- Môi trường thực thi (RunTime Environment): lấy nội dung như thế
các Activity hoạt động lần lượt, điều khiển được thứ tự các tài nguyên h ọ c
tập trong khi chạy chương trình. Đây là một khái niệm quan trọng bởi vì việc tái sử dụng các tài nguyên học tập sẽ bị giới hạn nếu các tài nguyên này bị gắn với các thông tin về thứ tự, giả dụ một nguồn tài nguyên chứa một liên kết cứng tới một nguồn tài nguyên khác, khi đó nó không thể được sử dụng trong một khoá học khác nếu khoá học đó không chấp nhận nguồn tài nguyên kia. Tính tái sử dụng của một tài nguyên học tập phụ
thuộc vào khả năng tồn tại độc lập của nó.
Tuy nhiên, SCORM cũng công nhận trường hợp một số tài nguyên học tập có thể chứa những quan hệ logic bên trong nó, ví như một nguồn tài nguyên nào đó có thể rẽ nhánh trong bản thân nó tuỳ thuộc vào sự tương tác với người dùng. Các nhánh rẽ này là khép kín, liên quan đến một nguồn tài nguyên độc lập và không phải lúc nào cũng hiển thị với LMS. Một điều quan trọng, các nhánh rẽ bên trong không được phép tham chiếu
đến các nguồn tài nguyên bên ngoài, có thể hoặc không có mặt trong các Content Organization khác. Đây là một khái niệm quan trọng mà người phát triển nội dung phải chú ý khi quyết định những nguồn tài nguyên nào sẽ được sử dụng và chúng sẽ được tập hợp ra sao.
Các thành phần Meta-data của SCORM.
Các thành phần trong mô hình nội dung (SCO, Asset, Activity, Tổ chức nội dung) được nghiên cứu như các đối tượng, chúng đều được xây dựng với thành phần siêu dữ liệu, gọi là LOM (Learning Object Meta-data – Siêu dữ
liệu đối tượng học tập), các siêu dữ liệu nhằm mục đích mô tả đối tượng, giúp cho việc định danh, phân loại, tìm kiếm, tra khảo, trao đổi, tái sử
dụng các đối tượng đó.
Cơ chế gắn các thành phần của mô hình nội dung với các hồ sơ Meta-data tương ứng được thực hiện bởi Content Package – Gói nội dung – của SCORM. Hiện có 5 vị trí mà Meta-data có thể được áp dụng trong gói nội dung:
• Manifest (Bản kê): Meta-data ở mức bản kê mô tả gói nội dung như
một tổng thể. Đó có thể là một khoá học, một bài học, hay bất kỳ một khối cấu trúc có tổ chức nào khác. Meta-data đặt ở mức Manifest gọi là SCORM Content Aggregation Meta-data.
• Organization (Tổ chức): Meta-data ở mức tổ chức mô tả tổ chức nội dung như một tổng thể. Đó có thể là một khoá học, một bài học hay bất kỳ một khối cấu trúc có tổ chức nào khác. Meta-data đặt ở mức tổ chức gọi là SCORM Content Organization Meta-data.
--- nhau của các Activity theo kiểu thích ứng ngữ cảnh. Khi liên kết với một