Giới thiệu chung về Ban QLDA thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án thủy lợi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá (Trang 47)

và phát triển sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, tiêu thoát và chống lũ góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT THUỶ LỢI TẠI BAN QLDA THUỶ LỢI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTTỈNH THANH HOÁ

2.2.1. Giới thiệu chung về Ban QLDA thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá Thanh Hoá

2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban

Ban Quản lý dự án thuỷ lợi Thanh Hoá có trụ sở tại Số 06 - Đường Hạc Thành - TP Thanh Hoá - tỉnh Thanh Hoá; ĐT: 0373 859371; Fax: 0373 850690.

Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá, tiền thân là ban KTCB thuỷ lợi (trực thuộc Sở thuỷ lợi Thanh Hoá), được thành lập tại Quyết định 485/QĐ-UBTH ngày 29/05/1980 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, trên cơ sở sát nhập 3 ban KTCB:

- Ban kiến thiết trung tiểu thuỷ nông; - Ban kiến thiết sông Lý;

- Ban kiến thiết hồ Yên Mỹ, cống Lạch Bạng.

Ban KTCB thuỷ lợi có nhiệm vụ quản lý xây dựng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, từ năm 1992 đến 1993 Ban KTCB tạm ngừng hoạt động theo Quyết định số 134 TL/TH ngày 09/04/1992 của Giám đốc Sở thuỷ lợi.

Đến tháng 8/1993, Ban KTCB thuỷ lợi được thành lập trở lại và đổi tên thành Ban quản lý công trình thuỷ lợi theo Quyết định số 965 TC/UBTH ngày 02/08/1993 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Và đến tháng 11/1995 đổi thành Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá, tại Quyết định số 3243 TC/UBTH ngày 30/11/1995 của Chủ tịch UBND tỉnh để thực hiện quản lý các dự án thuỷ lợi trên địa bàn toàn tỉnh, theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án và thực hiện một số nhiệm vụ của chủ đầu tư giao.

Đến tháng 7/2005, Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá được kiện toàn tổ chức bộ máy và bổ sung chức năng nhiệm vụ theo Quyết định 1892/QĐ-CT ngày 13/07/2005 của Chủ tịch tỉnh.

Từ tháng 5/2007 đến nay, Ban được thành lập lại tại Quyết định 201/QĐ- NN&PTNT ngày 31/05/2007 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá. Kể từ khi được thành lập lại đến nay, được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá đã từng bước hoàn thiện và phát triển về mọi mặt, cả về số lượng, chất lượng của đội ngũ CBNV, năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật.

Từ khi mới thành lập Ban chỉ quản lý một vài công trình sửa chữa, nâng cấp với tổng mức đầu tư vài ba trăm triệu đến vài ba tỷ đến nay đã vươn lên quản lý nhiều dự án lớn nhóm B, A với tổng mức đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước. Nhiều công trình dự án lớn do Ban chuẩn bị đã tạo tiền đề quan trọng để khơi nguồn vốn đầu tư có hiệu quả như:

- Quản lý giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Hồ chứa nước Cửa Đạt (từ tháng 9/1997 – tháng 4/1998), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/11/1998;

- Dự án đường Mục Sơn – Cửa Đạt với chiều dài tuyến 16,7 km, kịp phục vụ khởi công xây dựng hồ Cửa Đạt vào tháng 2/2004;

- Dự án khắc phục hậu quả thiên tai năm 2000 vay vốn ngân hàng phát triển Châu Á (ADB);

- Dự án “Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005” vay vốn Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB);

- Dự án “Quản lý rủ ro thiên tai” vốn vay Ngân hàng thế giới (WB);

- Dự án “Thủy lợi miền Trung” – Tiểu dự án tưới huyện Thạch Thành vay vốn ADB;

- Dự án “Phát triển Nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung” tỉnh Thanh Hóa vốn ADB…

Tổng giá trị vay vốn ~100 triệu USD.

Các dự án do Ban quản lý về cơ bản đều hoàn thành bàn giao đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, thanh quyết toán kịp thời, đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ. Hiện nay các dự án đã và đang phát huy hiệu quả góp phần ổn định sản xuất, xóa đói giảm nghèo, phát triên kinh tế xã hội. Có nhiều công trình được Bộ Xây dựng tặng huy chương vàng chất lượng như: Trạm bơm Đồn Trang, TB Bến Mắm, TB Thiệu Thịnh, TB Yên Thôn. Nhiều dự án hoàn thành vượt tiến độ được nhà tài trợ và Bộ Nông nghiệp và PTNT xếp thứ nhất trong các tỉnh tham gia dự án như:

- Dự án “Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005” vay vốn Ngân hàng phát triên Châu Á (ADB);

- Dự án “Quản lý rủi ro thiên tai” vay vốn Ngân hàng thế giới (WB);

- Dự án “Thủy lợi miền Trung” – Tiểu dự án tưới huyện Thạch Thành vay vốn ADB.

Trong 20 năm xây dựng và phát triển, Ban QLDA thủy lợi Thanh Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều bằng khen và vinh dự được Chủ tịch nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam tặng huân chương lao động hạng 3 năm 2012.

Từ các thành tích trên, Ban QLDA thủy lợi đã xây dựng được thương hiệu trong quản lý các dự án đầu tư XDCT và là địa chỉ đáng tin cậy để các cấp quyết định đầu tư và nhà tài trợ tiếp tục giao quản lý các dự án mới trong năm 2013 và các năm tiếp theo đó là:

- Dự án Hợp phần kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã hạng mụckênh Thường Xuân có nhiệm vụ tưới cho 13.000 ha, tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng;

- Dự án phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã vay vốn ADB (ADB6), hạng mục kênh chính Nam có nhiệm vụ tưới cho 10.585 ha tổng mức đầu tư trên 800 tỷ đồng;

- Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới, hạng mục chính là nâng cấp hệ thống kênh trạm bơm Nam sông Mã có nhiệm vụ tưới cho 11525 ha đất canh tác của huyện Yên Định và Thiệu Hóa tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự án quản lý thiên tai trong đó hạng mục chính là Nâng cấp và xử lý các điểm trọng yếu đê tả sông Cầu Chày thuộc lưu vực sông Mã huyện Yên Định có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tài sản cho 130 ngàn người dân và 10 ngàn ha đất canh tác, tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng;

- Ngoài ra Ban đang được giao chuẩn bị đầu tư các dự án: Hệ thống tiêu thủy Thọ Xuân (150), nạo vét sống Lý (490), nạo vét sông Hoàng (1000); xử lý sạt lở bờ biển Sầm Sơn (600), đê hữu sông Cầu Chày (400), các tiểu dự án giai đoạn 2 của dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung (400) và tham gia dự án hệ thống thủy lợi sông Lèn (2000).

Được Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT quan tâm giao quản lý các dự án quan trọng vừa là cơ hội để Ban tiếp tục khẳng định năng lực, kinh nghiệm quản lý đồng thời cũng là thách thứcđòi hỏi mỗi CBNV phải cố gắng học tập, rèn luyện phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạncủa Ban

Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá là đơn vị sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật. Chi phí hoạt động của Ban được tính trong kinh phí đầu tư của từng dự án theo quy định hiện hành. Chức năng chủ yếu, xuyên suốt của Ban là quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng các công trình, dự án do Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý, đảm bảo hiệu quả thiết thực của

các dự án đầu tư xây dựng.

Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá có trách nhiệm quản lý thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bằng các nguồn vốn trong nước và nước ngoài do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư giao. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và quy định của pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm của Ban là:

- Tiếp nhận dự án đầu tư được duyệt, lập kế hoạch và tổ chức quản lý thực hiện kế hoạch theo phê duyệt của Bộ;

- Tổ chức đấu thầu tư vấn, ký hợp đồng, giám sát, nghiệm thu sản phẩm tư vấn, thẩm định dự án;

- Phối hợp với địa phương thực hiện các nhiệm vụ về giao nhận đất, xin cấp phép xây dựng,đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng;

- Tổ chức đấu thầu xây lắp, mua sắm, đàm phánký hợp đồng với các nhà thầu, thực hiện giám sát thi công;

- Nghiệm thu, thanh toán các sản phẩm xây lắp, mua sắm cho nhà thầu - Nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ban

Khi mới thành lập lại, Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá chỉ có 07 cán bộ nhân viên trong đó có 06 kỹ sư thuỷ lợi, đến nay đã có đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo 57 người, trong đó có 44 nam và 13 nữ, với03 cán bộ có trình độ trên đại học, đại học 46 người, cao đẳng và trung cấp 08 người. Cơ cấu nhân sự của Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá được xây dựng theo mô hình Ban QLDA hạng 2 theo quy định của Bộ Xây dựng. Bộ máy tổ chức của Ban gồm: Giám đốc và 03 phó giám đốc, thành lập 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ là: Phòng kinh tế tổng hợp, phòng Quản lý dự án 1, Quản lý dự án 2 và Quản lý dự án 3.

Giám đốc là người quản lý chung toàn bộ hoạt động của Ban, quy địnhnhiệm vụ cụ thể của từng phòng nghiệp vụ và phân công trách nhiệm cho các cá nhân; là người chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về mọi hoạt động chuyên môn của Ban. Các phó giám đốc là người giúp cho giám đốc điều hành Ban theo phân công và uỷ quyềncủa giám đốc, chịu trách nhiệmtrước giám đốc về các nhiệmvụ được phân công và giao quyền.Các bộ phận chức năng trong những lĩnh vực tài chính, kế toán, nhân sự, quản lý dự án,… không trực tiếp ra quyết định mà chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong việc ban hành và thực hiện các quy định thuộc phạm vi chuyên môn, chuyên ngành. Các phòng chuyên môn căncứ theo chức năng nhiệm vụ được giao giúp các phó giám đốc hoàn thành nhiệm vụ, trựctiếp tham gia vào các dự án của Ban.

