trình của Basel
2.6.1.1 Về xây dựng môi trƣờng tín dụng thích hợp
Nhận thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng là một trong những công tác có ảnh hƣỏng lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Ban giám đốc Agribank Kiên Giang đã ứng dụng những nguyên tắc Basel về quản trị nợ xấu để xây dựng môi trƣờng tín dụng thích hợp nhƣ: Phê duyệt chính sách RRTD, xây dựng một chiến lƣợc xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng về tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro,... Trên các cơ sở đó Ban Giám đốc Agribank Kiên Giang đã thực thi các định hƣớng này nhằm phát hiện, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát nợ xấu.
2.6.1.2. Về thực hiện cấp tín dụng lành mạnh
Theo Basel thì các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh nhƣ thị trƣờng mục tiêu, đối tƣợng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng... Hiện nay Agribank Kiên Giang xác định thị trƣờng mục tiêu cụ thể đó là nông nghiệp nông thôn; Ngoài ra, tất cả các đối tƣợng khách hàng khi đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng đều đƣợc cho vay.
Ngân hàng cần phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia. Tại Agribank Kiên Giang có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng cũng nhƣ các sửa đổi tín dụng theo Basel, quy định rõ trách nhiệm từng bộ phận tham gia.
Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản trị RRTD có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đƣa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị RRTD là một trong những nguyên tắc của Basel. Tuy nhiên, hiện nay Agribank Kiên Giang vẫn chƣa thể tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel do nhiều điều kiện khách quan. Bên cạnh đó, việc nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng cũng không đƣợc thực hiện tốt nên mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình chƣa thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.
2.6.1.3. Về duy trì quá trình quản lý, đo lƣờng và theo dõi tín dụng phù hợp
Mô hình quản trị RRTD hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết đƣợc vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhƣng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản trị RRTD. Hiểu rõ đƣợc vấn đề này, Ban Lãnh đạo Agribank Kiên Giang cũng đã thực hiện cơ chế trao đổi thông tin, nhƣng hiệu quả của nó chƣa cao vì những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay chƣa đƣợc bộ phận tín dụng cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và phần nhiều những đánh giá rủi ro mang tính chủ quan, chƣa có tính dự đoán và phòng ngừa cao. Đồng thời, Agribank Kiên Giang cũng chƣa xây dựng đƣợc hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan; không có sự tách bạch giữa các bộ phận chuyên quản trị RRTD và kinh doanh.
Ứng dụng nguyên tắc Basel nên Agribank đã xây dựng cho riêng mình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản trị RRTD. Agribank Kiên Giang đã thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hƣớng tín dụng với từng khách hàng.
Thực hiện theo nguyên tắc Basel trong cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này, Agribank Kiên Giang đã giao cho CBTD phối hợp với cán bộ Kế hoạch – nguồn vốn quản lý rủi ro xử lý đối với các khoản vay tại Chi nhánh, riêng tại các chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc thì giao cho bộ phận kế hoạch kinh doanh xử lý.