Nền kinh tế không ổn định là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng phổ biến chiếm khoảng 67% tổng số ngƣời trả lời, tiếp theo yếu tố nguyên nhân do quá trình tự do hóa tài chính và sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa hiệu quả của NHNN cũng ảnh hƣởng khá nhiều đến chất lƣợng tín dụng chiếm khoảng 60%. Ngoài ra, hệ thống thông tin còn bất cập cũng chiếm tỷ lệ khá cao 55%. Từ kết quả trên chứng tỏ rằng hiện nay yếu tố môi trƣờng bên ngoài đã và đang ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Bảng 2.17. Rủi ro tín dụng nguyên nhân từ môi trƣờng bên ngoài
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
2.4.1.1. Nguyên nhân do nền kinh tế không ổn định
Nền kinh tế nƣớc ta hiện giờ đang phụ thuộc nhiều vào các ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Mà những ngành này lại phụ thuộc nhiều vào rủi ro thời tiết. Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hƣởng lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh nhƣ dệt may, xuất khẩu hàng nông sản (xuất khẩu café, hạt điều, xuất khẩu cá basa,..) có nguy cơ không bán đƣợc khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng. Hoặc một sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu (tăng thuế, giảm hạn ngạch, thay đổi tiêu
chuẩn nhập khẩu) tại các nƣớc sở tại ảnh hƣởng đến sản lƣợng xuất khẩu. Riêng tại Kiên Giang là một tỉnh có thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản... Do ảnh hƣởng sự khủng hoảng kinh tế thế giới những năm qua nên một số doanh nghiệp tại địa bàn rơi vào cảnh khó khăn, một số doanh nghiệp phá sản nên không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.
2.4.1.2. Nguyên nhân do quá trình tự do hóa tài chính
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thƣờng xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trƣờng.
Tại Kiên Giang hiện có khoảng 39 tổ chức tín dụng nên có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc chạy theo các chỉ tiêu về lợi nhuận và tăng trƣởng đã làm cho các ngân hàng lôi kéo khách hàng của nhau dẫn đến các tiềm ẩn về rủi ro.
2.4.1.3. Nguyên nhân do môi trƣờng pháp lý
* Thủ tục hành chính tại địa phương còn phức tạp
Sự chậm trễ, rƣờm rà trong các thủ tục hành chính nhiều lúc ảnh hƣởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân. Tại Kiên Giang mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chính sách cải cách thủ tục hành chính nhằm mang lại sự thuận lợi cho các tổ chức, công dân khi đến quan hệ với cơ quan Nhà nƣớc. Tuy nhiên, một số cơ quan ban ngành vẫn thực hiện chƣa tốt việc cải cách thủ tục hành chính, nhiều cơ quan vẫn chƣa có quy trình một cửa dẫn đến việc một số cán bộ còn nhũng nhiễu, hạch sách khi ngƣời dân đến liên hệ công việc. Ta biết rằng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân có tính thời điểm, nhƣng nó sẽ không thể thực hiện nhanh chóng nếu không đƣợc “cởi trói” bởi các thủ tục pháp lý. Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tƣ “buộc lòng” phải “treo” trên giấy. Điều này gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn.
* Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN
Hiện nay, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống đã có nhiều bƣớc tiến đáng kể nhƣng chƣa có sự cải thiện căn bản về chất lƣợng. Đội ngũ nhân viên chƣa thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu ngày càng cao, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chƣa theo kịp. Nội dung và phƣơng pháp
thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đƣợc đổi mới. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Việc thanh tra thƣờng tập trung vào hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại lớn, vốn Nhà nƣớc, trong khi những sai phạm phát sinh ngày càng nhiều của ngân hàng cổ phần đƣợc chỉ đƣợc phát hiện khi vụ việc bị đổ bể. Tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh, lách luật, đi đêm trong hệ thống ngân hàng luôn diễn biến phức tạp mà không có sự quản lý chặt chẽ từ phía NHNN. Do vậy mà có những sai xót trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng không bị phát hiện, xử lý kịp thời.
* Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập
Đây là thách thức lớn không những cho Agribank nói chung mà còn cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc mở rộng tín dụng và kiểm soát tốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tƣơng xứng là điều hết sức khó khăn. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trƣờng thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Những hạn chế có thể liệt kê nhƣ:
- Trung tâm CIC đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhƣng chƣa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật.
- Thông tin cung cấp chƣa đầy đủ và hoàn chỉnh, phần lớn là thông tin định lƣợng, chƣa đƣa ra nhận xét khách quan về thông tin của ngƣời vay nhƣ tƣ cách khách hàng hay những nguyên nhân của những khoản tín dụng xấu do mối liên kết rất lỏng lẻo giữa các TCTD và chƣa có biện pháp chế tài cho các TCTD khi không cung cấp hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin.