Nhau của các Activity theo kiểu thích ứng ngữ cảnh Khi liên kết vớ i m ộ t

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển một hệ thống hỗ trợ e- learning dựa trên chuẩn scorm và áp dụng cụ thể vào việc học và thi môn lịch sử đảng và tin học đại cương (Trang 34)

- Môi trường thực thi (RunTime Environment): lấy nội dung như thế

nhau của các Activity theo kiểu thích ứng ngữ cảnh Khi liên kết vớ i m ộ t

Item, định nghĩa Activity Meta-data của SCORM phải được sử dụng. • Resource (Tài nguyên): Meta-data ở mức tài nguyên mô tả một

nguồn SCO hoặc nguồn Asset theo kiểu thích ững ngữ cảnh. Meta-data này được phân định bởi các định nghĩa của SCORM về SCO Meta-data

hoặc Asset Meta-data (được xác định bởi loại tài nguyên – thuộc tính

adlcp:scormType).

File (Tệp): Meta-data ở mức tệp mô tả một Asset theo kiểu thích ứng ngữ cảnh. Meta-data loại này được phân định bởi định nghĩa Asset Meta-data của SCORM.

Đóng gói nội dung – Content Packaging.

Tổng quan.

Sau khi các nội dung đã được thiết kế và xây dựng, cần tạo cho chúng khả

năng sử dụng được bởi học viên, các công cụ tác giả, kho chứa hoặc các Hệ quản trị LMS. Tiêu chuẩn đóng gói nội dung IMS chuẩn hoá việc xây dựng và trao đổi nội dung học tập, nó cung cấp một định dạng “vào / ra” (“input / output”) chung được hỗ trợ bởi mọi hệ thống.

Mục đích của gói nội dung là cung cấp một phương thức chuẩn hoá việc trao đổi một hoặc một nhóm nội đối tượng dung giữa các LMS khác nhau, các công cụ phát triển và các kho chứa nội dung. Gói nội dung cũng cung cấp một vùng để mô tả cấu trúc (hay tổ chức) và hoạt động định trước của một nhóm các nội dung học tập.

Các gói nội dung SCORM áp dụng hoàn toàn chuẩn đóng gói IMS ngoài ra còn cung cấp các yêu cầu rõ ràng và hướng dẫn áp dụng cho việc đóng gói các Asset, SCO và tổ chức nội dung (Content Organization).

Các thành phần của gói nội dung

Một gói nội dung bao gồm hai thành phần chính:

• Một tài liệu XML đặc biệt mô tả cấu trúc nội dung và các tài nguyên tương ứng của gói đó – gọi là manifest file (bản kê) (imsmanifest.xml). Một manifest – bản kê – phải có mặt trong phần

đầu của gói nội dung.

• Các file vật lý tạo nên nội dung của gói.

Gói: Một gói đại diện cho một đơn vị học tập, đó có thể là một phần của một khoá học có khả năng phân phát độc lập, như một bài học hoàn chỉnh hay một tập hợp các bài học. Khi một gói đến được đích, gói đó phải có khả năng tự cho phép nó phân tách ra hoặc tập hợp lại. Một gói phải có khả năng tồn tại độc lập, nghĩa là nó phải mang đủ thông tin cần thiết để

---

Hình 10. Mô hình gói nội dung lý thuyết

Manifest: Manifest là một tài liệu XML chứa một cấu trúc các kê khai về nội dung của một gói. Nếu một gói nội dung được dự kiến chuyển đến một người dùng cuối, thì bản manifest cũng chứa nội dung về cách tổ chức nội dung.

Phạm vi của manifest có thể thay đổi. Nó có thể mô tả một học phần nào

đó có khả năng tồn tại độc lập bên ngoài ngữ cảnh của cả khoá học (như

một “đối tượng giảng dạy”), hoặc mô tả một khoá học trọn vẹn, một tập hợp các bài học, hay chỉ là một nhóm nội dung được chuyển từ một hệ

thống này đến một hệ thống khác. Khi đóng gói một tập các khoá học, gói nội dung đó phải được phân tách ra khi hệ thống LMS hoạt động để cung cấp cho học viên. Việc phân tách gói nằm ngoài phạm vi của SCORM. Hiện không có một thoả thuận hay tiêu chuẩn nào về cách xuất bản một gói rất lớn hay rất phức tạp trong một LMS thực, vì lý do các hệ thống LMS và các kho chứa khác nhau sử dụng các phương pháp miêu tả hay lưu trữ nội dung học tập khác nhau để phân phát đến học viên.

Quy ước chung là một gói luôn luôn chứa một Manifest mức trên cùng mô tả về gói. Manifest mức trên này có thể chứa một hoặc nhiều Manifest con, một Manifest con mô tả nội dung trong phạm vi Manifest đó, như một “bài học”, “đối tượng giảng dạy”,…

File trao đổi gói (Package Interchange File – PIF): File trao đổi gói PIF là sự gắn kết các thành phần của gói nội dung dưới dạng một tệp lưu trữ được nén. PIF chứa file imsmanifest.xml, tất cả các file điều khiển và

--- tham chiếu tài nguyên trong gói nội dung. SCORM khuyến cáo rằng các gói

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển một hệ thống hỗ trợ e- learning dựa trên chuẩn scorm và áp dụng cụ thể vào việc học và thi môn lịch sử đảng và tin học đại cương (Trang 34)