Tổng quan về tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NGƯỜI dân về DỊCH vụ bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG lập PHƯƠNG án bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ và tái ĐỊNH cư dự án KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG hậu TỈNH hậu GIANG (Trang 36)

Hậu Giang “ đất lành chim đậu” một vùng đất giàu tiềm năng nằm ở miền tây Sông Hậu với dân số khoảng 791.430 người dân trên diện tích 1.607,72 km vuông sống chủ yếu với các ngành nghề Nông nghiệp, Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp...Với một nguồn lao động trẻ cần cù cùng chính sách thông thoáng là điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu tư.

Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI.

Tỉnh Hậu Giang là trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau qua hệ thống giao thông thủy bộ như: quốc lộ 1A, 61, tuyến đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Giang. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Vị Thanh có thế mạnh về phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; vừa có lợi thế so sánh về mối quan hệ liên vùng kinh tế, vừa có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế và quốc phòng - an ninh của tiểu vùng Tây Sông Hậu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì ở mức cao, năm 2010: 13,54%

(năm 2004:10,81%), đây là mức tăng thuộc loại khá cao so các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 là 15,9 triệu đồng (860 USD), tăng gấp 2,7 lần so năm 2004 (6 triệu đồng, tương đương 383 USD).

Cơ cấu ngành kinh tế đến cuối năm 2010: tiếp tục chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng khu vực II và III, giảm tương đối tỷ trọng khu vực I. Tỷ trọng khu vực I là

34,06% (năm 2004: 45,59%), tỷ trọng khu vực II là 30,52% (năm 2004: 29,69%), tỷ trọng khu vực III là 35,42% (năm 2004: 27,42%).

Tổng thu nội địa năm 2010 đạt 898 tỷ đồng, tăng 4,4 lần so năm 2004 (204 tỷ đồng); tổng mức đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 8.105 tỷ đồng, gấp hơn 4,4 lần so năm 2004 (1.846 tỷ đồng).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2010 đạt 183,1 triệu USD, tăng 32,9% so năm 2004 (137,8 triệu USD). Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 49,5 triệu USD, tăng 10,3 lần so năm 2004 (4,8 triệu USD).

Giải quyết việc làm năm 2010 đạt 23.500 lao động, tăng 51,6% so năm 2004

(15.500 lao động); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 22,87% năm 2004 xuống còn 18% năm 2010; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo năm 2005 từ

23,55% xuống còn 9,95% tổng số hộ năm 2010; có 43 đơn vị đạt chuẩn xã văn hoá, tăng 22 xã so năm 2004; tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện từ 90,3% năm 2004 lên 96,7% số hộ năm 2010; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 66% năm 2004 lên 90% tổng số hộ năm 2010...

Từ đây cho chúng ta thấy rằng, đô thị hóa là con đường phát triển tất yếu của mọi quốc gia cho nên nhu cầu công nghiệp hóa , đô thị hóa để đem lại chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì quá trình thu hồi đất ngày càng nhiều dẫn đến khách hàng thụ hưởng dịch vụ công về giải phóng mặt bằng ngày càng tăng. Do đó, đòi hỏi công tác quy hoạch thu hồi đất phải tiến hành một cách khao học.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NGƯỜI dân về DỊCH vụ bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG lập PHƯƠNG án bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ và tái ĐỊNH cư dự án KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG hậu TỈNH hậu GIANG (Trang 36)