Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và cơ cấu quản lý, giám sát rủi ro

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kiên giang (Trang 90)

rủi ro tín dụng của Ngân hàng

Mặc dù, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Kiên Giang trong thời gian qua đã có những bƣớc tiến và những thành công nhất định. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng vẫn thƣờng xuyên xảy ra, nợ quá hạn vẫn phát sinh. Hơn nữa trong tình hình tài chính tiền tệ vẫn còn nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, thì việc đƣa ra các giải pháp để nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng là rất cần thiết để giữ vững chất lƣợng tín dụng, khống chế nợ xấu ở mức thấp nhất.

Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy với tình hình nhân sự hiện tại tại Hội Sở chính của Agribank Kiên Giang, bộ phận tín dụng chỉ chiếm 15% tổng số cán bộ nhân viên. Ở tại các chi nhánh huyện trực thuộc, bộ phận tín dụng chỉ chiếm từ 25 đến 30% tổng số cán bộ. Việc phân công CBTD vừa cho vay, vừa thẩm định cộng với dƣ nợ cao và lƣợng khách hàng lớn gây quá tải cho đội ngũ CBTD. Với thị phần cho vay của Agribank hiện nay chỉ chiếm khoản 26,4% trong toàn tỉnh, so với màng lƣới rộng khắp của Agribank thì con số này chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.

Do đó, cần có chính sách thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng. Trong đó tăng dần tỷ lệ CBTD nhằm đáp ứng cho việc quản lý nợ tốt hơn tăng khả năng giữ vững, mở rộng thị phần của Agribank. Định kỳ hai năm phải có sự chuyển đổi địa bàn quản lý giữa các cán bộ để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ đƣợc tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc đƣợc nhanh chóng.

Nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro và chi phí, cần phải thực hiện tốt việc cho vay theo đúng địa bàn phụ trách đã đƣợc phân công, không đƣợc cho vay tràn lan, ngoài địa bàn quản lý.

Cơ cấu giám sát và quản trị RRTD

Thực tế cho thấy bất kỳ hoạt động nào đều phải có hệ thống kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên và định kỳ thì mới có thể thực hiện tốt và đi đúng định hƣớng đã đề ra. Nhất là trong công tác tín dụng, việc kiểm tra, giám sát cần thực hiện nghiêm túc và phải

đúng quy trình. Đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng vì nó mang tính phòng ngừa, phát hiện và dự báo rủi ro. Agribank xây dựng phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ nên đảm bảo đánh giá độc lập với bộ phận kinh doanh và quản lý rủi ro và việc kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Tuy nhiên, cần phải tăng cƣờng hơn nữa trong công tác này, cải tiến quy trình kiểm tra giám sát phù hợp với kiểm toán Nhà nƣớc và theo chuẩn mực quốc tế nhằm ngăn ngừa tiêu cực hơn là xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh kiên giang (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)