Thực trạng quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh Kiên Giang

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kiên giang (Trang 67)

2.5.1. Cơ cấu tổ chức tín dụng và công tác quản trị RRTD

Tại Agribank Việt Nam có thành lập Ủy Ban Quản lý rủi ro và Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro. Tuy nhiên, tại các chi nhánh tỉnh thì không thành lập phòng quản lý rủi ro. Việc quản lý rủi ro chủ yếu do phòng Tín dụng thực hiện, kết hợp với phòng Kế hoạch – Tổng hợp quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Tại các chi nhánh loại 3 (chi nhánh huyện) thì việc quản lý rủi ro đƣợc phòng kế hoạch kinh doanh thực hiện.

Nhiệm vụ chính của các phòng này nhƣ sau: Phòng Tín dụng

 Tình hình nhân sự hiện tại: Phòng Tín dụng có 11 ngƣời và chiếm 15% tổng số cán bộ nhân viên tại Hội Sở tỉnh (74 ngƣời), tuổi đời bình quân là 35 tuổi, thâm niên làm tín dụng là 6,8 năm. Trong đó chỉ có 07 ngƣời tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng, còn lại là các ngành nhƣ: Quản trị kinh doanh, luật, kế toán, Thủy sản. Hầu hết chƣa qua đào tạo chuyên nghiệp về cho vay doanh nghiệp. Dựa vào quy mô và mạng lƣới hiện tại thì Phòng Tín dụng cần phải đƣợc bổ sung thêm ngƣời đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành, đặc biệt là vị trí nhân viên Quản lý rủi ro để công tác tái thẩm định đạt hiệu quả cao nhất.

 Nhiệm vụ của phòng:

 - Đầu mối tham mƣu đề xuất với giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hƣớng đầu tƣ tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lƣu thông và tiêu dùng.

 - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện các hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.

 - Quản lý hồ sơ (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lƣu trữ, khai thác,...) hồ sơ tín dụng; tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng trong phạm vi đƣợc phân công.

 - Thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hƣớng khắc phục.

 - Xử lý các khoản nợ xấu đƣợc lãnh đạo phân công, khởi kiện, bán đấu giá, đôn đốc thi hành án.

 - Lập hồ sơ xử lý nợ, miễn hay giảm lãi trình hội đồng quản trị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của Agribank quy định.

 - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo quy trình tín dụng; tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

 - Tổng hợp, kiểm tra và báo cáo chuyên đề.

 Nhiệm vụ quản trị rủi ro tín dụng của Phòng tín dụng là rất quan trọng vì CBTD mới là ngƣời nắm rõ khách hàng nhất, CBTD phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn và nguồn trả của khách hàng từ lúc bắt đầu giải ngân cho đến khi tất toán.

Phòng Kế hoạch – nguồn vốn

Hiện có 3 nhân sự là nữ, không tốt nghiệp đúng chuyên ngành, cán bộ đƣợc giao quản lý thông tin phòng ngừa rủi ro chƣa từng kinh qua nghiệp vụ tín dụng nên cũng có nhiều hạn chế trong việc tham gia quản trị RRTD.

Nhiệm vụ chủ yếu:

- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi,...và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mƣu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc huy động vốn tại địa phƣơng và giải pháp phát triển nguồn vốn.

- Đầu mối tham mƣu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hƣớng của Agribank.

- Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lƣu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.

- Phỏng vấn, đánh giá sơ bộ thông tin KH - Hƣớng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn. - Tiếp nhận, kiểm tra và nhập thông tin cơ bản vào hệ thống. - Phê duyệt cấp TD - Thỏa thuận các điều kiện ký kết Hợp đồng tín dụng, TSBĐ,... -Hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầy đủ. - Giải ngân đúng quy định. - Đi thăm KH để đánh giá tài chính và TSBĐ - Giám sát tình hình sử dụng vốn vay, SXKD, dịch vụ và các biến động KH. - Thu nợ, cơ cấu nợ. - Thanh lý hợp đồng, ,giải chấp TSĐB. - Đề ra biện pháp xử lý nếu là nợ xấu: Bán TSBĐ; khởi kiện, … - Thẩm định: phƣớng án/dự án của khách hàng, TSBĐ & các vấn đề liên quan - Lập Báo cáo thẩm định. Thẩm định tín dụng

Quyết định Giải ngân Quản lý Giám sát Thu nợ xử lý nợ vấn đề Sơ tuyển Đánh giá

- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn).

2.5.2. Quy trình thủ tục cấp tín dụng của Agribank

Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản tƣơng tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt. Điều này phụ thuộc vào quy mô của ngân hàng, cấu trúc các loại cho vay, năng lực đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học.

Agribank đã ban hành các Quyết định nhƣ: 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 Quyết định v/v ban hành Quy định cho vay đối khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam; 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010 Quyết định v/v Ban hành Quy định về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam.

