Khái quát về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NGƯỜI dân về DỊCH vụ bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG lập PHƯƠNG án bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ và tái ĐỊNH cư dự án KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG hậu TỈNH hậu GIANG (Trang 37)

2.2.1. [N1]Những vấn đề cơ bản về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (a) Các khái niệm

Bồi thường , hỗ trợ và tái định cư là vấn đề lớn của quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong những trường hợp điển hình như xây đập, làm đường, phát triển đô thị,…

- Đền bù thiệt hại hay bồi thường, hỗ trợ là việc khôi phục lại giá trị tài sản, nguồn sinh sống, lợi ích vật chất và tinh thần theo nghĩa rộng cho người sử dụng đất bị ảnh hưởng do quá trình triển khai dự án. Có ý kiến cho rằng đền bù thiệt hại

không phải là bồi thường mà là hình thức trách nhiệm dân sự để bù đắp tổn thất về vật chất , tinh thần cho bên bị ảnh hưởng. Vì mặc dù có chung sự thiệt hại nhưng thiệt hại này không phải là do hành vi trái pháp luật ( của nhà đầu tư hay của nhà nước) gây ra, mà thực chất là kết quả của chu trình “ phá hủy – tái tạo” trong quá trình phát triển đô thị và kinh tế - xã hội. [12] Nhưng thực tế, vấn đề bồi thường, hỗ trợ hay đền bù thiệt hại đều như nhau, vì đều là sự ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần mà đối tượng bị tác động không mong muốn.

- “ Người bị ảnh hưởng” là những người, do việc thực hiện dự án, bị hoặc sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp về kinh tế và xã hội vì các lý do: (a) lấy đất, dẫn tới việc: (i) di dời hoặc mất nơi cư trú; (ii) mất tài sản hoặc khả năng tiếp cận tới tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập hoặc sinh kế, bất luận là những người này có phải di dời tới nơi khác hay không; hoặc (b) bị hạn chế về khả năng tiếp cận tới các vườn quốc gia và các khu bảo tồn khác, dẫn tới tác động tiêu cực lên sinh kế của họ. [25].

- Tái định cư là việc di dân của các cá nhân, hộ gia đình hoặc toàn bộ làng xã nhằm mục đích lập cư ( bao gồm cả việc ổn định nơi cư trú, việc làm và đời sống của người dân). Tái định cư là một khái niệm mang nội hàm khá rộng, dùng để chỉ những ảnh hưởng tác động đến đời sống của nhóm dân cư do bị mất tài sản và nguồn thu nhập trong quá trình phát triển dự án gây ra, bất kể có phải di chuyển hay không và các chương trình nhằm khôi phục cuộc sống của họ. Như vậy tái định cư bao hàm cả việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi dất. Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá trình di chuyển người dân đến nơi ở mới. [12].

- Việc tổ chức tái định cư luôn tồn tại nhiều thách thức. Trước hết, nó đòi hỏi bản thân những nhà hoạch định chính sách phải có tầm nhìn xa để bảo đảm việc di dân gắn với lợi ích lâu dài của người trong cuộc . Bên cạnh đó, sự đồng tình của số đông bộ phận chuyển cư mà sự nhận thức của người dân thường không ổn định và dễ bị tác động bởi những yếu tố tâm lý, thị trường. Cuối cùng nếu tái định cư chất lượng thấp hay di dời chậm tiến độ không có kế hoạch tốt thì công tác tái định cư sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. [12]. (hình 2.2)

Sức ép tiến hành di dân

Di dời chậm tiến độ Tái định cư chất lượng thấp

Quay trở lại nơi ở cũ

Hình 2.2: Vòng luẩn quẩn của tái định cư chất lượng thấp

Nguồn: Dẫn trong, Nguyễn Tấn Phát (2009).

- Vòng luẩn quẩn tái định cư cho ta biết đâu là nguyên nhân thất bại của các dự án tái định cư. Một là, việc thực hiện phải tuân thủ theo kế hoạch nhưng các bên gặp vướng mắc trong khâu giải tỏa nên không đạt hiệu quả từ phía người dân, chủ đầu tư và chính quyền. Hai là, di dân ồ ạt không có kế hoạch sẽ khiến cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, tức tình trạng cung về nhà ở và dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân làm cho chất lượng cuộc sống của người dân tái định cư bị giảm xuống. Cả hai nguyên nhân này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tái định cư và cũng là nguyên cớ của việc hồi cư lại càng làm cho tiến độ di dời chậm. Do đó, về mặt cơ bản, việc tổ chức tái định cư phải gồm 3 phần: (1) Xác định đúng đối tượng tái định cư. (2) Xem xét địa bàn tái định cư có phù hợp hay không. (3) Thiết lập quy hoạch cho khu dân cư mới đảm bảo những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. [12].

(b). Bản chất của bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Khi luận bàn về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần phải xem xét mối quan hệ ba bên giữa nhà nước, nông dân và các nhà đầu tư trong việc thu hồi, đền bù đất đai.

Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Về nguyên tắc, Nhà nước có đầy đủ các quyền sử dụng, hưởng lợi, quản lý và định đoạt đối với đất. quyền định đoạt bao gồm 2 loại quyền cơ bản: (1) giao đất, cho thuê đất để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng; (2) quyền thu hồi đất đã giao hoặc cho thuê để sử dụng theo mục đích qui hoạch vì lợi ích chung.

Trên thực tế, hầu hết diện tích đất Nhà nước đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng và đã đầu tư trên mặt đất ở các mức độ khác nhau. Các chủ sử dụng đất cũng tạo lập đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh trên mảnh đất thuộc quyền chủ sử dụng của họ. Do đó, khi thu hồi đất sẽ gây xáo trộn lớn về đời sống, hoạt động cùng với những thiệt hại hữu hình và vô hình cho người sử dụng đất. Việc đền bù các thiệt hại về vật chất và sắp xếp đời sống người dân bị thu hồi đất là một trách nhiệm đương nhiên của Nhà nước và Chủ đầu tư.

Bản chất của đền bù thiệt hại khi thu hồi đất không phải là quan hệ mua – bán đất đai ( hay quyền sử dụng đất) dù nhìn nhận bất kỳ góc độ nào. Thu hồi và đền bù thiệt hại về đất đai mang ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ Nhà nước, nhà đầu tư và người dân chứ không phải đơn thuần là một quan hệ giao dịch có tính chất ngang giá kiểu thương mại. Trong tổ chức thực hiện, Nhà nước có thể trực tiếp đứng ra thu hồi và đền bù thiệt hại nhưng cũng có thể giao cho các tổ chức khác thực hiện quyền này theo những qui định mà Nhà nước ban hành. (hình 2.3)

Trao đổi hàng hóa Nông dân (người sử dụng đất) Thực hiện 5 quyền Nếu cùng mục đích sử dụng Nhà đầu tư Đền bù thiệt hại Thu Hồi Đất Giao Cho Thuê Đất Các Nghĩa Vụ Tài chính

Quỹ đất công do NN quản lý Nhà nước

c

Hình 2.3: Qui trình thu hồi và bồi thường đất đai của Nhà nước – nông dân – nhà đầu tư

Nguồn: Dẫn trong, Nguyễn Tấn Phát (2009).

Việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các mục đích khác kéo theo nhiều thay đổi ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của nông dân. Mặt khác, chất lượng chung cư tái định cư thấp, không phù hợp với sinh hoạt của nông dân và chi phí sinh họat cao trong khi thu nhập của họ không ổn định. Hệ quả tất yếu là các hộ bán căn hộ tái định cư để đi nơi khác hoặc lấn chiếm đất để sinh sống. [12].

2.2.2. [N2] Hiện trạng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Hậu Giang

Kể từ khi chia tách cho đến nay, tỉnh Hậu Giang coi đầu tư là tiền đề, là điều kiện để phát triển nên đã chú trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành các dự án kêu gọi đầu tư, hoàn thiện hạ tầng du lịch, mạng lưới giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước.... thực hiện bằng nhiều hình thức kêu gọi các nhà đầu tư; trong đó, có chú trọng: thực hiện tốt

Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đặc biệt tập trung làm tốt công tác quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện đúng tiến độ các công trình, dự án đã được phê duyệt. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt kinh doanh cho nhà đầu tư thông qua việc công khai minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất. Kiên quyết thu hồi các diện tích mặt đất, mặt nước để không hoặc sử dụng không hiệu quả đã giao cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trước đây để cho các nhà đầu tư khác thuê.

Xác định quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và phát triển, ngay sau khi chia tách, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn cùng các địa phương tiến hành lập các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, huyện và quy hoạch ngành: đất, giao thông, nông nghiệp, thương mại, du lịch, điện; quy hoạch ODA, quy hoạch các ngành thuộc khối văn hoá-xã hội… làm cơ sở để lập các quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư, giao đất cho các chủ đầu tư thực hiện dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Đặc biệt là lập quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, hiện tỉnh có 02 khu công nghiệp và 05 cụm công nghiệp tập trung, với tổng quy mô diện tích trên 2.722 ha. Song song đó, Tỉnh cũng tiến hành xây dựng các Khu tái định cư – dân cư phục vụ các khu cụm công nghiệp với diện tích gần 72ha.

Trong 05 năm (2005-2010) công tác GPMB đã thực hiện đạt được kết quả khá cao: tổ chức thực hiện 272 dự án, tham mưu cho UBND các cấp thu hồi 2.127 ha đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho trên 27.655 hộ dân bị giải tỏa thu hồi đất với tổng kinh phí trên 2.384 tỷ đồng, giải quyết chính sách tái định cư cho các hộ dân đủ điều kiện trên 5.443 hộ.

