Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt đƣợc. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhƣng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu nhƣ phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hƣởng.
Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng đƣợc kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trƣờng là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng.
Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trƣớc đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng. Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể đƣợc giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tƣơng lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vƣợt quá khả năng của các ngân hàng thƣơng mại, Nhà nƣớc sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải đƣợc thay thế.
Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi đƣợc. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng nhƣ xử lý những khoản nợ xấu mà trƣớc đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng. .
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RRTD TẠI AGRIBANK KIÊN GIANG
GIAI ĐOẠN 2009-2013 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Agribank Kiên Giang Giới thiệu về Agribank Việt Nam
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tên tiếng Anh : Viet Nam bank for Agriculture and Rural development Tên giao dịch : AGRIBANK
Trụ sở chính : Số 02, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Website : www.agribank.com.vn
Biểu trƣng :
Quá trình hình thành Agribank Kiên Giang
Quá trình xây dựng và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn gắn liền với sự chuyển đổi cơ chế chung của đất nƣớc cũng nhƣ cơ chế tổ chức và hoạt động của ngành Ngân hàng. Có thể chia làm ba thời kỳ:
Thời kỳ trƣớc năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là một bộ phận của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNNVN), hoạt động hoàn toàn mang tính hành chính, bao cấp.
Thời kỳ 1988 - 1990, với Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng đã tách hệ thống Ngân hàng từ 1 cấp thành 2 cấp là Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các Ngân hàng chuyên doanh. Tuy nhiên, hoạt động Ngân hàng cũng còn mang nặng tính bao cấp, trên 80% vốn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là vốn đi vay của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam; đối tƣợng khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã theo mô hình cũ.
Thời kỳ 1990 đến nay, cùng với sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, các công ty tài chính và sau đó là Luật các tổ chức tín dụng và hàng loạt các Nghị định, quyết định của Chính phủ trong đó có quyết định công nhận Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt, là bƣớc ngoặt quan trọng để Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trở thành Ngân hàng thƣơng mại có tƣ cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Agribank Kiên Giang là chi nhánh của Agribank Việt Nam. Tổ chức tiền thân là Ngân hàng phát triển Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, đƣợc thành lập ngày 18/05/1988 theo quyết định số 31/NH-QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở kế thừa đội ngũ nhân viên của Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Kiên Giang và Ngân hàng Đầu tƣ Xây dựng Kiên Giang.
Đến năm 1990, chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đƣợc đổi thành Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Kiên Giang, theo quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, và đến nay là Agribank Kiên Giang.
Agribank Kiên Giang hoạt động theo quy chế tổ chức, kinh doanh do Chủ Tịch Hội đồng quản trị Agribank ban hành. (Nguồn Phòng Hành chính – Nhân sự)
Quá trình phát triển Agribank Kiên Giang
Vào năm 1988, toàn tỉnh có 12 huyện và 01 thị xã đó là: Thị xã Rạch Giá, Huyện Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, Hà Tiên, Kiên Hải và huyện Phú Quốc. Tất cả các huyện thị trên đều có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nƣớc, một số huyện có cửa hàng Kim khí đá quý trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc huyện là huyện Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận và Phú Quốc.
Tổng số cán bộ viên chức toàn Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh khi nhận bàn giao là 510 ngƣời. Về trình độ: đại học 32 ngƣời, tỷ lệ 6,27%. Đang học đại học 41 ngƣời, tỷ lệ 8,03%. Trung học 167 ngƣời, tỷ lệ 32,74%. Đang học trung học 65 ngƣời, tỷ lệ 12,74%. Sơ học 102 ngƣời, tỷ lệ 20,00%. Chƣa qua trƣờng lớp 103 ngƣời, tỷ lệ 20,22%.
