Hoàn thiện công tác lập kế hoạch quản lý chất lượng của dự án theo các

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án thủy lợi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá (Trang 84 - 92)

giai đoạn đầu tư

Trong những năm gần đây, chất lượng các dự án đầu tư XDCT trên địa bàn Tỉnh đã có nhiều cải thiện. Tuy vậy, cũng cần nhìn nhận, vẫn còn một số dự án có chất lượng chưa bảo đảm, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Do vậy, để tạo ra sản phẩm xây dựng hoàn hảo đòi hỏi Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá phải có một hệ thống quản lý chất lượng kiểm soát chặt chẽ tại mỗi công đoạn, mỗi khâu thực hiện của dự án.

3.3.2.1. Tăng cường quản lý chất lượng trong giai đoạn lập dự án

Chất lượng dự án đầu tư xây dựng được hình thành ngay từ công tác khảo sát thiết kế, tuy nhiên hầu hết các dự án, việc thành lập ban quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án chỉ tiến hành ở cuối giai đoạn chuẩn bị đầu tư hoặc đầu giai đoạn thực hiện đầu tư dẫn đến không kiểm soát được chất lượng khảo sát thiết kế. Do vậy

Ban cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ngay từ thời kỳ đầu của giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Sau khi có chủ trương đầu tư, Ban cần thành lập bộ phận chuẩn bị đầu tư cho dự án. Trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận này và phân công công việc cụ thể của từng cá nhân tham gia, đồng thời công bố thông tin cho các chủ thể liên quan được biết. Từ đó tạo sự chủ động trong việc triển khai chuẩn bị đầu tư dự án, tránh tình trạng công việc phát sinh đến đâu mới tìm người giải quyết đến đó, hoặc tình trạng phân công công việc không rõ ràng, thiếu minh bạch, chồng chéo, trùng lặp; hạn chế kiêm nhiệm và kiểm soát tốt công việc để tránh quá tải. Bộ phận chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm xây dựng đề cương nhiệm vụ công tác khảo sát thiết kế phục vụ việc lập dự án, không ỷ lại cho đơn vị tư vấn thiết kế. Thực hiện việc kiểm soát xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô đầu tư của dự án phù hợp về kinh tế và kỹ thuật, phù hợp theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, định hướng phát triển của địa phương nơi xây dựng. Điều này đòi hỏi Ban cần bố trí cán bộ chuyên trách phù hợp, có tầm nhìn chiến lược và hiểu biết về quản lý, đầu tư dự án; hiểu biết về đặc điểm tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn), tình hình dân sinh, dân trí, xã hội nơi dự kiến xây dựng và các khu vực có liên quan.

Đối với các dự án thủy lợi có quy mô vừa, dự án có kỹ thuật phức tạp Ban nên thuê tư vấn lập nhiệm vụ cho dự án, đồng thời kiểm soát việc lập nhiệm vụ dự án đúng với chủ trương đầu tư, bám sát theo định hướng, kế hoạch phát triển của ngành thủy lợi và các ngành cóliên quan. Ban nên lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án có kinh nghiệm, hoạt động lâu năm trên địa bàn, am hiểu đặc điểm, tính chất công trình thủy lợi của địa phương; có văn phòng thường trực, trụ sở tại chỗ để thuận lợi, nhanh chóng trong việc giao dịch, trao đổi, xử lý thông tin.

Trong quá trình lập dự án, Ban cần có quy định chế độ báo cáo định kỳ và thực hiện kiểm tra, rà soát năng lực hoạt động của các tổ chức tư vấn, tránh tình trạng sử dụng nhà thầu là “sân sau” dẫn đến việc kiểm soát chất lượng lỏng lẻo. Đối với các tổ chức tư vấn, cần có chính sách và cơ chế thoả đáng tạo cho họ có điều kiện trau chuốt sản phẩm của mình, vì trong giai đoạn này, tư vấn sẽ đưa ra nhiều

phương án để chủđầu tư lựa chọn một phương án tối ưu cả về kinh tế và kỹ thuật. Đồng thời, Ban phải thường xuyên cập nhật và áp dụng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành; phối hợp với tư vấn tham gia điều chỉnh và xử lý kịp thời những bất cập nhằm đảm bảo dự án đạt chất lượng, tiến độ, hiệu quả và có tính khả thi cao, tạo thuận lợi cho giai đoạn thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó, công tác thẩm định dự án đầu tư cần chặt chẽ, báo cáo đầu tư đầy đủ thông tin, đảm bảo tính chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự toán. Hạn chế tình trạng bị coi là một hoạt động mang tính thủ tục như hiện nay.