Thực hiện giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng trong lĩnh vực văn hóa xã hội như: Bệnh viện đa khoa 500 giường, hệ thống trường học (Trường ĐH Võ Trường Toản, Trường Cao Đẳng Cộng Đồng, trường dạy nghề, trường phổ thông,…) các khu văn hóa thể thao nhằm phục vụ khám chữa bệnh, học hành, vui chơi giải trí cho nhân dân.Thực hiện đầu tư xây dựng các cơ quan Đảng, Đoàn thể, chính quyền, công an, quân sự đảm bảo chổ nơi làm việc để giải quyết tốt công việc hành chính cho nhân dân, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, giữ gìn an ninh trật tự, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

an toàn xã hội. Thực hiện giao đất cho các nhà đầu tư để thực hiện các dự án xây dựng khu dân cư, khu thương mại ở thị xã, các trung tâm thị trấn các huyện, phục vụ đô thị hóa và phát triển thương mại dịch vụ. Đặc biệt giao đất cho nhà đầu tư ở Khu, cụm công nghiệp để xây dựng các nhà máy công nghiệp lớn như: giao đất cho Tập đoàn Tàu Thủy Việt Nam VinaShin diện tích trên 200 ha, giao đất công ty Lee & Man để xây dựng nhà máy giấy diện tích trên 100 ha, giao đất cho công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Minh Phú diện tích trên 65 ha…nhằm phát triển công nghiệp Tỉnh.

Để đảm bảo triển khai tốt các công trình trên, UBND tỉnh đã linh động, sáng tạo với nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng, nhờ thế hàng loạt dự án có diện tích giải phóng mặt bằng lớn đã được giao cho các nhà đầu tư triển khai xây dựng trong thời gian ngắn, như: Nhà máy đóng tàu tại khu công nghiệp sông Hậu, dự án nhà máy giấy Lee & Man, Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Minh Phú ….

Nhờ có chính sách ưu đãi về đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính và cải thiện kết cấu hạ tầng nên việc thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều kết quả nổi bật, thu hút các nhà đầu tư lớn vào địa bàn tỉnh.

Hiện toàn tỉnh có 1.822 doanh nghiệp (năm 2010: 314 DN), tổng vốn đăng ký là 16.816 tỷ đồng; thu hút đầu tư theo luật Đầu tư cho 423 dự án nhà đầu tư trong và ngoài nước, tổng vốn 54.400 tỷ đồng và 730 triệu USD (15 dự án nhà đầu tư nước ngoài, tổng vốn 730 triệu USD).

Đặc biệt, các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh đã thu hút được 31 nhà đầu tư trong và ngoài nước, với tổng diện tích giao đất, cho thuê đất gần 900ha, đạt trên 64% tổng diện tích đất khu công nghiệp, tổng vốn thu hút đầu tư trên 37.600 tỷ đồng và 633,2 triệu USD. Một số nhà đầu tư lớn: Tập đoàn Giấy LEE&MAN Việt Nam (Công ty TNHH giấy LEE&MAN Việt Nam), Trung tâm nhiệt điện Sông Hậu, Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Minh Phú…

2.3. [N3] Hoạt động của Ban BTTH-GPMB tỉnh Hậu Giang 2.3.1. Tổng quan Ban BTTH-GPMB tỉnh Hậu Giang (a). Lịch sử hình thành và phát triển

Ban Bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng tỉnh Hậu giang được thành lập từ tháng 02/2004 theo Quyết định số 78/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Hậu Giang là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có trụ sở được phép sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng.

Đến ngày 23 tháng 06 năm 2010, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang ra Quyết định số 1385/QĐ-UBND thành lập Trung tâm phát triển Quỹ đất tỉnh Hậu Giang trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị: Ban Bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng tỉnh Hậu Giang và Trung tâm quản lý, khai thác và phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang; là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang. Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 287/QĐ-STNMT ngày 16/9/2010 của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang.

Trụ sở của Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang được đặt tạm tại: Khu Hành chính 406, phường 5, Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

(b). Chức năng, nhiệm vụ :

Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang ( trước đây là Ban BTTH- GPMB tỉnh Hậu Giang) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Nội Vụ. Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Hậu giang là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Trung tâm PTQĐ tỉnh Hậu giang có tư cách pháp nhân, có Trụ sở và con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Trung Tâm PTQĐ tỉnh Hậu Giang có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định thị trường bất động sản; Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Phát triển các khu tái định cư; Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

trên đất; Đấu giá quyền sử dụng đất; Đấu thầu dự án có sử dụng đất; Quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường và giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, Trung tâm có các quyền sau: được cung cấp các văn bản về chính sách, pháp luật của Nhà nước và các tài liệu khác có liên quan đến nhiệm vụ được giao; Tư vấn, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao cho tổ chức, cá nhân; Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NGƯỜI dân về DỊCH vụ bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG lập PHƯƠNG án bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ và tái ĐỊNH cư dự án KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG hậu TỈNH hậu GIANG (Trang 37)