Theo quy định hiện nay Ban được giao nhiều quyền trong công tác quản lý dự án, từ sau khi dự án đầu tư được duyệt thì được quyền tổ chức khảo sát, lập dự án thiết kế, đấu thầu, thi công đến nghiệm thu bàn giao công trình. Công tác quản lý, giám sát chất lượng thi công XDCT là trách nhiệm của Ban. Rất ít dự án được Ban thuê các công ty tư vấn giám sát độc lập, hoạt động chuyên nghiệp; thường Ban sẽ cử đội ngũ cán bộ của mình giám sát, quản lý thi công các dự án/công trình xây dựng; tuy nhiên hình thức giao việc này đãlàm giảm tính độc lập của hoạt động giám sát.
Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá nhìn chung chưa được kiện toàn, chuẩn hóa phù hợp với tình hình thực tiễn, chưa quy định được rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, nhiều hoạt động quản lý còn theo sự vụ, sự việc. Do sử dụng lực lượng chuyên môn của mình nên tại Ban xảy ra tình trạng bố trí cán bộ giám sát không phù hợp với tính chất công trình và một cán bộ thường phải tham gia giám sát nhiều công trình, nhiều gói thầu cùng lúc. Ví dụ như việc Ban không có kỹ sư giao thông nhưng thời gian qua vẫn thực hiện quản lý, tư vấn giám sát thi công nhiều dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn lớn trên địa bàn tỉnh hay việc lãnh đạo Ban kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ chuyên môn khác nên không có đủ sự sâu sát cần thiết (điển hình như dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn từ thị trấn Triệu Sơn đi Thọ Bình, huyện Triệu Sơn; dự án Cải tạo, nâng
cấp đường giao thông nông thôn từ thị trấn Triệu Sơn đi Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá).
Hoạt động giám sát chất lượng của Ban cũng chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc kiểm soát CLCT trong quá trình thi công của nhà thầu. Cán bộ giám sát không có mặt thường xuyên, liên tục theo đúng quy định, còn chưa bám sát hiện trường để kịp thời xử lý các phát sinh mà thường chỉ có mặt trong các giai đoạn nghiệm thu công việc; và còn thiếu kiên quyết trong việc xử lý các vi phạm về chất lượng. Trong quá trình thực hiện, cán bộ giám sát không ghi nhật ký giám sát thi công đầy đủ, thường xuyên liên tục, thậm chí có công trình cả tháng mới ghi lại nhật ký; dẫn đến công tác không phản ánh được thực tế thi công hàng ngày mà chủ yếu mang tính chất đối phó và cho đủ thủ tục khi kiểm tra và quyết toán.
Bên cạnh đó, Ban chưa xây dựng được hệ thống quy trình quản lý chất lượng cho hoạt động giám sát thi công để các cán bộ giám sát được chủ động thực hiện. Chưa kiểm soát được số lượng nhân sự, vật tư, máy móc của nhà thầu thi công tham gia tại hiện trường, đặc biệt là tình trạng bố trí con người, máy móc không đủ, không đúng chỗ, đúng việc. Nhiều công việc còn làm việc mang tính chiếu lệ, đối phó và dựa vào cảm quan của cán bộ giám sát như: kiểm tra nguyên liệu đầu vào, lấy mẫu thí nghiệm, kiểm tra quy trình sản xuất,… Hoạtđộng ngoài hiện trường còn phụ thuộc vào nhà thầu thi công như: phương tiện đi lại, chỗ ăn nghỉ, dụng cụ kiểm tra, thí nghiệm hiện trường,… dẫn đến kết quả làm việc không khách quan. Ban cũng chưa đánh giá và kiểm soát đầy đủ được tiến độ thi công của nhà thầu theo như trong hồ sơ trúng thầu, rất nhiều công trình đã xảy ra tình trạng chậm tiến độ và làm phát sinh chi phí không đáng có. Ngoài ra, việc quản lý thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo, không kích thích được việc tuân thủ hợp đồng, dẫn đến việc vi phạm các cam kết trong hợp đồng về chất lượng công trình, chất lượng vật tư đưa vào sử dụng, thời gian thực hiện hợp đồng vẫn thường xuyên xảy ra.
Ví dụ: Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Hoằng Tiến – Hoằng Thanh – Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, việc đơn vị thi công kéo
dài nhiều tháng, gây ô nhiễm bụi, tiếng ồn. Phần lớn mặt đường đã bị đào lên để đặt cống nhưng chỉ được vá víu tạm bợ, với rất nhiều ổ gà, lồi lõm, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Đặc biệt, một số đoạn đường đã đặt ống cống xong nhưng nhà thầu không thảm lại mặt đường như trước, khiến rình rập nhiều nguy hiểm.Theo ghi nhận, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các đơn vị thi công đào bới, cắt xén ngang dọc để lắp đặt hệ thống cống thoát nước. Tuy nhiên, thay vì sửa chữa lại, đơn vị thi công chỉ vá ví một cách tạm bợ khiến nhiều đoạn đường sau khi thi công biến thành "ổ gà", "ổ trâu".
