Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án thủy lợi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá (Trang 72)

Những năm gần đây, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được triển khai ngày một nhiều, số lượng các dự án ở mọi quy mô ngày một tăng. Hàng năm có nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình được triển khai. Hầu hết các công trình, hạng mục công trình được đưa vào sử dụng trong thời gianqua đều đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, quy mô, công suất, công năng sử dụng theo thiết kế, đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn trong vận hành và đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những bước phát triển trên, trong hoạt động xây dựng vẫn còn vấn đề về chất lượng đáng để chúng ta quan tâm, còn tồn tại một số bất cập trong công tác quản lý chất lượng ở các giai đoạn đầu tư, khiến cho chất lượng dự án bị giảm sútnhư sau:

- Mô hình tổ chức quản lý chưa năng động, tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý và sự phối hợp làm việc của các cán bộ trong Ban chưa được chặt chẽ dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Quy chế hoạt động chưa hoàn thiện, có hiện tượng cán bộ xấu lợi dụng sơ hở này để móc nối với các nhà thầu kiếm lợi;

- Công tác lập kế hoạch quản lý chất lượng của dự án chưa được quan tâm đúng mức, chưa đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và dựa trên định hướng phát triển lâu

dài của đất nước. Kế hoạch quản lý, đánh giá chất lượng trong các giai đoạn đầu tư còn mang tính thủ tục, sơ xài, không rõ ràng dẫn đến nh sai sót trong quá trình thực hiện và tạo kẽ hở cho các thành phần lợi dụng;

- Năng lực của cán bộ tham giam gia quản lý dự án còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Chưa có chính sách quản trị nguồn nhân lực trong quản lý dự án. Chính sách phát triển lâu dài mang tính bền vững chưa được đề cập. Hiện nay đa số cán bộ Ban có năng lực và kinh nghiệm đã lớn tuổi sắp về hưu, trong khi các cán bộ mới còn trẻ thiếu kinh nghiệm thực tế;chưa đủ nănglực quản lý các dự án phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dự án;

- Cơ sở vật chất của Ban quản lý dự án không đáp ứng được nhu cầu cho công tác quản lý; trang thiết bị còn nghèo nàn (máy tính, máy in, máy chiếu đã cũ), phần đông cán bộ chưa được trang bị đầy đủ máy tính riêng hay máy ảnh để sử dụng trong giám sát quá trình khảo sát thi công; thiếu phương tiện đi lại cho cán bộ tới hiện trường... Bên cạnh đó, việc áp dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý dự án chưa được quan tâm đúng mức, Ban chưa trang bị các phần mềm như: về công tác quản lý, tính toán dự toán, tính toán kết cấu để có điều kiện kiểm tra kế quả của tư vấn.

- Còn một số tồn tại trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Nhiều văn bản hành chính chưa đảm bảo tính khả thi, thiếu đồng bộ, ban hành chưa kịp thời, có nội dung chưa nhất quán; thiếu cụ thể và chi tiết, có biên độ vận dụng lớn gây khó khăn khi vận dụng. Mặt khác, việc điều chỉnh sửa đổi các văn bản nhiều lần trong thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, trong khi đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng là có thời gian thực hiện dài, giá trị lớn trong khi tính ổn định của các văn bản hướng dẫn thực hiện thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư;

- Mối liên hệ với cộng đồng của các dự án còn rất hạn chế, thông tin về dự án còn chưa đến với cộng đồng được hưởng lợi cũng như bị ảnh hưởng để nhận về và xử lý các phản hồi. Nếu làm tốt vấn đề này có thể sẽ tăng cường sự đồng thuận của dân chúng cũng như sẽ tạo được kênh cho sựgiám sát của cộng đồng.

Những thiếu sót trên cần phải được quan tâm xem xét, uốn nắn và quản lý chặt chẽ hơn để trong tương lai chúng ta thực hiện được những dự án không còn tình trạng bị lãng phí về kinhphí đầu tư, tránh được sự cố công trình, tăng đượctuổi thọ công trình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong thời gian vừa qua, Ban đã thu được những thành công nhất định trong việc quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình, nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, tồn tại hạn chế trong việc quản lý chất lượng tại một vài dự án. Việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa, chất lượng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn là một đòi hỏi mang tính hết sức cấp thiết.

