Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại Agribank Kiên Giang đƣợc thực hiện theo đúng quy định của quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và đƣợc sửa đổi theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN. Tình hình các nhóm nợ của Agribank Kiên Giang trong các năm qua nhƣ sau:
Bảng 2.10. Phân loại nợ (ĐVT: tỷ VNĐ) Nhóm Khoản mục 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng trƣởng (%) 2010 2011 2012 2013 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 3.835 4.814 5.570 6.577 7.367 25,53 15,70 18,08 12,01% 2 Nợ cần chú ý 265 170 60 64 173 -35,85 -64,71 6,67 170,31%
3 Nợ dƣới tiêu chuẩn 19 13 77 16 15 -31,58 492,31 -79,22 -6,25%
4 Nợ nghi ngờ 15 19 15 17 22 26,67 -21,05 13,33 29,41% 5 Nợ có khả năng mất vốn 13 9 18 17 42 -30,77 100,00 -5,56 147,06% TỔNG DƢ NỢ 4.147 5.025 5.740 6.691 7.619 21,17 14,23 16,57 13,87 NỢ QUÁ HẠN 312 211 170 114 252 -32,37 -19,43 -32,94 121,05 TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN (%) 7,52% 4,20 2,96 1,70 3,31 -44,19 -29,47 -42,47 94,13 NỢ XẤU 47 41 110 50 79 -12,77 168,29 -54,55 58,00 TỶ LỆ NỢ XẤU (%) 1,13% 0,82 1,92 0,75 1,04 -28,01 134,87 -61,01 38,76 Nguồn: xem [2]
Hình 2.3 Giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Nguồn: tổng hợp từ bảng 2.10.
Tổng dƣ nợ của chi nhánh tăng dần qua các năm và triển vọng còn tăng nữa do đầu tƣ phát triển nền kinh tế của tỉnh, những dự án lớn về kinh doanh du lịch, đầu tƣ
phát triển mạnh thêm cho nông nghiệp nông thôn, cho vay đánh bắt, nuôi trồng,…và triển vọng ở cho vay thanh toán quốc tế, tín dụng thuê mua. Cụ thể dƣ nợ cuối năm 2010 tăng 878 tỷ đồng so cuối năm 2009, tỷ lệ tăng 21,17%; dƣ nợ cuối năm 2011 tăng 715 tỷ, tăng 14,23%; dƣ nợ cuối năm 2012 tăng 950 tỷ, tăng 16,55%, %; dƣ nợ cuối năm 2013 tăng 929 tỷ, tăng 13,89%. Quy mô tín dụng tăng lên đều đặn, chất lƣợng tín dụng rất rốt là đều đáng mừng (xem đồ thị Hình 2.3 Giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu). Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả này là:
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình cho vay, phân tích kỹ tình hình tài chính của khách hàng trƣớc khi cung cấp vốn tín dụng, tích cực giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn khi nợ đến hạn thanh toán... tất cả các biện pháp trên đã góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
- Tăng cƣờng thu hồi nợ xấu, nợ khoanh, làm tăng nguồn thu tái đầu tƣ có hiệu quả. Số liệu cho thấy dƣ nợ tín dụng có tỷ lệ khá cao so với huy động, giảm sút khả năng sinh lợi của chi nhánh và buộc chi nhánh ngân hàng phải đi vay điều chuyển vốn nội bộ với lãi suất rất cao, làm cho lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra nhỏ.
Năm 2011 có một sự biến động lớn về cơ cấu phân loại nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng so năm 2010 168,29%. Dựa vào bảng phân tích số liệu về cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế, nhận thấy việc đầu tƣ vào lĩnh vực xây dựng, thƣơng nghiệp và dịch vụ phát sinh dƣ nợ xấu nhiều nhất. Từ đó, Ban Giám đốc đã cân nhắc, điều chỉnh cơ cấu dƣ nợ giảm ở lĩnh vực này và chú trọng tăng cao dƣ nợ cho nông nghiệp nông thôn, đồng thời tích cực đẩy mạnh việc trích lập dự phòng rủi ro và tăng cƣờng thu hồi nợ xấu. Từ đó, năm 2012, tình hình có vẻ khả quan trở lại, tỷ lệ nợ xấu đã giảm hơn một nửa (61,01%). Nhƣng nhìn chung, tỷ lệ nợ nhóm 4 và 5 còn trong giai đoạn thu hồi, riêng nợ nhóm 3 - nhóm dƣới tiêu chuẩn đã giảm gần 80%, nợ nhóm 2 gần nhƣ giữ nguyên. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng đạt 16,57%, nợ tốt tăng trƣởng 18,08%. Năm 2013, tăng trƣởng tín dụng tăng 13,87%, nhƣng nợ xấu tăng mạnh tập trung vào nợ nhóm 2 (tăng 170%) và nhóm 5 (tăng 147%), nguyên nhân chủ yếu do nợ chuyển nhóm tăng so với dự kiến, chấn chỉnh xếp loại khách hàng đúng với tình hình thực tế, một số khách hàng phải chuyển nhóm do yêu cầu của kiểm toán, nhƣng nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu vẫn đƣợc kiểm soát ở mức thấp và phản ánh thực chất tình hình nợ của Agribank Kiên Giang hiện tại.
Tìm hiểu sâu hơn, nhận thấy nợ xấu chỉ tập trung một số món lớn, ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản và dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Những món vay này khó có khả năng chuyển về nhóm nợ thấp hơn và buộc phải có biện pháp mạnh để xử lý dứt điểm nhằm tháo gỡ tình hình tài chính khó khăn cho ngân hàng.
Trên cơ sở phân loại nợ nêu trên, Agribank Kiên Giang tiến hành trích lập dự phòng rủi ro, bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 0,75% của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4; Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% theo thứ tự các nhóm nợ từ 1 đến 5. Bảng 2.11. Bảng trích lập dự phòng rủi ro ĐVT: tỷ VNĐ Khoản mục 2009 2010 2011 2012 2013 Dự phòng chung 31 38 43 50 57 Dự phòng cụ thể 19 16 18 8 19 TỔNG CỘNG 50 54 61 58 76 Nguồn:xem [2]
Việc trích lập dự phòng rủi ro giúp Agribank Kiên Giang bù đắp các tổn thất xảy ra trong quá trình cấp tín dụng.
Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Kiên Giang giữ ở mức thấp hơn nhiều so với quy định, chứng tỏ việc quản lý nợ của Agribank trong những năm qua tỏ ra rất tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh về tỷ lệ đầu tƣ trong các ngành và tỷ lệ nợ xấu ở các ngành thì việc quản lý nợ ngoài nông nghiệp nông thôn tỏ ra có vấn đề.