Các căn cứ: văn bản 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 về việc ban hành Hệ thống xếp loại chấm điểm khách hàng, văn bản số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/03/2012 về việc ban hành Quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng của Agribank Việt Nam.
Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày ngày 21 tháng 01 năm 2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Kiên Giang đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Hình 2.5. Quy trình quản trị rủi ro tại Agribank Kiên Giang
Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank Kiên Giang
Biện pháp khắc phục Biện pháp xử lý Xử lý rủi ro Bán nợ Các biện pháp khởi kiện trả nợ Phát mãi tài sản QL, giám sát Rà soát TSBĐ
Hoàn thiện hồ sơ pháp lý
Cơ cấu nợ Bổ sung TSBĐ
Giảm, chấm dứt cho vay, Thu hồi nợ
Biện pháp phòng ngừa
Phân loại khoản vay
Nhận diện các dấu hiệu cảnh báo
Phân tích tình hình qua các nhóm dấu hiệu Thu thập thông tin
Xếp lại hạng khoản vay
Khoản vay giữ nguyên hạng Khoản vay bị xuống hạng
Khoanh nợ, xóa nợ Trả nợ thay
2.5.3.1. Phân loại khoản vay theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế của Agribank Việt Nam
Đặc điểm chung của các NHTM Việt Nam hiện nay là danh mục tín dụng vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản. Do vậy, XHTD nội bộ đang ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam. Mục đích của hệ thống XHTD nội bộ của các ngân hàng cũng nhƣ của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế nhƣ Moody’s, Standard & Poor đều nhằm đánh giá về RRTD của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khác hàng với một bên thứ ba.
- Chấm điểm khách hàng đƣợc xác định trên cơ sở các chỉ tiêu về tài chính và phi tài chính: Đặc điểm, hoạt động kinh doanh, tài chính, khả năng trả nợ,... đã đƣợc CBTD hiệu chỉnh lại sau khi xác minh thực tế, không đƣợc dựa hoàn toàn vào các báo cáo do khách hàng cung cấp.
- Căn cứ vào kết quả chấm điểm, xếp hạng tín dụng để xác định mức độ rủi ro dự kiến của khoản vay từ đó quyết định cho vay, không cho vay hoặc xếp hạng lại khoản vay, điều kiện cho vay, ấn định lãi suất cho vay với từng khách hàng cụ thể theo nguyên tắc khoản vay nào có mức độ rủi ro cao thì lãi suất cho vay cao và ngƣợc lại, đồng thời làm cơ sở cho việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, cũng nhƣ áp dụng chính sách ƣu đãi đối với khách hàng và đề ra các biện pháp phòng ngừa.
Theo quy định, Agribank nơi cho vay phải thƣờng xuyên thu thập thông tin về khách hàng để đánh giá, chấm điểm, xếp hạng khách hàng nhằm thực hiện phân loại nợ tự động hàng ngày. Số liệu này làm cơ sở cho thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Đối với các khoản nợ xấu Agribank nơi cho vay phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thƣờng xuyên để phục vụ cho công tác quản lý chất lƣợng và rủi ro tín dụng.
Mức độ rủi ro từng đối tƣợng khách hàng theo kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nhƣ sau:
Bảng 2.20. Mức xếp hạng tín dụng khách hàng HẠNG MỨC XẾP HẠNG Ý NGHĨA Tổ chức Hộ kinh doanh, Cá nhân
1 AAA AAA Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.
2 AA AA Khách hàng đƣợc xếp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng đƣợc xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng đƣợc xếp hạng này là rất tốt.
3 A A Khách hàng đƣợc xếp hạng này có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đƣợc đánh giá là tốt.
4 BBB BBB Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
5 BB BB Khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hƣởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hƣởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
6 B B Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hƣởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.
7 CCC CCC Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trƣờng hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả đƣợc nợ.
8 CC CC Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.
9 C C Khách hàng xếp hạng này trong trƣờng hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tƣơng tự nhƣng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang đƣợc duy trì.
10 D D Khách hàng xếp hạng D trong trƣờng hợp đã mất khả
năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến.
Nguồn: [15]
Căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng, các khoản nợ của khách hàng sẽ đƣợc phân loại vào các nhóm nợ tƣơng ứng nhƣ sau:
Bảng 2.21. Phân loại khách hàng theo mức xếp hạng Xếp hạng khách hàng theo hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ
AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 AA A BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 BB B
Nợ dƣới tiêu chuẩn Nhóm 3
CCC CC
C Nợ nghi ngờ Nhóm 4
D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5
2.5.3.2. Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng để từ đó có những giải pháp tối ƣu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và đƣợc phân loại, cán bộ kinh doanh luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:
* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng như:
- Trì hoãn hoặc gây khó khăn cho ngân hàng trong kiểm tra tình hình sử dụng vốn; Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định của Ngân hàng.
- Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục; Không có các báo cáo hay dự đoán về lƣu chuyển tiền tệ.
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ.
- Sự sụt giảm bất thƣờng số dƣ tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng, xuất hiện những thay đổi bất thƣờng ngoài dự kiến và không giải thích đƣợc trong tốc độ và tổng mức lƣu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng.
- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn, thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn. Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính. Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến.
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho ngƣời khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại.
- Có dấu hiệu không thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thƣờng khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động đƣợc đề xuất trong phƣơng án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.
- Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lƣu động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng.
- Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tƣ dài hạn. Chấp nhận sừ dụng các nguồn vốn vay với giá cao, với mọi điều kiện.
* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phƣơng pháp quản lý, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và môi trƣờng bên ngoài:
- Cũng nhƣ nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng, nhóm các dấu hiệu này có tác động trực tiếp đến chất lƣợng khoản tín dụng nhƣng với tốc độ chậm hơn. Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạt động SXKD của khách hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sát của CBTD. Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và chiến thuật xử lý có tính dài hạn hơn. Biểu hiện cụ thể là:
- Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng.
- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý nhƣ: Gia tăng đột biến chi phí quảng cáo, tiếp khách, thiết bị văn phòng hiện đại...
- Thay đổi thƣờng xuyên Ban điều hành, xuất hiện bất đồng và mâu thuẩn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.
- Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Sẵn sàng từ bỏ các hợp đồng có giá trị nhỏ và vừa có tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm hợp đồng có giá trị lớn, bạn hàng tên tuổi dù lợi nhuận đem về đạt thấp hơn.
- Phát hiện quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tƣ dự án không hiệu quả.
- Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung ra thị trƣờng các sản phẩm, dịch vụ quá sớm khi chƣa hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thời gian kinh doanh, doanh số không phù hợp thực tế, tạo mong đợi trên thị trƣờng không đúng lúc.
- Những thay đổi từ chính sách của Nhà nƣớc, đặc biệt là tác động của các chính sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô: Tỷ giá, lãi suất; Thay đổi công nghệ sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; Mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; Thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến chiến lƣợc và kế hoạch SXKD của khách hàng;
- Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra, ngƣời vay (cá thể) bị bệnh kéo dài hoặc chết.
* Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng:
Ngoài các nhóm dấu hiệu thuộc về khách hàng nêu trên, trong nhận diện rủi ro tại Agribank Kiên Giang còn có nhóm dấu hiệu từ chính sách tín dụng của bản thân Ngân hàng, cụ thể gồm:
- Sự đánh giá và phân loại khoản vay không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng.
- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hoặc các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng đƣợc cấp.
- Tốc độ tăng trƣởng tín dụng quá nhanh, vƣợt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng nhƣ nguồn vốn của Ngân hàng.
- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thƣờng có thể xảy ra, chẳng hạn nhƣ sáp nhập, thay đổi địa vị pháp lý, pháp nhân. Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro.
- Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẻ hở cho khách hàng lợi dụng. - Cung cấp tín dụng với khối lƣợng lớn cho các khách hàng không thuộc phân đoạn thị trƣờng tối ƣu của ngân hàng.
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành của phê duyệt tín dụng.
- Có khuynh hƣớng cạnh tranh thái quá nhƣ: Giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay thực hiện chiến lƣợc “giữ chân” khách hàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không quan hệ với các TCTD khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
Trên cơ sở các dấu hiệu để nhận diện rủi ro nêu trên, khi phát hiện thấy các dấu hiệu này, CBTD phải tiến hành ngay các bƣớc xác định mức độ nghiêm trọng của nó và nguyên nhân gây ra rủi ro, đồng thời phải đánh giá phân loại ngay chất lƣợng của khoản vay để xác định khoản vay bị hạ xuống nhóm nào.
2.5.3.3. Biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý đối với các nhóm dấu hiệu rủi ro
- Biện pháp phòng ngừa: Khi hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ phát sinh rủi ro. Để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, trƣớc hết ngân hàng thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát bắt buộc. Trong trƣờng hợp khoản vay bị xuống hạng, ngân hàng phải xem xét và lựa chọn các biện pháp phòng ngừa gồm:
+Quản lý chặt chẽ khoản vay: Yêu cầu khách hàng gửi các báo cáo tài chính thƣờng kỳ hơn và phải kiểm tra chi tiết các báo cáo này để giám sát tình hình, và khẩn cấp xác định tính nghiêm trọng của nó khi xác định rõ đƣợc xu thế bất lợi trong hoạt động SXKD của khách hàng.
+Rà soát và xem xét lại TSBĐ nợ vay của khách hàng: Khi khoản vay bị xuống hạng, đi đôi với việc quản lý giám sát khoản vay, ngân hàng phải rà soát và đánh giá lại ngay TSBĐ một cách thận trọng và sát thực tế và đánh giá việc bán TSBĐ này trong điều kiện SXKD bình thƣờng hoặc không bình thƣờng của khách hàng nhƣ thế nào.
+Hoàn thiện hồ sơ pháp lý: Ngoài ra, để phòng ngừa rủi ro, khi khoản vay bị xuống hạng ngân hàng phải rà soát lại hồ sơ pháp lý khoản vay, trƣờng hợp chƣa chặt chẽ, hoặc còn thiếu, ngân hàng cần phải yêu cầu bổ sung một cách tối đa.
-Biện pháp khắc phục: Khi các khoản nợ bị chuyển xuống từ hạng 4 đến hạng 6, ngân hàng phải có các biện pháp khắc phục sau:
+Yêu cầu bổ sung thêm TSBĐ.
+Xác định phƣơng án cơ cấu nợ: Biện pháp này đƣợc áp dụng cho khách hàng muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng. Ngƣời vay phải chứng minh đƣợc khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn sau khi đƣợc cơ cấu lại nợ thì ngân hàng mới tiến