Quản lý chất lượng công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án thủy lợi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá (Trang 60 - 62)

Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được thực hiện tương đối tốt. Trong đó, công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện các hạng mục như: khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm định chất lượng và chứng nhận sự phù hợp của công trình tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quảđã đạt được, công tác lựa chọn các nhà thầu vẫn còn tồn tại các điểm hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và giá thành của công trình.

Công tác chuẩn bị HSMT và tiêu chuẩn đánh giá là bước quan trọng trong quá trình đấu thầu, song trong nhiều trường hợp do Ban chuẩn bị không tốt hoặc việc phê duyệt còn đơn giản nên đã có nhiều vướng mắc như: HSMT được chuẩn bị một cách chung chung, thiếu rõ ràng gây khó hiểu cho nhà thầu cũng như cho việc đánh giá; khối lượng mời thầu đưa ra sai lệch so với thiết kế; cũng như có trường hợp tiêu chuẩn đánh giá không đủ rõ, không phù hợp với HSMT. Chất lượng của HSMT và tiêu chuẩn đánh giá là những nguyên nhân cơ bản đã làm cho quy trình đánh giá HSDT kéo dài, thiếu cơ sở tin cậy để ra quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đồng thời gây ra những thắc mắc khiếu nại. Mặt khác, đa số các công trình chưa hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng nhưng đã đề nghị cho đấu thầu, khởi công, gây khó khăn cho các nhà thầu, tiến độ phải kéo dài.

Tuy chưa có những phát hiện về những tiêu cực cụ thể, nhưng về thực chất đang ngầmtồn tại nhiều dạng vi phạm quy chế đấu thầu trong quá trình tổ chức đấu thầu và

xét thầu. Thực tế hàng năm ít các gói thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi, chủ yếu tổ chức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu (việc chỉ định nhà thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công tại một dự án lớn như Dự án quản lý thiên tai WB5 với tổng mức đầu tư 317 tỷ đồng). Kể cả hai hình thức thầu hiện nay đều có nhiều hạn chế, còn chạy chọt, dựa vào các mối quan hệ xã hội để được chỉ định thầu, một số đơn vị được thầu công trình năng lực chuyên môn, khả năng thi công chưa đáp ứng yêu cầu do vậy khi thi công lại phải thuê đơn vị khác vào làm. Khi đấu thầu nhiều doanh nghiệp thường bỏ giá thấp (thấp hơn giá sàn) nhưng biện pháp thực hiện lại không bảo đảm, chỉ cốt sao được trúng thầu, khi thi công lại tìm cách thuyết minh, chống chế, tìm cách đẻ ra phát sinh để xin bổ sung phần thiếu hụt như thiết kế thiếu, thay đổi chủng loại vật tư, giá trị nhân công,… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình.

Ví dụ: Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Hoằng Tiến – Hoằng Thanh – Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá; nhà thầu thi công không đủ năng lực nên sau khi kí hợp đồng đã thuê nhà thầu phụ thi công. Việc này dẫn tới việc xuất hiện quá nhiều tầng nấc trung gian hưởng lợi quá nhiều, đơn vị trực tiếp thực hiện công trình nhận giá trị thấp hơn rất nhiều so với giá trị đấu thầu ban đầu. Hậu quả là chất lượng công trình có vấn đề, an toàn lao động bị bỏ ngỏ, biện pháp thi công không đáp ứng những đề xuất trong hồ sơ mời thầu,…

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý thông tin về số lượng, năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu để phục vụ cho việc lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực có đạo đức nghề nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng chưa hoàn chỉnh. Phương thức lựa chọn nhà thầu ở một số dự án căn cứ vào giá dự thầu thấp nhất mà chưa tính một cách đầy đủ đến yếu tố đảm bảo chất lượng và hiệu quả đầu tư của dự án. Trình độ chuyên môn của Ban còn hạn chế, đùn đẩy trách nhiệm cho tư vấn và cơ quan thẩm định, thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý thực hiện hợp đồng như: không kiểm tra, rà soát kỹ chất lượng của sản phẩm tư vấn trước khi trình duyệt; không thể hiện và bảo vệ quan điểm khi đánh giá xét thầu; quản lý hợp đồng còn tuỳ tiện và dễ dãi. Công tác báo cáo về đấu thầu còn yếu kém trong nhiều năm, chất lượng nội

dung báo cáo sơ sài, số liệu không đảm tính đầy đủ và trung thực, báo cáo không kịp thời hoặc không làm báo cáo.

Ví dụ: Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Thái Hoà đi Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá, nhà thầu muốn được trúng thầu nên bỏ giá thấp, hồ sơ dự thầu của một số gói thầu có nhiều sai sót, nhầm lẫn, sai số học đối với một số công tác; áp sai định mức, đơn giá, sai chủng loại vật liệu,… nhưng tổ chuyên gia đấu thầu không kiểm tra, phát hiện ra.Dẫn đếnkhi thi công, nhà thầu lại tìm cách thuyết minh, chống chế, tìm cách đẻ ra phát sinh, xin bù trượt giá để xin bổ sung phần thiếu hụt như thiết kế thiếu, thay đổi chủng loại vật tư, giá trị nhân công,… Tổng mức đầu tư bị đội giá thêm hơn 2 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án thủy lợi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)