Hình 2.4: Chất lượng mặt đường Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Hoằng Tiến – Hoằng Thanh – Hoằng Phụ, thi công năm 2009 2.2.7. Công tác nghiệm thu công trình xây dựng
Thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh ít có vi phạm lớn về chất lượng dự án đầu tư xây dựng, chủ yếu là các lỗi liên quan đến chứng chỉ hành nghề, hồ sơ hoàn thành công trình. Kết quả nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành công trình đa số có chất lượng đảm bảo yêu cầu; các chủ thể tham gia quản lý, thi công xây dựng cơ bản tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng xây dựng; sự cố công trình ngày càng giảm. Hoạt động nghiệm thu, chỉnh lý, bổ sung các thiếu sót của hồ sơ sau phê
duyệt được Ban quản lý thực hiện khá đầy đủ, có biên bản theo đúng quy định. Hồ sơ được lưu trữ và bảo quản cẩn thận.
Tuy nhiên, chức năng giám sát, kiểm tra trong đầu tư xây dựng của Ban còn nhiều khuyết tật, Ban chưa thực hiện nghiêm túc giám sát hiện trường về trình tự thi công và quy trình quy phạm; chưa quán triệt quan điểm “phòng ngừa sự cố hơn là khắc phục sự cố” để loại trừ các sai phạm kỹ thuật, bảo đảm chất lượng công trình theo yêu cầu, tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện tốt công tác giám sát - nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp có thể sớm phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung thiết kế cho phù hợp điều kiện thực tế của hiện trường, chỉnh lý các tài liệu thiết kế trong trường hợp có sai sót.
Bên cạnh đó, chưa có quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi giám sát, nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình nên chất lượng hạn chế. Nếu có quy định thì việc triển khai thực hiện chưa được nghiêm khắc nên tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm luôn có thái độ “dĩ hoà vi quý” để được nhà thầu có sự quan tâm. Với các dự án có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp, do năng lực yếu và ý thức kém, cán bộ Ban chỉ nghiệm thu qua loa, khoán gọn cho nhà thầu lập thủ tục nghiệm thu, vô hình chung tạo cơ hội để các bên lợidụng việc hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán khối lượng khống gây ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước.
Hiện nay chủ trương của Chính phủ cho bù giá nhiên, vật liệu đã xuất hiện nhiều vấn đề gây thất thoát lớn nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tại một vài dự án (công trình) mặc dù được triển khai từ những năm trước, đã quá thời hạn hợp đồng nhưng cán bộ Ban và nhà thầu thông đồng với nhau cố tình đẩy thời gian nghiệm thu khối lượng về sau để được bù trượt giá vật liệu. Do vậy, nhiều dự án tìm mọi nguyên nhân để được kéo dài thời gian hợp đồng, gây thất thoát nguồn vốn ngân sách nhà nước. Khối lượng dự án điều chỉnh, bổ sung quá nhiều gây sức ép và quá tải đối với các đơn vị thẩm định. Do vậy Ban cần nâng cao chuyên môn, đề cao phẩm chất đạo đức của các cán bộ quản lý, đảm bảo cho công tác nghiệm thu công trình đúng với thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình đưa vào sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng công tác thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thực
hiện quyết toán dự án theo quy định thay vì chủ quan chờ kết quả thanh tra, kiểm toán mới tiến hành quyết toán.
Ví dụ: Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông Thiệu Long – Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá được cấp quyết định đầu tư năm 2009 với thời hạn thi công không quá 2 năm, nhưng đến năm 2013 mới nghiệm thu. Nguyên nhân do nhà thầu kéo dài hợp đồng đểđược bù giá trượt vật liệu. Dự án bị chậm trễ tiến độ và tổng mức đầu tư phát sinh thêm là 4 tỷđồng.
Bảng 2.1: Thống kê một số dựán đã thực hiện mà Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá quản lý từnăm 2010 đến nay STT Tên dự án Thời gian khởi công Thời gian thực hiện dự án Tổng mức đầu tư
(triệu đồng) Những tồn tại chính trong quản lý chất lượng Dự kiến Thực tế Phê duyệt lần đầu Phê duyệt điều chỉnh 1 Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu 5 xã và mở rộng cống Bái Trung, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá 2010 2011 2013 22.353 37.666 - Điều chỉnh thiết kế: Hạng mục đóng cọc thành ép cọc do biện pháp đóng không đảm bảo. Địa chất nền khảo sát không đúng thực tế dẫn đến tính toán lại chiều dài cọc, và một số điều chỉnh khác. - Do biến động nguyên, nhiên vật liệu 2 Cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm Sa Loan, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá
2011 2012 29.865 48.426
- Ban thay đổi quy mô nhưng khống chế tổng mức dự toán khiến tư vấn thiết kế phải cắt giảm hạng mục, đến quá trình thi công lại xin bổ sung tuyến đường
vận chuyện rác; cọc tiêu BTCT bờ tả đoạn kênh dẫn vào trạm bơm và biển hiệu công trình; nối dài 5 cống tiêu dạng hộp BTCT phía bờ kênh Hưng Long;
- Xử lý sạt trượt mái hữu kênh Hưng Long do khảo sát địa chất không đúng thực tế.
