Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng xuất phát từ phía khách hàng, yếu tố khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với phƣơng án kinh doanh khi giải ngân là nguyên nhân rất phổ biến chiếm đến 64% tổng số ngƣời đƣợc hỏi. Nhƣ vậy, có thể thấy việc sử dụng vốn sai mục đích đang diễn ra khá phổ biến và ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng hoàn trả vốn của khách hàng. Kế đến các yếu tố khách hàng không có thiện chí trả nợ, gian lận; Khả năng quản lý kinh doanh kém...
Bảng 2.18. Rủi ro tín dụng nguyên nhân từ phía khách hàng
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
2.4.2.1. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
Tất cả các khách hàng khi vay vốn Ngân hàng đều có các phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo nhƣ kế hoạch kinh doanh đã thẩm định thì đòi hỏi khách hàng phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh thì mới đảm bảo dòng tiền về đúng hạn để trả nợ. Vì vậy việc sử dụng vốn không đúng mục đích rất nguy hiểm, sẽ ảnh hƣởng đến dòng tiền của khách hàng và làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng, hệ quả là dẫn đến phát sinh nợ xấu. Trong thời gian vừa qua, tại Agribank Kiên Giang đã xảy ra các trƣờng hợp dùng vốn kinh doanh để đầu tƣ chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng cá nhân,… Và các khoản vay này thƣờng có các đặc điểm:
- Cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng nhƣng không kiểm soát đƣợc mục đích sử dụng vốn.
- Khách hàng đã có sự chuẩn bị hoàn hảo về các thủ tục khi đến quan hệ với ngân hàng hoặc khách hàng có đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề.
- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lƣu động thực sự của khách hàng. Thông thƣờng, khách hàng đề nghị số tiền vay cao hơn so với nhu cầu thực tế của họ nhằm phòng trƣờng hợp khi có các thƣơng vụ kinh doanh ngoài dự kiến. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp khi số tiền vay chƣa sử dụng hết khách hàng lại dùng vốn vay để sử dụng cho mục đích khác làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
2.4.2.2. Khách hàng vay hộ, vay chung
Trƣờng hợp này dẫn đến ngƣời vay là một ngƣời, còn ngƣời trả nợ lại là ngƣời khác, mà ngân hàng lại không nắm đƣợc khả năng tài chính của ngƣời trả nợ vay tất yếu sẽ dẫn đến nợ quá hạn. Thực tế đã phát sinh một số trƣờng hợp vay hộ, vay chung nhƣ sau:
- Một số khách hàng dùng uy tín của mình nhờ ngƣời khác vay hộ. Trong quá trình trả nợ khi ngƣời vay không trả đƣợc nợ, hoặc có sự mâu thuẫn giữa ngƣời vay hộ và ngƣời vay thật sự thì từ đó ngân hàng mới phát hiện ra.
- Một số khách hàng có tài sản nhƣng không có hoặc không chứng minh đƣợc tiềm lực tài chính để trả nợ biết là rất khó để ngân hàng xét duyệt cho vay nên đề nghị một khách hàng khác có đủ khả năng tài chính vay hộ và dùng tài sản của mình làm tài sản thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay.
- Khách hàng vay vốn ngân hàng, nhƣng số tiền vay lại sử dụng chung trong gia đình hoặc một nhóm ngƣời và các ngƣời này cùng nhau đóng góp tiền thanh toán vốn lãi cho ngân hàng.
2.4.2.3. Khách hàng không có thiện chí trả nợ, gian lận
Thời gian qua tại Agribank Kiên Giang đã xảy ra một số trƣờng hợp sau:
- Thiện chí trả nợ vay của khách hàng là yếu tố liên quan đến tƣ cách đạo đức của ngƣời đi vay, một khi khách hàng thiếu thiện chí trả nợ thì ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay. Chẳng hạn, khi ngân hàng điều chỉnh lãi suất tăng theo đúng quy định của hợp đồng tín dụng nhƣng khách hàng không đồng ý, và mặc dù có khả năng tài chính nhƣng không thanh toán vốn lãi cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn; Khách hàng không chịu hợp tác, không có thiện chí khi ngân hàng xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, khách hàng có chủ đích lừa đảo, gian lận ngân hàng. Nhƣ: Khách hàng đã đến hạn trả nợ, ngân hàng đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở nhƣng khách hàng không hợp tác, không tìm cách trả nợ hoặc khách hàng tìm mọi cách tránh mặt khi CBTD đến xử lý nợ.
- Một số khách hàng gian lận bằng cách ngụy tạo uy tín ban đầu với ngân hàng bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ và khi đã tạo đƣợc tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn và không có khả năng chi trả.