Tiếp nhận bàn giao từ Ngân hàng Nhà nƣớc, khi đó tổng nguồn vốn huy động tiếp quản là 2.389 triệu đồng, trong đó tiền gởi tiết kiệm dân cƣ chỉ có 266 triệu đồng, tổng dƣ nợ 26.059 triệu đồng.
Đến cuối năm 2013, Agribank Kiên Giang có 425 cán bộ trong đó có 220 cán bộ nữ. Trình độ cán bộ: trình độ thạc sỹ: 2 ngƣời, đại học 296 ngƣời , cao đẳng và cao cấp 16 ngƣời, trung cấp 57 ngƣời và chƣa qua đào tạo còn 54 ngƣời. Về ngoại ngữ có 4 ngƣời đại học, 20 ngƣời có chứng chỉ C, 119 ngƣời có chứng chỉ B và 66 ngƣời có chứng chỉ A. Về tin học có 14 ngƣời đại học, 99 ngƣời có chứng chỉ B và 218 ngƣời có chứng chỉ A. Tuổi trung bình của cán bộ là 40, trong đó tuổi bình quân nữ là 38. Đây là độ tuổi cũng tƣơng đối cao.
Nhìn chung lực lƣợng cán bộ có trình độ từ Đại học chiếm đa số trên 70%, có trình độ chuyên môn cao, mang tính chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động, nhạy bén, năng nổ và trung thành với sự nghiệp của Ngành, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp tốt.
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2013 (cả ngoại tệ quy đổi) là: 4.271 tỷ đồng, trong đó tiền gửi dân cƣ: 3.278 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76,75 %/tổng nguồn vốn huy động. Tổng dƣ nợ quản lý (cả ngoại tệ quy đổi): 7.619 tỷ đồng.
Về trang thiết bị, công nghệ: Agribank rất chú trọng đầu tƣ công nghệ nhằm đạt đƣợc mục tiêu Ngân hàng hiện đại và phát triển đƣợc nhiều sản phẩm dịch vụ tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ. Agribank đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, nối mạng đến tất cả các chi nhánh trực thuộc, dữ liệu tập trung, sử dụng phần mềm hiện đại hóa Ngân hàng IPCAS “The modernization of Interbank Payment and Customer Accounting System”: Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng. Nối mạng triển khai chƣơng trình thu hộ ngân sách với các đơn vị Kho Bạc Nhà nƣớc, Cục thuế, Hải quan; nối mạng thanh toán tiền điện, nƣớc với Điện lực, Bƣu điện,…Ở Agribank Kiên Giang trung bình mỗi cán bộ có 1 máy vi tính, sử dụng hệ điều hành và các phần mềm tiện ích có bản quyền. Hiện có 26 máy ATM đặt ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh tại những địa điểm tập trung dân cƣ thuận tiện cho ngƣời sử dụng.
Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, của địa phƣơng, Agribank Kiên Giang góp phần không nhỏ trong việc đầu tƣ phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà. Hiện nay màng lƣới hoạt động rộng lớn đứng hàng thứ nhất trong 39 tổ chức tín dụng có mặt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với 27 chi nhánh, phòng giao dịch khắp các huyện, thị của tỉnh Kiên Giang, trừ chi nhánh Phú Quốc đã đƣợc chia tách thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc quản lý của Agribank Việt Nam.
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức của Agribank Chi nhánh tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự Agribank Kiên Giang, 2013).