3
Kiên cố kênh Nam đoạn từ K32+823 – K36+690 và kênh N5/8 đoạn từ K1+500 – K6+826 huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá 2010 2012 14.264 46.103 - Khảo sát chưa đúng thực tế dẫn đến việc phải điều chỉnh cao trình mực nước thiết kế của kênh; - Phương án thiết kế đưa ra chưa phù hợp, bổ sung nâng cấp tuyến đường quản lý vận hành công trình với quy mô mặt đường; bổ sung cống xả tràn;
- Chế độ chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá nguyên, nhiên vật liệu.
4
Trạm bơm
Tiêu úng Hàng Trâu và kênh tưới N15 huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá
2010 2012 21.868 35.853
Chế độ chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá nguyên, nhiên vật liệu.
5
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Hoằng Tiến - Hoằng Thanh – Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá
2009 2008 2013 12.154 14.754
- Ban không có kỹsư giao thông nhưng vẫn thực hiện quản lý, tư vấn giám sát thi công công trình giao thông nên không có đủ sự sâu sát cần thiết, trong khi biện pháp thi công của nhà thầu không đảm bảo dẫn đến chất lượng công trình kém;
- Chế độ chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá nguyên, nhiên vật liệu.
6
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Thái Hoà đi Tân
2010 2013 19.124 20.909
- Công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ;
(Nguồn: Ban quản lý dự án thủy lợi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa)
Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá
thay đổi, biến động giá nguyên, nhiên vật liệu.
7
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông Thiệu Long – Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
2009 2013 14.565 18.162
- Kéo dài thời gian nghiệm thu để được bù trượt giá vật liệu;
- Chế độ chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá nguyên, nhiên vật liệu.
8
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn từ thị trấn Triệu Sơn đi Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá
2010 2013 129.834 153.391
- Do nhà thầu thiết kếkhông đảm bảo năng lực kéo dài thời gian trình hồ sơ thiết kế để phê duyệt, dẫn đến phải thay đổi nhà thầu thiết kế khác làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công toàn dự án;
- Chế độ chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá nguyên, nhiên vật liệu.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT
Trước đây, khi nói đến dựán đầu tư xây dựng, người ta thường quan tâm và đặt vấn đề quản lý, sử dụng nguồn vốn và tiến độ thi công lên hàng đầu sau đó mới đến quản lý chất lượng công trình. Tuy nhiên, khi Luật Xây dựng được ban hành đã có sựthay đổi lớn, công tác quản lý chất lượng đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong quản lý đầu tư xây dựng công trình.
2.3.1. Những kết quả đạt được
Những năm gần đây, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được triển khai ngày một nhiều, sốlượng các dựán đầu tư công trình ở mọi quy mô ngày một tăng. Hàng năm có nhiều dự án đầu tư XDCT được triển khai. Các dự án đầu tư xây dựng do Ban quản lý đầu tư đều hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ. Các hạng mục công trình được đưa vào sử dụng trong thời gian qua đều đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, quy mô, công suất, công năng sử dụng theo thiết kế, đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn trong vận hành và đã phát huy được hiệu quả. Trình độ quản lý của Ban cũng như trình độ chuyên môn của các nhà thầu trong thiết kếvà thi công được nâng lên một bước đáng kể.
Hồ sơ mời thầu được ban hành theo mẫu, trong đó Ban đã nêu rõ các tiêu chuẩn áp dụng, yêu cầu cam kết huy động đầy đủ thiết bị, vật tư, nhân sự phải đáp ứng về số lượng, trình độ năng lực, kinh nghiệm. Đây là những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng công trình trong quá trình nhà thầu thi công. Công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện các hạng mục như: khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm định chất lượng và chứng nhận sự phù hợp của công trình đã tuân thủ các quy định. Ở mỗi khâu, mỗi giai đoạn của dựán Ban đều cử cán bộ theo dõi giám sát công trình thường xuyên kiểm tra đối chiếu các đề xuất kỹ thuật trong hồsơ dự thầu với quá trình triển khai, về biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công, kiểm tra sự phù hợp về huy động nhân sự, máy móc giữa thực tế hiện trường và với hồsơ dự thầu, lập biểu mẫu cho công tác hiện trường, nhật kí thi công, định kì hàng tháng họp giao ban và giải quyết những vướng mắc nảy sinh về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ của công trình.
Đặc biệt đối với công tác quản lý chất lượng vật liệu trong thi công cũng được Ban chú trọng giám sát, từ khi đưa vật liệu vào công trình nhà thầu phải cung cấp cho Ban: xuất xứ, chứng chỉ, chứng nhận chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Bên cạnh đó, chất lượng không chỉ được quan tâm ở giai đoạn thiết kế, thi công mà ở giai đoạn bảo hành, bảo trì Ban tăng cường công tác kiểm tra tình trạng công trình, phát hiện kịp thời hư hỏng để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, thay thếvà tổ chức giám sát, nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa.
Thực tế phần lớn các dự án đầu tư xây dựng đều đảm bảo độ an toàn, công năng sở dụng, yêu cầu thiết kế và hiện tại đang phát huy tốt vai trò về chất lượng