- Môi trường thực thi (RunTime Environment): lấy nội dung như thế
4. Giáo trình môn tin học đại cương và môn lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.
Nhóm đề tài thực hiện công việc khảo sát, nghiên cứu các chuẩn giao tiếp, các hệ thống e-learning và xây dựng hệ thống e-Learning trên chuẩn SCORM dựa trên phần mềm nguồn mở Moodle. Nhóm đề tài cũng kết hợp với giảng viên các trường Đại học Công Nghiệp, Đại Học Giao Thông Vận Tải, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn và Đại Học Văn Hiến xây dựng giáo trình Tin học Đại cương và giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam trên chuẩn SCORM. Chương trình phần mềm và Giáo trình các môn học được thử nghiệm tại Đại học Dân Lập Văn Hiến trên website chính của trường (như đả trình bày ở trên).
Nhóm đề tài kiến nghị Sở Khoa Học và Công Nghệ tiếp tục hỗ trợ kinh phí để đề
tài có thể đưa vào triển khai tại một số trường khác trên địa bàn thành phố như
---
PHỤ LỤC: MINH HOẠ VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM
MOODLE
MINH HOẠ PHẦN MỀM MOODLE
Sau đây là các hình ảnh ví dụ minh hoạ trong hệ thống Moodle. Ta sẽ lấy hệ thống Moodle ứng dụng ở trường Đại Học Văn Hiến làm ví dụ.
---
Như trên màn hình, hiện tại có 2 khóa học trong hệ thống Moodle của trường Đại Học Văn Hiến là Tin Học Đại Cương và Lịch sửĐảng Cộng Sản Việt Nam. Bên tay phải là lịch để hiển thị thời gian (hoặc là chú thích các sự kiện có liên quan vào lịch để sinh viên tiện theo dõi). Phía trên là Banner mặc định của trường Đại Học Văn Hiến và có phần đăng nhập vào hệ thống. Bên dưới là nơi hiển thị ngôn ngữđể lựa chọn. Hiện tại trong Moodle có khá nhiều ngôn ngữ nhưng để phù hợp với môi trường Việt Nam, ta chỉ sử dụng 2 ngôn ngữ chính mà thôi (tiếng Việt và tiếng Anh).
---
Phần đăng nhập gồm có 2 phần chính.
• Bên tay trái là nơi nhập thông tin tài khoản vào Moodle (tên đăng nhập và mật khẩu) rồi nhấn vào nút đăng nhập. Bên dưới có phần “Đăng nhập như là khách”, nếu như trường Văn Hiến đồng ý cho tất cả khách viếng thăm được quyền đăng nhập vào thì tất cả mọi người đều có thể vào được. Nhưng thường thì chỉ có nhưng sinh viên, giáo viên, hoặc những người có liên quan đến nhà trường thì mới có thểđăng nhập vào (vì vậy chức năng này sẽ bị khóa tại đây. Nếu muốn kích hoạt chức năng này thì vào Admin). Phần dưới cùng là “Vâng, giúp tôi đăng nhập”, nếu như người sử dụng có tài khoản trong Moodle mà vì một lý do nào đó quên mật khẩu thì hãy nhấn vào đây để được cấp lại mật khẩu (nên nhớ là phải còn nhớ tên đăng nhập và e mail thì mới lấy lại mật khẩu được).
• Bên tay phải là nơi nếu như người sử dụng chưa có tài khoản tai Moodle, thì sẽ khởi tạo tài khoản mới tại đây. Chú ý là việc khởi tạo tài khoản này chỉ với tư cách là khách mà thôi. Đây là giao diện của phần đăng ký thành viên:
---
Sau khi đăng nhập thành công, tùy vai trò mà người sử dụng đểđăng nhập thì sẽ có các giao diện khác nhau. Có 3 vai trò trong hệ thống Moodle đó là Sinh viên (Student), Giáo viên (Teacher), Người quản trị (Admin).
--- Theo giao diện, ta thấy có 2 phần chính tại đây, đó là bên tay trái là nơi để giới thiệu sơ lược về