Đánh giá hoạt động thanh toán bằng phƣơng pháp L/C tại công ty:

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán bằng lc tại công ty cổ phần thủy sản thông thuận, cam ranh (Trang 81)

Trong những năm qua, mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng, nhƣng hoạt động kinh doanh nói chung và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói riêng vẫn chƣa đạt hiệu quả cao do trong việc tổ chức thực hiện quy trình hợp đồng công ty không tránh khỏi những thiếu sót và bộc lộ một số điểm hạn chế.

2.3.3.1. Điểm mạnh:

- Công ty có một hệ thống khách hàng truyền thống uy tín luôn tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho công ty thông qua việc giới thiệu, truyền miệng về năng lực làm việc và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của công ty.

- Công ty lựa chon ngân hàng Agribank là ngân hàng thông báo L/C. Đây là một ngân hàng làm việc lâu năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Do đó, có thể tận dụng đƣợc kinh nghiệm làm việc của đội ngủ nhân viên ngân hàng trong việc kiểm tra tính chân thật của L/C.

- Quy trình thanh toán L/C của công ty hầu nhƣ đi theo đúng trình tự, không đi tắt, bỏ qua các trung gian. Do đó, giảm rủi ro xảy ra.

2.3.3.2. Điểm yếu:

 Sau khi nhận đựoc L/C từ ngân hàng thông báo, công ty phải tiến hành kiểm tra nội dung, hình thức của L/C. Đây là công tác hết sức quan trọng trong quy trình XK theo L/C. Nếu không phát hiện những điều không hợp lí hoặc không phù hợp với hợp đồng có thể dẫn đến bồi thƣờng hợp đồng và bị từ chối thanh toán.

- Nội dung các điều khoản trên L/C khác với nội dung các điều khoản ghi trên hợp đồng.

- L/C có thêm những điều khoản mà rất có thể công ty không thể thực hiện đƣợc, dẫn đến bộ chứng từ thanh toán bất hợp lệ.Tuy nhiên, tại công ty hiện nay công tác này còn chƣa đƣợc chú trọng. Do đó, gây ra những sai sót kỷ thuật khi lập bộ chứng từ thanh toán.

- Nhân viên xuất nhập khẩu tiến hành công việc theo thói quen và kinh nghiệm, chƣa có những hiểu biết sâu sắc về các thông lệ quốc tế, đồng thời gặp cản trở về ngôn ngữ . Do đó, nhiều lúc không nắm bắt đƣợc hết nội dung L/C.

 Trong khâu giao hàng cho phƣơng tiện vận tải: Việc giao hàng của Công ty đôi khi gặp khó khăn do hàng giao không đúng lịch trình của cơ quan điều hành cảng, điều này làm trễ thời gian vận chuyển ảnh hƣởng xấu tới kết quả thực hiện hợp đồng.

 Trong khâu thanh toán: Phƣơng thức thanh toán còn bó hẹp, áp dụng phƣơng thức thanh toán bằng L/C còn tồn tại khó khăn nhƣ làm mất nhiều thời gian và chi phí sử dụng vốn lớn, nguyên nhân là do khi mở L/C có nhiều tập quán nƣớc nhập khẩu mà Công ty không thoả mãn, thời gian giao dịch bằng L/C qua nhiều công đoạn. Mặt khác tình trạng chậm thanh toán tiền hàng vẫn tồn tại do nhiều khách hàng quen lợi dụng phƣơng thức thanh toán bằng điện chuyển tiền (TTR) nên kéo dài thời gian thanh toán.

Tóm lại, có thể nói trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt và tham gia vào nền kinh tế thế giới biến động đã đem lại cho công ty nhiều cơ hội thuận lợi cũng nhƣ thách thức, khó khăn. Trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt với môi trƣờng kinh doanh phức tạp nhƣng công ty đã có nhiều cố gắng và hoàn thành khá tốt chỉ tiêu đề ra. Điều này tạo nền móng quan trọng bƣớc đầu, từ đó chuẩn bị hoàn thiện hơn nữa việc tổ chức thực hiện quy trình HĐXK trong tƣơng lai.

CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU VÀ HẠN CHẾ RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC L/C

TẠI CÔNG TY

Trong các cuộc giao thƣơng quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C (thƣ tín dụng) luôn là phƣơng thức thanh toán quan trọng nhất giữa những doanh nghiệp. Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhƣng những rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không cẩn thận khi thanh toán theo phƣơng thức L/C.

Qua phân tích qui trình thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty, ta nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác lập bộ chứng từ thanh toán đối với ngƣời xuất khẩu. Với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, ham học hỏi; công tác lập chứng từ của công ty ít xảy ra sai sót dẫn đến tình trạng bộ chứng từ bị từ chối thanh toán. Tuy nhiên, công tác lập bộ chứng từ tại công ty nói riêng và các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam nói chung bên cạnh những ƣu điểm còn có một số hạn chế do sơ sót và bất cẩn trong thao tác đánh máy, ghi chép thông tin trong quá trình lập chứng từ.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới đã gia tăng mạnh mức độ giao thƣơng cả hai chiều. Nay các DN XNK không phải thông qua các đầu mối trung gian, nếu đủ điều kiện, có thể thƣơng thảo trực tiếp với các nhà cung cấp ở nƣớc sở tại. Đây là lợi thế lớn cho các DN nƣớc ta tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các DN XNK đã gặp phải rất nhiều vụ gian lận trong thanh toán quốc tế và tình trạng này ngày càng phức tạp. Nếu các doanh nghiệp giao thƣơng thông qua các trung gian, đầu mối thƣơng mại lớn có thƣơng hiệu, uy tín trên thƣơng trƣờng thì DN ít có nguy cơ gặp rủi ro. Nhƣng thực tế hiện nay nhiều DN XNK giao thƣơng trực tiếp thƣờng là những nhà cung cấp nhỏ, nhà môi giới kinh doanh nhỏ ở nƣớc sở tại - họ hoàn toàn có thể giao dịch theo kiểu khách hàng vãng lai, làm một thƣơng vụ rồi thôi. Vì vậy DN rất dễ gặp rủi ro xuất phát từ gian lận thƣơng mại khi giao dịch thanh toán.

Do dó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C hay lƣờng trƣớc đƣợc những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C, có thế việc mua bán hàng hoá mới nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán bằng lc tại công ty cổ phần thủy sản thông thuận, cam ranh (Trang 81)