Với số lượng dự án nhiều và tổng mức đầu tư lớn, Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá đã quản lý dự án theo hình thức ban quản lý dự án kiêm nhiệm. Ban điều động những cán bộ chuyên môn thuộc các phòng ban trong đơn vị vào ban quản lý dự án. Các cán bộ này ngoài nhiệm vụ tại ban quản lý vẫn phải đảm trách công việc đã được phân công tại đơn vị. Với mô hình này, Ban có thể trao quyền cho chủ nhiệm dự án quản lý, thực hiện dự án theo tiến độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, trong phạm vi chi phí được duyệt ra. Ngoài ra, với số lượng cán bộ quản lý có hạn, trong mô hình này một người có thể tham gia cùng lúc nhiều dự án khác nhau, do vậy nguồn nhân lực được phân phối một cách hợp lý và tiết kiệm. Tuy nhiên, sẽ không tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, do cơ cấu này sẽ giải thể khi kết thúc dự án, các cán bộ chuyên môn – thành viên của ban quản lý dự án thể trở về tiếp tục công việc tại các phòng chức năng của mình.

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá 2.2.2. Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn lập dự án

Trong những năm qua, Ban QLDA thuỷ lợi Thanh Hoá đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác quản lý dự án. Ban đã xây dựng được bộ máy đầy đủ các phòng ban chức năng có năng lực, có chuyên môn đồng thời từng bước hoàn thiện mô hình hoạt động. Chất lượng các dự án Ban được giao quản lý ngày càng được nâng cao rõ rệt, nhiều dự án sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đã được đánh giá cao về chất lượng. Bên cạnh những thành tích đã đạt được nêu trên, thực tế trong công tác quản lý vẫn còn một số tồn tại, đặc biệt là trong công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình cần sự thay đổi quyết liệt hơn nữa của Ban trong thời gian tới, cụ thể như sau:

2.2.2.1. Chủ trương đầu tư

Trong công tác lập chủ trương đầu tư, đây là vấn đề quyết định đến toàn bộ dự án, chủ trương đầu tư đúng sẽ mang lại hiệu quả cao, chất lượng công trình tốt, chủ trương đầu tư sai sẽ gây lãng phí tốn kém không bảo đảm chất lượng, hậu quả kéo dài. Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian qua, có một số dự án, công tác lập chủ trương đầu tư chỉ mang tính hình thức, việc quản lý chất lượng trong công tác lập dự án đầu tư XDCT ít được quan tâm và chỉ xem như thủ tục hành chính, hoặc để

chạy vốn, tạo việc làm. Chất lượng lập dự án đầu tư nhìn chung còn thấp, ở một số dự án, công tác nghiên cứu lập đề cương nhiệm vụ khảo sát chưa tốt, chưa tính toán đầy đủ điều kiện xây dựng công trình, quyết định đầu tư sai mục đích, quy hoạch xây dựng chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, không tính toán đầy đủ yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm nhất là những công trình sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, không ít công trình xây dựng còn sai lầm về chủ trương đầu tư.

Thông thường các dự án Ban tiến hành quản lý là các dự án lớn, do đó khối lượng công việc nhiều, kỹ thuật phức tạp, nên không phải đơn vị tư vấn nào cũng có thể dễ dàng đáp ứng được yêu cầu công việc. Hiện nay vẫn diễn ra tình trạng thiếu các tư vấn chất lượng cao ở tầm vĩ mô trong việc đề xuất các chủ trương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ hợp lý, khả thi. Trong nhiều trường hợp đã để xảy ra các sai sót, phải điều chỉnh cả giải pháp công trình trong quá trình thực hiện gây tốn kém, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Ngoài ra, do muốn sớm có được công trình, Ban yêu cầu tư vấn lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư trong thời gian ngắn hay trên cơ sở tài liệu chưa thật đẩy đủ đem trình duyệt. Như vậy thiếu tính độc lập và khách quan dẫn đến các khiếm khuyết trong quá trình lập dự án đầu tư, như trong việc lựa chọn địa điểm XDCT, lựa chọn công nghệ sản xuất. Trong nhiều trường hợp, Ban còn áp đặt ý tưởng của mình vào trong thiết kế đặc biệt là thiết kế kiến trúc nếu chưa tôn trọng ý kiến chuyên môn, sẽ dẫn tới sản phẩm thiết kế có nhiều khiếm khuyết, không đồng bộ hoặc không hài hoà.

Có thể thấy rằng, giai đoạn lập dự án có vai trò quyết định chất lượng sản phẩm, chủ yếu là công tác lập chủ trương đầu tư và chất lượng tư vấn. Ban phải thường xuyên cập nhật và áp dụng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án thủy lợi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá (Trang 47)