Riêng đối với công tác khảo sát, Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá phải thực hiện giám sát thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc, trường hợp không có đủ điều kiện năng lực thì Ban phải thuê tư vấn giám sát công tác khảo sát xây dựng. Ngoài ra, Ban cần lập kế hoạch tổ chức tuyển chọn, kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây dựng so với hồ sơ dự thầu. Cương quyết chỉ lựa chọn đơn vị thực hiện công tác khảo sát đủ năng lực, nhân sự và máy móc thiết bị. Thực hiện và tuân thủ đúng theo các quy trình, quy phạm, quy định trong các văn bản hiện hành của nhà nước về công tác khảo sát xây dựng công trình.Bên cạnh đó, cán bộ giám sát phải có năng lực, trách nhiệm và phẩm chất theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra phải được ghi chép vào nhật kí khảo sát xây dựng và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền. Khi nghiệm thu kết quả khảo sát phải thực hiện đối chiếu sự hợp lý của hồ sơ khảo sát, nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt, tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng và số liệu khảo sát ngoài thực tế hiện trường.

3.3.2.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế

Chất lượng các các sản phẩm tư vấn là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện cho Ban thực hiện quản lý dự án và phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, kỹ sư tư vấn. Do đó, cần chú trọng nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, không sử dụng những tư vấn kém chất lượng thể hiện qua những sản phẩm mà họ đã thực hiện.

Các giải pháp kỹ thuật công trình đề xuất để đầu tư xây dựng đảm bảo phù hợp với thực tế hiện trạng của dự án, tuân thủ quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, xây dựng hiện hành. Giải pháp kỹ thuật, quy mô, công nghệ của dự án phải là sản phẩm do tư vấn nghiên cứu đề xuất thông qua việc tính toán trên cơ sở lý luận khoa học, do vậy mọi ý kiến tham gia của Ban chỉ mang tính chất định hướng không được coi là nội dung bắt buộc tư vấn phải thực hiện theo. Mặt khác cũng cần thực hiện nghiêm túc công tác giám sát tác giả của tư vấn để kịp thời phát hiện những tồn tại của thiết kế còn mắc phải cần thiết phải điều chỉnh, kiểm tra kết quả thực hiện của nhà thầu xây lắp so với sản phẩm tư vấn đã tạo ra và có những chỉ dẫn kịp thời những điểm chưa rõ trong hồ sơ thiết kế khi triển khai thực hiện xây dựng.

Để đảm bảo chất lượng và tiến độ hồ sơ, cần thiết phải tổ chức giao ban với đơn vị tư vấn, đồng thời cử cán bộ, chuyên viên trực tiếp qua trụ sở các đơn vị tư vấn phối hợp nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý. Đối với những dự án yêu cầu gấp về tiến độ, tổ chức giao ban định kỳ hàng tuần với tư vấn. Đưa các điều khoảncụ thể vào hợp đồng để yêu cầu tư vấn phải bố trí đủ các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực hiện thiết kế. Có các chế tài cụ thể để xử phạt những hồ sơ thiết kế không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, đổi mới cách xác định chi phí tư vấn, thiết kế theo hướng không xác định theo tỷ lệ dự toán công trình để tránh việc nhà thiết kế nâng giá công trình quá mức cần thiết để được thiết kế nhiều và giảm trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, gây lãng phí vốn đầu tư và những vấn đề tiêu cực khác.

Để tập trung vào công tác quản lý dự án, Ban có thể kí hợp đồng với tổ chức có chức năng thẩm định thiết kế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nhận xét về thiết kế dự toán mà mình đã thẩm định, Ban chỉ thực hiện chức năng quản lý công tác thẩm định. Đơn vị thẩm tra được chọn phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, tư cách và uy tín trong lĩnh vực tư vấn. Bên cạnh đó đẩy mạnh việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan thẩm định, Ban cần có cơ chế cụ thể về đãi ngộ và xử lý sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ.

3.3.2.3. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công đúng tiến độ

Với những dự án công tác giải phóng mặt bằng được triển khai nhanh thì việc tổ chức thi công sẽ khoa học, hợp lý hơn, dây chuyền thi công liên tục không bị gián đoạn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dự án. Xác định đâylà nhiệm vụ trọng tâm của Ban trong công tác quản lý vì vậy để công tác đền bù, GPMB đạt kết quả, góp phần bảo đảm tiến độ và chất lượng thực hiện các dự án xây dựng cần tập trung thực hiện một số biện pháp như sau:

- Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá trong từng dự án luôn phải cử cán bộ chuyên viên chuyên trách, thường trực phối hợp với chính quyền, Ban GPMB của địa phương tham gia hỗ trợ công tác nghiệp vụ, chuyên môn;

- Với những vị trí có tính chất xử lý kỹ thuật phức tạp, thời gian thi công phải kéo dài như xử lý nền đất yếu, các công trình như cầu, cống, các vị trí tường chắn… ưu tiên tập trung GPMB để bàngiao mặt bằng sớm cho nhà thầu;

- Cần thực hiện tốt chính sách đền bù, GPMB theo quy định của Nhà nước, bảo đảmnguyên tắc chung là: tính đúng, tính đủ, công khai và minh bạch. Chuẩn bị tốt địa điểm tái định cư và thông báo trước đủ thời gian để nhân dân kịp chuẩn bị di chuyển, sớm ổn định cuộc sống nơi ở mới;

- Để đẩy nhanh hơn nữa công tác GPMB, Ban cần tham gia cùng chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến chính sách, vận động nhân dân ủng hộ công tác GPMB.