Tóm tắt quy trình cho vay nhƣ sau:

Hình 2.4. Quy trình cho vay tại Agribank Kiên Giang

Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank Kiên Giang

2.5.2.1. Thẩm định trƣớc khi cho vay

Tiếp nhận, thu thập thông tin và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn (khách hàng do tự tìm kiếm, phát hiện, khách hàng tự tìm đến, ngƣời khác giới thiệu), CBTD tiếp xúc với khách hàng, phỏng vấn, trao đổi nắm bắt thông tin ban đầu, đồng thời đánh giá sơ bộ để chọn ra các khách hàng có uy tín, quan hệ tín dụng tốt hay không, có trở thành khách hàng quan hệ

thƣờng xuyên hay không. Hƣớng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn. Cán bộ nghiệp vụ nhập thông tin khách hàng (nếu là khách hàng mới) vào hệ thống IPCAS theo qui định hiện hành Agribank.

Quy trình đánh giá tín dụng có thể đƣợc chi làm bốn bƣớc đánh giá cơ bản sau: +Mục đích

+Hoạt động kinh doanh +Quản lý

+Thông tin tài chính.

Trên cơ sở thông tin đã thu thập, CBTD chọn lọc những thông tin của khách hàng; đồng thời khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro để làm cơ sở đánh giá, phân tích, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay.

Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay.

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn:

Ngay khi nhận đƣợc hồ sơ vay đã đƣợc điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của khách hàng, CBTD phải tiến hành làm các công việc sau:

 + Kiểm tra sự đầy đủ thông tin trong các hồ sơ, tài liệu của khách hàng cung cấp, đồng thời làm rõ các thông tin đó để yêu cầu, hƣớng dẫn khách hàng bổ sung cho phù hợp; Trƣờng hợp không đủ điều kiện vay thì phải trình ngƣời có thẩm quyền ký và thông báo cho khách hàng, cập nhật thông tin cần thiết.

 + Trƣờng hợp đủ điều kiện cho vay thì CBTD sẽ thực hiện: Đăng ký thông tin vào hệ thống IPCAS, Tham khảo kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng (nếu có); báo cáo Trƣởng phòng Tín dụng để phối hợp với các bộ phận liên quan cân đối nguồn vốn cho vay, cân đối nguồn ngoại tệ (nếu có), kiểm tra giới hạn tín dụng còn hay đã hết,...Sau khi có ý kiến của Trƣởng phòng Tín dụng, tiến hành thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay.

- Thẩm định hồ sơ vay vốn:

 + Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật.

 + Thẩm định mục đích vay vốn, trƣờng hợp vay vốn ngoại tệ thì phải đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối của Chính phủ, của NHNN Việt Nam và hƣớng dẫn của Agribank.

 + Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng.

 + Thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

 + Thẩm định về đảm bảo tiền vay: trƣờng hợp đảm bảo bằng tài sản, trƣờng hợp bảo lãnh của bên thứ ba, trƣờng hợp vay không có tài sản đảm bảo và các trƣờng hợp khác.

 + Đánh giá tình hình khách hàng quan hệ với ngân hàng và lợi ích ngân hàng đƣợc hƣởng: đánh giá chấm điểm, xếp hạng khách hàng; áp dụng chính sách tín dụng: có tiếp tục quan hệ tín dụng hay không, ƣu đãi tín dụng, lãi suất thấp, cho vay tối đa, không áp dụng đảm bảo tiền vay,...; nhận xét tình hình khách đã, đang và sẽ sử dụng các loại dịch vụ của ngân hàng.

- Lập báo cáo Thẩm định cho vay:

Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá, thẩm định nêu trên, tùy theo từng dự án, phƣơng án cụ thể, CBTD chọn lựa những nội dung thích hợp có liên quan trực tiếp tới dự án, phƣơng án và khách hàng để đƣa vào báo cáo thẩm định cho vay đầy đủ các nội dung theo yêu cầu.

CBTD kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay kèm theo báo cáo thẩm định trình trƣởng phòng xem xét và có ý kiến.

Phê duyệt cho vay

 Sau khi nhận đƣợc đƣợc báo cáo thẩm định, trƣởng phòng Tín dụng thực hiện kiểm tra, yêu cầu bổ sung thông tin (nếu cần), tái thẩm định (nếu cần thiết) hồ sơ vay. Nếu không đồng ý cho vay thì ghi rõ lý do, chỉ đạo CBTD soạn thông báo trình giám đốc ký, gửi khách hàng biết. Nếu đồng ý cho vay thì ghi rõ ý kiến đề xuất: mức tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ,...

 Phê duyệt cho vay của giám đốc chi nhánh/ phòng giao dịch: Căn cứ vào hồ sơ phòng Tín dụng hoặc CBTD trình, giám đốc chi nhánh/ phòng giao dịch xem xét, quyết định phê duyệt khoản vay. Trƣờng hợp cần thiết, giám đốc chi nhánh có thể triệu tập hội đồng tƣ vấn tín dụng. Trƣờng hợp từ chối cho vay, giám đốc chi nhánh chỉ đạo cho CBTD lập thông báo trình ký gửi khách hàng biết. Nếu cho vay có điều kiện: yêu cầu CBTD, trƣởng phòng phối hợp với khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, giải trình theo yêu cầu và bổ sung báo cáo thẩm định cho vay (nếu có) trƣớc khi trình giám đốc phê duyệt.

