2005.NĐ-CP ngày 07/02/2005 Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
7. Chính phủ (2005), Nghị định 46/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 Tổ chức và hoạt động của thanh tra xây dựng;
8. Chính phủ (2005), Nghị định 71/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 Quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù;
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
10. Đinh Tuấn Hải, Phân tích mô hình quản lý, Bài giảng cao học, Đại học Thuỷ lợi;
11. Hồ sơ một số dự án đầu tư XDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2010- 2012;
12. Mỵ Duy Thành, Chất lượng công trình, Bài giảng cao học, Đại học Thuỷ lợi; 13. Nguyễn Bá Uân (2010), Quản lý dự án nâng cao, Bài giảng cao học, Đại học Thủy lợi;
14. Quốc Hội (2003), Luật xây dựng ngày 26/11/2003; 15. Một số tài liệu có liên quan khác.