Để tiếp tục thực hiện được những dự án đầu tư xây dựng có hiệu quả cao cần phải làm tốt công tác quản lý chất lượng trong từng giai đoạn của dự án, cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, phải tạo được “Cơ chế trách nhiệm” đối từng chủ thể, đông thời nâng cao trình độ tổ chức và quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình.

Dựa trên hiện trạng của công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công tại Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá trong thời gian qua và việc phân tích đánh giá một cách khách quan. Trong Chương 3 Luận văn tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng côn trình thuỷ lợi tại Ban QLDA thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CẤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT TẠI BAN QLDA THUỶ LỢI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH THANH HOÁ 3.1. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT TRONG THỜI GIAN TỚI

Từ khi Đảng, Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, ngành xây dựng đã có nhiều cơ hội để phát triển, các lực lượng quản lý và các đơn vị trực tiếp tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, làm chủ được công nghệ thiết kế, công nghệ thi công, xây dựng được những công trình quy mô lớn, phức tạp mà hầu hết trước đây phải thuê các tổ chức chuyên gia nước ngoài. Luận văn sẽ phân tích, xem xét các mặt thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư XDCT của Ban QLDA thuỷ lợi trong thời gian tới đây.

3.1.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hoá, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hoá, của các cấp, ngành, các địa phương có công trình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đơn vị thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ;

- Cấp uỷ, lãnh đạo Ban có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, phối hợp chặt chẽ trong điều hành công tác chuyên môn;

- Ban có đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

- Hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng đến nay đã cơ bản hoàn thiện, đầy đủ để tổ chức quản lý, kiểm soát xây dựng, đã tách bạch, phân định rõ trách nhiệm đối với việc đảm bảo chất lượng dự án giữa cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, Ban QLDA và các nhà thầu tham gia. Điều kiện năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; nội dung, trình tự, trong

công tác quản lý chất lượng cũng được quy định cụ thể, làm cơ sở cho công tác kiểm tra của cơ quan quản lý ở các cấp, tạo hành lang pháp lý tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng được hoàn thiện, tuy chưa thật hoàn chỉnh nhưng đã tạo nên khung pháp lý về quản lý chất lượng, giúp cho các chủ thể tham gia thực hiện công việc một cách khoa học và thống nhất góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng các dự án đầu tư xây dựng;

- Chính sách của nhà nước về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trong thời gian tới sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với thực tiễn, trong đó chú trọng mở rộng thu hút đầu tư xây dựng;

- Công tác thuỷ lợi được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, tháng 6/2013 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2055/QĐ-UBND phê duyệt dự án: Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Thanh Hoá là tỉnh đông dân thứ 3 cả nước, có lợi thế về lực lượng xây dựng đông đảo so với cáctỉnh bạn, từ đó tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng;

- Ứng dụng khoa học công nghệ thiết bị hiện đại, vật liệu mới có chất lượng cao đa dạng được áp dụng mạnh mẽ giúp nâng cao chất lượng dự án, giảm giá thành sản phẩm;

- Do tình hình khủng hoảng kinh tế thị trường, công việc ít, trong khi lực lượng xây dựng đông đảo, dẫn đến việc các nhà thầu phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh; - Với công tác thiết kế: Lực lượng này đang được Nhà nước chú ý đặc biệt đó có thể thể hiện bằng cơ chế khuyến khích, thi tuyển, hoặc bằng cách tăng định mức chi phí cho công tác lập dự án... Công tác thi tuyển phương án thiết kế cơ sở đã góp phần phát huy tính sáng tạo của các đơn vị tư vấn, cho phép chủ đầu tư lựa chọn phương án tối ưu về kinh tế và kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hiệu quả dự án cũng như chọn được tư vấn thiết kế có đủ năng lực trong quá trình thực hiện;

- Ngoài việc tự giám sát chất lượng công trình của Ban QLDA, của nhà thầu và tư vấn giám sát, ở hầu hết dự án còn có giám sát của nhân dân về chất lượng dự án

đầu tư xây dựng. Qua đó có thể thấy rõ là công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình được xã hội coi trọng, quan tâm và dần mang tính xã hội hóa.

