Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) đƣợc thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ƣơng và cơ quan giám sát của 10 nƣớc phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ƣơng hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nƣớc: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban đƣợc nhóm họp 4 lần trong một năm [26].
Hội đồng thƣ ký của Ủy ban Basel đƣợc đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp đƣợc biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đƣa ra những lời tƣ vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nƣớc [26].
Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Ủy ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hƣớng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nƣớc thành viên [26].
Ủy ban báo cáo Thống đốc ngân hàng trung ƣơng hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) Không ngân hàng nƣớc ngoài nào đƣợc thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; Và (2) việc giám sát phải tƣơng xứng. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này [26].
Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lƣờng vốn mà nó đƣợc đề cập nhƣ là Hiệp ƣớc vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lƣờng rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ đƣợc phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn đƣợc phổ biến ở hầu hết các nƣớc khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I đƣợc sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp ƣớc vẫn có khá nhiều điểm hạn chế [26].
Nguyên tắc Basel về quản trị nợ xấu: Quan điểm của Ủy ban Basel là sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trên toàn quốc gia đó. Vì vậy nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban đã ban hành 17 nguyên tắc về quản trị nợ xấu, quản trị RRTD và đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động cấp tín dụng tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Hội đồng Quản trị phải phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lƣợc xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng về tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro,... Trên cơ sở đó, Ban điều hành có trách nhiệm thực thi các định hƣớng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát nợ xấu cho từng khoản vay và cho cả danh mục đầu tƣ. Các ngân hàng cần xác định quản trị RRTD trong tất cả các sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị [26].
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh nhƣ thị trƣờng mục tiêu, đối tƣợng khách hàng, điều khoản
và điều kiện cấp tín dụng,.... Xây dựng hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình RRTD khác nhau nhƣng có thể so sánh và theo dõi đƣợc trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng cần phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng mới mới cũng nhƣ sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia. Đồng thời, phát triển đội ngũ nhân viên quản trị RRTD có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đƣa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị RRTD. Việc cấp tín dụng cần đƣợc thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ [26].
- Duy trì quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp: Cần có hệ thống quản lý cập nhật đối với các danh mục đầu tƣ có RRTD, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu nhập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các hợp đồng vay, mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ,... theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các cam kết của khách hàng,... để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Các chính sách RRTD của ngân hàng cần nêu cụ thể cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề, trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này nên giao cho bộ phận tiếp thị hay xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Các ngân hàng nên xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản trị RRTD, giúp phân biệt các mức độ RRTD trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng [26].
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lƣờng mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trƣờng nhƣ là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ƣớc quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức đƣợc ban hành [28].
Cơ cấu của hiệp ƣớc Basel II đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Hình 1.2 Tóm tắt cơ cấu của Hiệp ƣớc Basel II
Ghi chú: Các vấn đề mới đề cập trong Basel II đƣợc tô đậm.
Nguồn : xem [28]
Áp dụng các nguyên tắc về quản trị nợ xấu, quản trị RRTD của Basel I là nhằm hƣớng đến các chuẩn mực quốc tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ ngày càng lành mạnh hơn, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ ngày càng đƣợc nâng cao hơn và tính an toàn hoạt động cũng ngày càng đảm bảo hơn.
Kết hợp với các phƣơng pháp quản trị RRTD đƣa ra trong Basel II để ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lƣợng tín dụng để từng bƣớc tiếp cận cách đánh giá rủi ro tín dụng và phân loại theo chuẩn quốc tế (Basel II) giúp các ngân hàng nhận biết sớm đƣợc các khoản tín dụng có nguy cơ xảy ra rủi ro, từ đó có thể đƣa
Ba trụ cột của Basel II
Vốn tối thiểu Giám sát Qui tắc thị trƣờng
Tài sản có “rủi ro” Định nghĩa về vốn Vốn cấp 1 Vốn cấp 2
Rủi ro tín dụng Rủi ro hoạt động Rủi ro thị trƣờng
PP chuẩn hóa PP đánh giá nội bộ cơ bản PP chuẩn hóa PP chỉ số cơ bản Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng PP đánh giá
ra đƣợc các giải pháp để có thể hạn chế nợ xấu. Đối với những khoản nợ vay đã phát sinh nợ xấu, Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án, trung tâm đấu giá tài sản và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác … để đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản đảm bảo, thu hồi vốn.