2.4.2.4. Khả năng quản lý kinh doanh kém
Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi
mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tƣ duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Qua báo cáo của Phòng Kế hoạch tổng hợp thì một số hồ sơ bị nợ quá hạn do:
- Khách hàng hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ, nhƣng sau khi đầu tƣ phát triển lớn mạnh với nhiều dự án lớn thì khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trƣởng và đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản thiệt hại, ảnh hƣởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Một số khách hàng đang kinh doanh thuận lợi trong lĩnh vực mình có nhiều kinh nghiệm, nhƣng sau đó mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khác mà các lĩnh vực này khách hàng chƣa có nhiều kinh nghiệm nên dẫn đến làm ăn thất bại.
- Ban giám đốc doanh nghiệp không đủ khả năng điều hành dẫn đến bộ máy quản lý hoạt động kém hiệu quả, thƣờng xuyên thay đổi ngƣời điều hành, các phòng ban không có sự phối hợp chặt chẽ,... dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đi xuống.
2.4.2.5. Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch
Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của một số doanh nghiệp nợ quá hạn tại Agribank Kiên Giang. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thƣờng thiếu tính thực tế và xác thực.
2.4.3. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng và từ các đảm bảo tín dụng
Nguyên nhân bên trong bao gồm những yếu tố do ban lãnh đạo ngân hàng gây ra. Nhƣng nguyên nhân này thƣờng xuất phát từ những bất cập trong quản lý, ví dụ nhƣ thiếu kiểm tra về hoạt động và/hoặc về tài chính, sản phẩm suy giảm chất lƣợng, đánh mất thị phần, và gian lận.
Nguyên nhân cũng xuất phát từ ngƣời cho vay, thƣờng là xác định cơ cấu khoản cho vay không hợp lý, số tiền cho vay không đủ hoặc quá nhiều, không giám sát đƣợc khoản vay một cách đầy đủ. Cũng có thể là phân tích không chính xác báo cáo tài
chính, tài sản bảo đảm không đầy đủ, hồ sơ giấy không đầy đủ, ngƣời cho vay thiếu kinh nghiệm, và gian lận.
Mặc dù chính sách và quy trình cấp tín dụng tại Agribank Kiên Giang hiện nay khá chặt chẽ nhƣng do việc không chấp hành tốt các nguyên tắc tín dụng, công tác giám sát việc thực hiện đúng quy trình cho vay chƣa đƣợc chú trọng đúng mức tại Chi nhánh và các phòng giao dịch của Agribank Kiên Giang, áp lực kế hoạch tăng trƣởng, áp lực cạnh tranh cũng làm gia tăng RRTD.
Từ kết quả điều tra cho thấy yếu tố chƣa tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến rủi ro tín dụng, chiếm đến 57% mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, yếu tố hoạt động kiểm tra nội bộ chƣa thƣờng xuyên và hiệu quả chiếm 65% và năng lực đội ngũ CBTD của Agribank Kiên Giang cũng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.
Bảng 2.19. RRTD do nguyên nhân từ phía ngân hàng và từ các đảm bảo tín dụng
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
2.4.3.1. Chƣa tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng
* Giai đoạn trước khi cho vay
- Thu thập thông tin khách hàng không đầy đủ và chính xác: Thông tin khách hàng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của ngƣời vay. Trong quá trình cấp tín dụng, rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay. Tin vào hồ sơ khách hàng
cung cấp mà thiếu sự xác minh tính pháp lý của hồ sơ vay và thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin.
- Phân tích tài chính không đầy đủ, thất bại khi xem xét các nhu cầu về vốn. Cho vay đúng mức sẽ hạn chế nhiều rủi ro. Bất kỳ số tiền nào quá mức cũng sẽ đƣợc sử dụng và sẽ có sự lệch lạc trong điều chuyển vốn. Cho vay quá ít sẽ làm cho khách hàng tiếp tục xin vay tăng thêm tạo mối quan hệ trở nên căng thẳng, khách hàng không có khả năng lập kế hoạch, chi phí tăng thêm. Khách hàng sẽ tìm kiếm nguồn ở ngân hàng khác.
- Công tác thẩm định tài sản đảm bảo:
+ Do thiếu thông tin trung thực về khách hàng nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống RRTD. Tuy nhiên, dần dần ngân hàng trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phƣơng án kinh doanh nên sẽ dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy sẽ dễ mắc sai lầm chủ quan. Việc này có thể gây ra mối quan hệ khách hàng trở nên căng thẳng và đánh mất nguồn kinh doanh cho ngân hàng khác.
+ Định giá tài sản theo thông báo của cơ quan định giá mà không thẩm định, xem xét, đánh giá lại có phù hợp với thị trƣờng hay không. Việc này dẫn đến trƣờng hợp khi xảy ra rủi ro dẫn đến phải xử lý tài sản bảo đảm nhƣng giá trị tài sản bảo đảm lại thấp hơn nhiều so với giá trị định giá ban đầu gây thất thoát vốn của ngân hàng.
- Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác nhƣ:
+Về phía cán bộ thẩm định: Agribank Kiên Giang không có phòng thẩm định, tái thẩm định các món vay vƣợt quyền phán quyết, việc này đƣợc đảm nhiệm bởi trƣởng phòng tín dụng, phó giám đốc phụ trách tín dụng và giám đốc chi nhánh.
+Về phía ngƣời xét duyệt cho vay: Hiện tại phòng Tín dụng tại Chi nhánh bố trí 1 trƣởng phòng, 2 phó phòng vừa làm công tác quản lý điều hành tín dụng chung toàn tỉnh vừa lo kinh doanh tại Hội Sở. Với sự kiêm nhiệm xét duyệt và thẩm định hồ sơ vay là không thể tránh khỏi những sai sót do chủ quan.
+Quy trình cấp tín dụng đƣợc ban hành, hƣớng dẫn chặt chẽ, tuy nhiên, do áp lực kinh doanh, chạy theo doanh số và lợi nhuận đƣợc giao nên nhiều khoản tín dụng đƣợc cấp khá vội vàng; Chạy theo yêu cầu của khách hàng mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định kỹ lƣỡng cả về định tính và định lƣợng. Việc kiểm tra tình hình kinh doanh,
năng lực tài chính, việc sử dụng vốn vay, kiểm soát dòng tiền của khách hàng không đảm bảo. Cho vay theo uy tín, cho vay vì mục đích chính trị. Không xác định mối qua tâm của các nhà tài trợ khác. Một số trƣờng hợp do nóng lòng có thu nhập mà bỏ qua các nguyên tắc tín dụng, cho vay quá mức hoặc cho vay quá ít đều dẫn đến những nguy cơ nợ xấu.
+Thiếu sự tƣ vấn chặt chẽ cho khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Không có hoặc không thể ép các hiệp định trả nợ.
* Giai đoạn trong khi cho vay
- Do còn thiếu cán bộ đi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản nên đôi khi Agribank Kiên Giang để khách hàng tự đi đăng ký. Điều này dẫn đến những rủi ro khó lƣờng khi khách hàng không trung thực.
- Thỏa thuận, cấu trúc khoản vay kém hoặc không thích hợp, bất lực về kỹ thuật. Ví dụ nhƣ lựa chọn giải ngân theo hạn mức hay từng lần, chia kỳ trả nợ bất hợp lý có thể gây ra những rủi ro về sau.
* Giai đoạn sau khi cho vay
- Quá trình giám sát sau cho vay còn tiến hành lỏng lẻo, qua loa, cán bộ quản lý giám sát chƣa đủ năng lực, kinh nghiệm hoặc trách nhiệm chƣa cao nên công tác giám sát kiểm tra sau cho vay chỉ mang hình thức, đối phó đầy đủ thủ tục theo quy định nhƣng chƣa thực sự giải quyết một cách sâu sát và triệt để nhằm phòng ngừa các RRTD phát sinh.
- Không thƣờng xuyên thăm viếng, nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng; Thiếu sự hỗ trợ khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn.
- Không đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Nhiều khoản vay bị quá hạn kéo dài nhƣng vẫn chƣa đƣợc xử lý một cách triệt để nhằm thu hồi nợ.
- Kiểm tra và kiềm soát kém. Quản lý các mối quan hệ của khách hàng hoặc của CBTD kém hoặc không có nên ít thông tin dự báo về khoản vay. Kinh nghiệm ít về xử lý nợ có vấn đề.
2.4.3.2. Đạo đức và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kinh doanh còn hạn chế
- Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Agribank đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cho vay và
cẩm nang văn hóa Agribank, nhƣng chƣa ban hành một cẩm nang cho vay và Bảng tổng hợp các lỗi nghiệp vụ và lỗi về chất lƣợng phục vụ khách hàng của cán bộ kinh doanh. Việc phổ biến giáo dục quy tắc cho vay không thƣờng xuyên và xử lý không nghiêm việc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp nên RRTD xuất phát từ vấn đề này vẫn tiếp tục xảy ra.
- Đa phần nhân viên làm công tác tín dụng tại Agribank Kiên Giang không đƣợc đào tạo qua những trƣờng lớp chính quy, đúng chuyên ngành. Vì vậy họ chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của công tác tín dụng, chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của cơ chế thị trƣờng, cũng nhƣ khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phƣơng án, dự án còn yếu kém; Không nhận biết đƣợc những dấu hiệu rủi ro đôi khi xuất hiện ngay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng; Chƣa chấp hành đầy đủ quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng đã ban hành, công tác thẩm định còn qua loa, sơ sài. Bên cạnh đó chính sách đào tạo nhân viên của Agribank chƣa đƣợc chú trọng vì vậy trình độ nghiệp vụ của CBTD không đƣợc nâng cao nên dẫn đến việc tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.
2.4.3.3. Hoạt động kiểm tra nội bộ chƣa thƣờng xuyên và hiệu quả