3.1.2. Khó khăn

- Với xu thế tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, quỹ đất sản xuất nông nghiệp có giới hạn dẫn đến số lượng dự án/công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu nông nghiệp được đầu tư xây dựng mới sẽ có xu hướng giảm. Các công trình thủy lợi đầu tư xây dựng mới sẽ phải kết hợp đa mục tiêu: cấp nước, phát điện, phòng lũ, bảo vệ môi trường do vậy tính chất, yêu cầu kỹ thuật đối với các dự án/công trình trở nên phức tạp hơn, đa dạng hơn trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và khó lường như hiện nay;

- Hiện tình trạng thiếu việc làm và thu nhập cho người lao động của các doanh nghiệp xây lắp đang hiện hữu do vừa phải chịu ảnh hưởng từ việc cắt giảm đầu tư của Chính phủ vừa phải cạnh tranh gay gắt với các nhà thầu nước ngoài có tiềm lực tài chính, công nghệ cao hơn. Vì vậy việc duy trì đội ngũ công nhân lành nghề có chuyên môn cao hiện cũng đang là những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp;

- Vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng phải luôn gắn liền với đảm bảo an toàn thi công xây dựng. Nhưng ở nước ta hiện nay, chưa có sự quản lý thống nhất trong lĩnh vực an toàn thi công xây dựng. Do đó, khi công trình xảy ra sự cố liên quan đến an toàn trong thi công, chất lượng có vấn đề thì việc phân định trách nhiệm xử lý vụ việc đối với các bên liên quan không rõ ràng;

- Lực lượng quản lý xây dựng nói chung và quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng nói riêng ở địa phương còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu. Còn có sự chồng chéo và thiếu sự phối hợp trong thực hiện quản lý chất lượng giữa tổ chức thanh tra và Ban;

- Chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, phòng ngừa cao và chưa xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng nên chưa đảm bảo tính khả thi trong việc tuân thủ và đưa các quy định về quản lý chất lượng vào nề nếp. Đó chính là những vấn đề mà Luật Xây dựng và các

văn bản, nghị định ban hành kèm theo quy định chưa cụ thể hoặc chưa đáp ứng được;

- Với tốc độ tăng nhanh của vốn đầu tư xây dựng hàng năm, hàng vạn dự án vốn của Nhà nước, và của các thành phần kinh tế, của nhân dân được triển khai xây dựng, do vậy các đơn vị tư vấn lập dự án, giám sát, thiết kế tăng rất nhanh lên đến hàng nghìn đơn vị. Bên cạnh một số đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế truyền thống, lâu năm, có đủ năng lực, trình độ, uy tín, còn nhiều tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế năng lực còn hạn chế, thiếu hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;

- Công tác GPMB gặp nhiều khó khăn và chậm trễ do nhận thức của người dân còn kém.

3.2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Để có thể xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng thực sự hiệu quả cần phải xuất phát từ các quan điểm có tính chất nguyên tắc như sau:

3.2.1. Nguyên tắc tuân thủ hệ thống luật pháp

Khi đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng dựán đầu tư xây dựng cần phải xem xét các khía cạnh pháp luật như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, các văn bản luật có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, những quy định của ngành Nông nghiệp và PTNT, của địa phương,... Hệ thống chính sách pháp luật, quy định trong xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Hệ thống này có vai trò quyết định đường lối chiến lược của Quốc gia trong quy hoạch, phát triển ngành xây dựng, quản lý các tổ chức, các nhân tham gia trong hoạt động xây dựng, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong hoạt động xây dựng. Vì vậy, tuân thủ nguyên tắc các giải pháp này đáp ứng được các quy định và mục tiêu chung của quản lý nhà nước về xây dựng.

3.2.2. Nguyên tắc khoa học

Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng, phải dựa trên cơ sở lý luận về quản lý chất lượng các dự án đầu tư XDCT. Phương án đưa ra cần bảo đảm tính khoa học, chính xác, khách quan với quy trình phù hợp, có phân tích, tính toán đến các nguồn lực thực hiện tại Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá và xem xét các khía cạnh pháp luật như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, các văn bản luật có liên quan đến quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng của Nhà nước, những quy định của ngành Nông nghiệp và PTNT, của địa phương,... Đồng thời tránh việc tùy tiện, duy ý chí, chủ quan nóng vội không xem xét cân nhắc đến các yếu tố khách quan cản trở các biện pháp đổi mới với nhiều khó khăn và rủi ro tiềm ẩn.

3.2.3. Nguyên tắc xã hội hoá

Trước bối cảnh chuyển đổi cơ chế và đẩy mạnh việc phân cấp quản lý trong

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án thủy lợi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)