Hiệu quả của công tác tổ chức tiền lương của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại công ty cổ phần sách và thiết bị trường học t.p hồ chí minh (Trang 93)

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC T.P HỒ CHÍ MINH.

4.Hiệu quả của công tác tổ chức tiền lương của doanh nghiệp.

Như ta đã biết, nếu muốn hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuân trên vốn chủ sỡ hữu…. cho nên để đánh giá hiệun quả của công tác quản lý tiền lương thì ta dùng các chỉ số sau để đánh giá có thể được xem là chính xác nhất. tuy nhiên riêng đối với công tác tổ chức tiền lương thì hiệu quả của nó đem lại không chỉ là dựa vào những đóng góp của nó vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể ở đây là doanh thu và lợi nhuận mà nó còn thể hiện ở mặt là nó thật sự đã đem lại động lực cho công nhân viên trong công ty hay chưa. Và các chỉ số thể hiện rõ nhaat hiệu quả của công tác tiền lương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đó là chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí tiền lươn và lợi nhuận trên một đồng chi phí tiền lương. Sau đây là bảng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của công tác tiền lương:

BẢNG 18 :BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢCÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG

Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 +/- % +/- % 1. DTT Trđ 138.133 157.513 153.751 +19.380 +14,03 -3.762 -2,39 - KD 77.999 86.309 105.903 +8.310 +10,65 +19.594 +22.770 - SX 53.398 65.040 40.511 +11.642 +21,80 -24.529 -37,71 - In 6.736 6.164 7.337 -572 -8,49 +1.173 +19,03 2. LNTT Trđ 4.364 4.408 5.738 +44 +1,01 +1.330 +30,18 - KD 1.636 1.630 2.847 -6 -0,37 +1.217 +74,66 - SX 2.526 2.526 2.528 0 0 +2 +0,08 - In 202 252 363 +50 +24,75 +111 +44,05 3.Quỹ lương Trđ 11.759 13.025 12.981 +1.266 +10,77 -44 -0,34 - KD 3.382 3.491 3.482 +109 +3,22 -9 -0,26 - SX 6.857 8.033 7.990 +1.176 +17,15 -43 -0,54 - In 1.420 1.501 1.509 +81 +5,70 +8 +0,53 4. SLĐbq Người 589 589 563 0 0 -26 -4,4 - KD 184 184 175 0 0 -9 -4,9 - SX 332 332 315 0 0 -17 -5,1 - In 73 73 73 0 0 0 0 5. HTL 11,75 12,09 11,84 +0,34 +2,89 -0,25 -2,07 - KD 23,06 24,72 30,41 +1,66 +7,2 +5,69 +23,02 - SX 7,79 8,10 5,07 +0,31 +3,98 -3,03 -37,41 - In 4,74 4,11 4,86 -0,63 -13,29 +0,75 +18,25 6. PTL 0,37 0,34 0,44 -0,03 -8,11 +0,10 +29,41

- KD 0,48 0,47 0,82 -0,01 -2,08 +0,35 +74,47- SX 0,37 0,31 0,32 -0,06 -16,22 +0,01 +3,22 - SX 0,37 0,31 0,32 -0,06 -16,22 +0,01 +3,22 - In 0,14 0,17 0,24 +0,03 +21,43 +0,07 +41,18 7. PLĐ Trđ/ng 7,41 7,48 10,19 +0,07 +0,94 +2,71 +36,23 - KD 8,89 8,86 16,27 -0,03 -0,34 +7,41 +83,63 - SX 7,61 7,61 8,03 0 0 +0,42 +5,52 - In 2,77 3,45 4,97 +0,68 +24,55 +1,52 +44,56

Trong đó: HTLlà doanh thu trên một đồng chi phí tiền lương.

PTL là lợi nhận trên một đồng chi phí tiền lương, chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh cứ bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì thu vào bao nhiêu đồng lợi nhuận. thông qua chi phí này ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lương của doanh nghiệp giữa các chu kỳ sản xuất khác nhau.

Nhận xét:

4.1 Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí tiền lương+ Xét toàn bộ công ty: + Xét toàn bộ công ty:

- Năm 2004, cứ bình quân 1 đồng chi phí tiền lương bỏ ra, thì trong hoạt động sản xuất kinh doanh thu về 11,75 đồng doanh thu.

- Năm 2005, cũng với 1 đồng chi phí tiền lương bỏ ra nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh lại thu về tới 12,09 đồng doanh thu.