 Trƣờng hợp khoản vay vƣợt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh/phòng giao dịch thì nơi cho vay lập tờ trình và gửi kèm hồ sơ lên Agribank cấp trên xem xét phê duyệt.

Hoành chỉnh các hồ sơ, ký kết hợp đồng

Hợp đồng tín dụng đƣợc soạn thảo theo mẫu do Agribank ban hành, việc sửa đổi phải tuân thủ của pháp luật, đảm bảo an toàn vốn vay theo quy định của Agribank.

Sau khi hồ sơ đã đƣợc thông qua và giám đốc chi nhánh ký thì CBTD yêu cầu khách hàng chứng thực các hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, của Agribank. Phối hợp với các bộ phận liên quan hoàn thiện các thủ tục nhận, bảo quản gìn giữ tài sản bảo đảm theo quy định của Agribank hiện hành.

2.5.2.2. Kiểm tra trong khi cho vay

Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trƣớc khi giải ngân:

Sau khi khách hàng đã bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công chứng, chứng thực đầy đủ, CBTD tiếp nhận lại hồ sơ và kiểm tra lần cuối. Nếu đảm bảo đầy đủ thì nhập thông tin vào chƣơng trình IPCAS và phối hợp cùng cán bộ liên quan thực hiện việc giải ngân.

Giải ngân tiền vay

Hồ sơ giải ngân đƣợc nhập vào hệ thống IPCAS và lập phiếu nhập kho, hợp đồng gửi, giữ tài sản đảo bảo (nếu có). Giao dịch viên giải ngân vào tài khoản của đơn vị thụ hƣởng hoặc giải ngân bằng tiền mặt theo thỏa thuận với khách hàng.

2.5.2.3. Kiểm tra sau khi cho vay

Theo dõi, kiểm tra khoản vay

 CBTD chịu trách nhiệm quản lý danh mục và giám sát khoản cấp tín dụng của khách hàng kể từ khi giải ngân cho đến khi thanh lý Hợp đồng (giao dịch kết thúc). Cụ thể nhƣ:

+ Kiểm tra sử dụng vốn vay.

+ Thƣờng xuyên liên lạc, nắm bắt các vấn đề sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, nhằm đảm bảo rằng việc kinh doanh của khách hàng là liên tục và không bị đứt quãng, cũng nhƣ tiên liệu trƣớc những rủi ro có khả năng xảy ra, sớm có biện pháp xử lý phù hợp.

+ Liên hệ với khách hàng trƣớc ngày đến hạn (chậm nhất khoản 5 ngày làm việc) để nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn và đủ thời gian để có thể thống nhất với khách hàng một ngày trả nợ khác (nếu có).

+ Kiểm tra tình hình trả nợ gốc, phí và lãi.

+ Kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo (biến động, giảm giá, hƣ hỏng,...). Xác định lại giá trị tài sản bảo đảm.

+ Kiểm tra những rủi ro bất khả kháng.

+ Việc kiểm tra sau khi cho vay theo định kỳ hoặc đột xuất do giám đốc chi nhánh nơi cho vay quyết định.

Kết quả kiểm tra và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cơ sở để phân loại nợ và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

Thu hồi nợ, xử lý nợ

- Cán bộ kế toán có trách nhiệm thu nợ gốc, lãi của khách hàng trên hệ thống IPCAS.

- CBTD chịu trách nhiệm đôn đốc thu hồi các khoản nợ quá hạn trong danh mục do mình quản lý.

- Trƣờng hợp khách hàng không trả nợ gốc đúng kỳ hạn hoặc không trả hết nợ gốc trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị, Chi nhánh xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc cho gia hạn nợ.

- Trƣờng hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn hoặc không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị, Chi nhánh xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi hoặc cho gia hạn trả nợ lãi.

- Trong quá trình cho vay có thể có khách hàng gặp khó khăn, hoặc cố tình chây ỳ, né tránh trách nhiệm trả nợ thì CBTD có trách nhiệm:

+ Xác định khách hàng, số tiền, mức độ và nguyên nhân của khoản cấp tín dụng có vấn đề (theo hƣớng dẫn về phân loại nợ hiện hành của Agribank và NHNN Việt Nam).

+ Đề ra biện pháp xử lý, giám sát chặt chẽ và có kế hoạch khắc phục, sửa chữa kịp thời: Nhƣ bổ sung tài sản đảm bảo, cơ cấu nợ.

+ Tạm dừng giải ngân tiếp (nếu có), thu hồi ngay khoản cấp tín dụng có vấn đề (nếu có điều kiện).

+ Sau khi CBTD đã áp dụng các biện pháp thích hợp vẫn chƣa thu hồi đƣợc nợ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kiên giang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)