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC
P. Tín dụng P. Kế toán P. TC-HC P. DV và Marketing P. Kiểm tra P. Kế hoạch tổng hợp
P. Kinh doanh ngoại hối P. Điện toán P. Giao dịch 01
CÁC CHI NHÁNH (LOẠI 3) HUYỆN, THỊ TRỰC THUỘC
CN huyện Giồng Riềng CN huyện Kiên Lƣơng CN huyện Hòn Đất
CN huyện Kiên Hải
CN huyện Tân Hiệp
CN Hà Tiên CN Ba Hòn CN Vĩnh Lạc CN Bến Nhất CN Mỹ Lâm CN huyện An Biên CN huyện An Minh CN huyện Vĩnh Thuận CN huyện Châu Thành CN huyện Gò Quao CN Rạch Sỏi PGD U Minh Thƣợng PGD Vĩnh Hòa Hiệp PGD Mong Thọ PGD Bình An PGD Mỹ Đức
Điểm GD Mũi Nai PGD Bình An
PGD Sóc Sơn
PGD Thạnh Đông A
PGD Kinh B PGD số 02
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013
Nằm trên một địa bàn có những thuận lợi thiên nhiên ƣu đãi về địa hình, địa thế, tỉnh Kiên Giang đƣợc các nhà đầu tƣ chọn nhƣ là một nơi có tiền năng phát triển kinh tế lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ vào mảnh đất này. Riêng trong lĩnh vực ngân hàng thì:
+ Các đối thủ cạnh tranh: Hiện tại Kiên Giang có 50 TCTD với 163 điểm giao dịch đã tạo nên môi trƣờng cạnh tranh rất gay gắt, nhất là trƣớc sự điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã thực hiện giảm trần lãi suất huy động liên tục trong 6 tháng đầu năm 2013 thì nhiều TCTD trên địa bàn đã có những động thái nhằm nâng lãi suất huy động vƣợt trần nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác huy động vốn của chi nhánh, nhất là tiền gởi dân cƣ; lãi suất huy động bằng USD tiếp tục xuống thấp (từ 2% xuống còn 1.25%/năm) không kích thích đƣợc ngƣời gửi bằng loại tiền này.
+ Khách hàng: khách hàng chủ yếu của Agribank tập trung ở thành phần kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp (>70%), Doanh nghiệp nhà nƣớc <1%, DN ngoài quốc doanh >25%, khác 5%.
+ Đối thủ tiềm ẩn: các ngân hàng thƣơng mại cổ phần chuẩn bị xâm nhập thị trƣờng, các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài.
Một số số liệu phản ánh tình hình kinh doanh giai đoạn 2009-2013 của Agribank Kiên Giang:
Huy động vốn
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động
ĐVT: tỷ VNĐ
Khoản mục
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) KKH 554 28,60% 667 25,62% 480 16,02% 801 21,73% 959 22,45% CKH < 12 tháng 935 48,27% 1.736 66,69% 2.302 76,81% 2.069 56,13% 2.368 55,44% CKH ≥ 12 tháng 448 23,13% 200 7,68% 215 7,17% 816 22,14% 944 22,10% Cộng 1.937 100% 2.603 100% 2.997 100% 3.686 100% 4.271 100% Nguồn: [2]
Bảng 2.2. Tăng trƣởng nguồn vốn huy động ĐVT: tỷ VNĐ Khoản mục Số dƣ Tăng trƣởng % 2009 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 KKH 554 667 480 801 959 20,40 -28,04 66,88 19,73 CKK <12 tháng 935 1.736 2.302 2.069 2.368 85,67 32,60 -10,12 14,45 CKK ≥ 12 tháng 448 200 215 816 944 -55,36 7,50 279,53 15,69 Cộng 1.937 2.603 2.997 3.686 4.271 34,38 15,14 22,99 15,87 Nguồn: [2] Hoạt động tín dụng Bảng 2.3. Cơ cấu dƣ nợ ĐVT: tỷ VNĐ Khoản mục
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 3.016 72,73 3.619 72,02 4.239 73,85 5.077 75,89 5.796 76,07 Trung hạn 1.028 24,79 1.291 25,69 1.290 22,47 1.403 20,97 1.647 21,62 Dài hạn 103 2,48 115 2,29 211 3,68 210 3,14 176 2,31 Cộng 4.147 100,00 5.025 100,00 5.740 100,00 6.690 100,00 7.619 100,00 Nguồn: [2].
Hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thẻ
Có thể nhóm các hoạt động dịch vụ của Agribank nhƣ sau:
Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nƣớc gồm: thanh toán trong nƣớc, thanh toán hóa đơn, thu hộ ngân sách nhà nƣớc. Nhóm dịch vụ kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ. Nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế: thanh toán xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối. Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ. Nhóm dịch vụ MobileBanking. Nhóm sản phẩm dịch vụ liên kết ngân hàng, bảo hiểm,...
Hoạt động thanh toán của Agribank Kiên Giang ngày càng phát triển do ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến theo hƣớng tự động hóa, mở rộng dịch vụ. Nhƣng qua nghiên cứu số liệu cho thấy tỷ lệ thu ngoài tín dụng chiếm bình quân qua các năm (2009-2013) chỉ chiếm hơn 5% thu nhập ròng: Thu nhập ròng ngoài tín dụng năm 2013 đạt 20,5 tỷ đồng, tăng 2,3 tỷ so năm 2012, chiếm tỷ lệ 5,89%/tổng thu nhập ròng. Năm 2012 18,2 tỷ, chiếm 5,07%/tổng thu nhập ròng. Năm 2011 18,3 tỷ đồng chiếm 6,74%/tổng thu nhập ròng,...
Điều này cho thấy thu nhập của chi nhánh chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Phân tích thêm một số số liệu hoạt động kinh doanh qua các bảng sau:
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng trƣởng %
2010 2011 2012 2013
Tổng doanh thu 628 980 1.446 1.475 1.330 56,05 47,55 2,01 -9,83
Tổng chi phí 581 874 1.312 1.264 1.152 50,43 50,11 -3,66 -8,86
Lợi nhuận sau thuế 47 106 134 211 178 125,53 26,42 57,46 -15,64
Tổng tài sản 4.340 5.286 6.100 7.088 7.849 21,80 15,40 16,20 10,74 ROA (%) LN sau thue/Tong TS 1,08 2,01 2,20 2,98 2,27 Nguồn: [1].
Bảng 2.5. Mô tả tình hình tài sản, nguồn vốn và đầu tƣ của Agribank Kiên Giang
Đơn vị: tỷ VNĐ
THỜI KỲ
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013
1. Tổng tài sản có 4.340 5.286 6.100 7.088 7.849
2. Tổng nguồn vốn huy động. 1.937 2.603 2.997 3.686 4.271
3. Đầu tƣ kinh doanh khác. 4.147 5.025 5.740 6.690 7.619
4. Tổng huy động trên tổng đầu tƣ 44,63% 49,24% 49,13% 52,00% 54,41%
5. Tổng đầu tƣ kinh doanh khác trên tổng tài sản có. 95,55% 95,06% 94,10% 94,38% 97,07%
6. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ 7,52% 4,20% 2,96% 1,69% 3,31%
7. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ 1,13% 0,82% 1,92% 0,75% 1,04%
Nguồn: [1].
Ngân hàng thƣờng xuyên có vốn huy động bình quân đáp ứng khoản 50% số đầu tƣ cho vay. Nên ngân hàng cần mở rộng nhiều loại hình dịch vụ và cải thiện các biện pháp kinh doanh nhằm thu hút vốn đáp ứng cho đầu tƣ.
- Chỉ số 5: tổng dƣ nợ trên tổng tài sản có: thƣờng xuyên chiếm ở mức cao trên 94%, chứng tỏ khả năng đầu tƣ mở rộng kinh doanh rất lớn, cần phải xem xét cân đối giữa chỉ tiêu huy động đƣợc để có thể đáp ứng nguồn này.
- Chỉ số Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ luôn đƣợc kiềm chế ở mức thấp, dƣới mức an toàn cho phép của NHNN 3%, chứng tỏ khả năng đánh giá, phân tích khả năng trả nợ của khách hàng tốt.
2.3. Cơ cấu và chất lƣợng tín dụng giai đoạn 2009-2013 2.3.1. Cơ cấu tín dụng