=> Như vậy, doanh thu trên 1 đồng chi phí tiền lương năm 2005 đã tăng hơn so với năm 2004 là 0,34 đồng, tương ứng với mức tăng là 2,89%.

Như vậy, nếu xét theo chỉ tiêu này thì năm 2005 công ty đã sử dụng chi phí tiền lương có hiệu quả hơn so với năm 2004. Cho dù trong năm 2005 cả 2 nhân tố quỹ lương và doanh thu đều tăng; tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu luôn lớn hơn tốc độ tăng của quỹ lương. Đây là một cách quản lý và sử dụng tiền lương có hiệu quả xét về khía cạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bước sang năm 2006 thì chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí tiền lương đã giảm, giảm đi 0,25 đồng, tương ứng với mức giảm là 2,07% so với năm 2005. Bình quân cứ 1 đồng chi phí tiền lương bỏ ra vào sản xuất kinh doanh thì trong năm 2006 thu về chỉ có 11,84 đồng. Như vậy, ta thấy rằng mức độ hiệu quả trong sử dụng chi phí tiền lương năm 2006 không được duy trì tốt như trong năm 2005. Cụ thể là, doanh thu trên 1 đồng chi phí tiền lương đã giảm đi 0,25 đồng. Điều đáng nói là trong năm 2006 tốc độ giảm của tiền lương có xu hướng chậm hơn

tốc độ giảm của doanh thu. Đây là dấu hiệu cho thấy các cán bộ làm việc trong công tác tiền lương cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với cán cân quỹ lương trong những kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

+Nếu xét trong từng bộ phận:

- Khối sản xuất:

Nếu năm 2004, cứ bình quân 1 đồng chi phí tiền lương chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu về chỉ có 7,79 đồng doanh thu. Trong khi đó thì năm 2005 thì thu về tới 8,10 đồng doanh thu. Do đó, với cùng 1 đồng chi phí tiền lương bình quân bỏ ra vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mức doanh thu thu về trong năm 2005 đã tăng 0,31 đồng, tương ứng với mức tăng là 3,98% so với năm 2004.

Mặc dù vậy, sang năm 2006, cùng với 1 đồng chi phí tiền lương bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ thu về có 5,07 đồng doanh thu. Như vậy, so với năm 2005 thì doanh thu năm 2006 chỉ đạt được 62,59%, giảm đi 37,41% tương ứng với giảm đi một lượng là 3.03 đồng. Đây là một kết quả cho thấy mức giảm tiền lương ở bộ phận này thấp hơn mức giảm của doanh thu, cho nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động công tác tiền lương nói riêng phải cần được chú ý và cải thiện để nâng cao hiệu quả ở bộ phận này.

- Khối kinh doanh:

Năm 2004, với 1 đồng tiền lương bỏ ra trong sản xuất kinh doanh thì thu về chỉ có 23,06 đồng doanh thu. Nhưng trong năm 2005 th ì doanh thu thu về tới 24,72 đồng. Cho nên, cùng với 1 đồng chi phí tiền lương bình quân bỏ ra thì mức doanh thu trên 1 đồng chi phí tiền lương năm 2005 cao hơn so với năm 2004 là 1,66 đồng, tương ứng với mức tăng là 7,20%.

Năm 2006 với 1 đồng chi phí tiền lương bỏ ra vào sản xuất kinh doanh thì thu về tới 30,41 đồng doanh thu. Tức là so với năm 2005 doanh thu trên 1 đồng chi phí tiền lương đã tăng 5,69 đồng, tương ứng với mức tăng là 23,02%. Đây là một kết quả phản ánh cho ta thấy rằng ở bộ phận sản xuất kinh doanh thiết bị hiệu quả đạt cao nhất.

Như vậy: với việc trong năm 2005 cho dù ở bộ phận kinh doanh quỹ lương có tăng nhưng luôn tăng ch ậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu cho nên hiệu quả của công ty vẫn được duy trì. Đồng thời sang năm 2006, với việc quỹ lương không những giảm mà doanh thu càng tăng so với năm 2005 đã làm cho hiệu

quả sử dụng tiền lương của công ty tại bộ phận kinh doanh là rất cao. Chứng tỏ rằng bộ phận kinh doanh đang có những đóng góp lớn trong kết quả chung của toàn công ty.

Một phần của tài liệu công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại công ty cổ phần sách và thiết bị trường học t.p hồ chí minh (Trang 93)