3.3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu có năng lực

Có thể khẳng định chất lượng dự án đầu tư XDCT được bảo đảm là do sự tổ chức thực hiện tuân thủ quy trình thi công của các nhà thầu xây dựng, lắp đặt thiết bị và sự giám sát chặt chẽ của tư vấn giám sát và Ban. Trong đó, năng lực nhà thầu là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng dự án đầu tư xây dựng, do vậy cần nâng cao, đổi mới công tác đấu thầu, chọn thầu và giám sát chế tài các nhà thầu.

Theo tác giả, Ban chỉ nên áp dụng hình thức đầu thầu rộng rãi trong lựa chọn nhà thầu (hình thức chỉ định thầu chỉ áp dụng trong tình huống khẩn cấp cần khắc phục ngay). Ban cần ưu tiên lựa chọn nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất (tương tự

đấu thầu tư vấn), thay cho trúng thầu khi có giá thầu thấp nhất và chỉ cần vừa đủ điểm kỹ thuật như hiện nay, vì kỹ thuật, chất lượng trong thi công các công trình thủy lợi phải được hết sức coi trọng. Bên cạnh đó, Ban phải kiểm tra thực tế năng lực máy móc thiết bị, nhân lực và tài chính của nhà thầu, chứ không chỉ kiểm tra trên hồ sơ, đồng thời kết hợp nhiều kênh thông tin đểxác định chính xác điều kiện, năng lực của nhà thầu. Nhờ vậy có thể lựa chọn được nhà thầu thực sựcó năng lực, và để có thể thắng thầu thì ngay trong hồsơ dự thầu nhà thầu đã phải đã phải quan tâm đề xuất rất chi tiết các nội dung: giải pháp kỹ thuật thi công, đặc biệt là công tác quản lý chất lượng hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu, tiến độ thi công, an toàn lao động, vệsinh môi trường, huy động máy móc thiết bị phục vụ thi công đảm bảo, chủ động, kế hoạch cung cấp vật tư, bố trí nhân sự, kế hoạch huy động nguồn lực tài chính tường minh, khả thi,... Trên cơ sở các cam kết của nhà thầu trong hồsơ dự thầu khi triển khai thi công xây dựng sẽ có được điều kiện rất thuận lợi để giám sát quản lý chất lượng dự án đầu tư XDCT. Kiên quyết từ chối, loại các nhà thầu nếu phát hiện vi phạm các điều khoản của hợp đồng và năng lực không đảm bảo như cam kết.

Đối với dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, Ban cần thuê tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện các dịch vụ từ chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu (lựa chọn cuối cùng là quyền của Ban nhưng không thểchọn nhà thầu ngoài danh sách đề nghị của tư vấn đấu thầu). Họ không chỉ chấm thầu trên cơ sở “bài thi” mà còn phải thẩm tra thực tế năng lực của các nhà thầu. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp phải có tư cánh pháp nhân, có năng lực, có kinh nghiệm tham gia thực hiện công việc, tổ chức tư vấn làm việc độc lập và chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm tư vấn của mình. Muốn vậy, trước hết cần phải thực hiện nghiêm cơ chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, đồng thời có các chế tài thưởng, phạt rõ ràng và phải thật nặng đối với các tổ chức tư vấn để vừa nâng cao trách nhiệm vừa có tác dụng răn đe, buộc các tổ chức tư vấn thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình một cách nghiêm minh, đúng trình tự và đảm bảo chất lượng.

Mặt khác, việc phân chia dự án thành các gói thầu phải được xác định khi thiết kế được phê duyệt để vừa đảm bảo phân chia phù hợp yêu cầu, quy trình thi công phù hợp khả năng cấp vốn đồng thời đảm bảo việc thực hiện gói thầu có tính khả thi. Tránh tình trạng phân chia nhỏ gói thầu theo kế hoạch phân bổ vốnđể được chỉ định thầu gây rất nhiều tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý.

3.3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công và kiểm định chất lượng công trình

Quản lý chất lượng xây dựng trong quá trình thi công đang được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý dự án và là khâu quan trọng quyết định chất lượng của công trình xây dựng. Nâng cao chất lượng trong quá trình thi công ngoài việc kiểm soát tuân thủ yêu cầu kỹ thuật của nhà thầu xây dựng, thì Ban cần xác định trách nhiệm kiểm soát toàn diện của Ban và tư vấn giám sát. Các hoạt động quản lý chất lượng cần phải được quan tâm ngay từ đầu để tránh xảy ra các vấn đề liên quan đến chất lượng mới tìm cách xử lý khắc phục. Phải thực hiện tốt và đúng quy định những việc như: kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng; kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng; kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế; kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, đặc biệt là những thời đoạn thi công có tính chất bước ngoặt, mang tính mấu chốt ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Đổi mới cơ chế quản lý chất lượng công trình theo hướng gắn chặt trách nhiệm của người tư vấn giám sát thi công. Xác lập rõ mối quan hệ giữa Ban và tư

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án thủy lợi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá (Trang 84 - 92)