Giai đoạn Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp vào miền Nam ViệtNam

Một phần của tài liệu Tiến sĩ lịch sử tiến trình quan hệ kinh tế hoa kỳ việt nam giai đoạn 2000 2015 (Trang 29)

7. Kết cấu của luận án

1.1.2.Giai đoạn Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp vào miền Nam ViệtNam

Giai đoạn này quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam DCCH ở vào tình trạng đối đầu căng thẳng nhất, hầu như Hoa Kỳ không có quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam DCCH. Trái lại, Hoa Kỳ thực hiện chính sách cấm vận chống Việt Nam DCCH (5/1964), đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại các cơ sở kinh tế của miền

Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân. Do đó tác động tiêu cực từ di sản quá khứ của giai đoạn này đến quan hệ kinh tế song phương là rất sâu sắc và nặng nề.

Ở miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ đã thay chân Pháp và thiết lập ở đây một chính quyền thân Hoa Kỳ, do đó miền Nam Việt Nam đặt dưới sự “bảo trợ” của Hoa Kỳ. Quyền lợi chiến lược và quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ ở Việt Nam có một vị trí rất quan trọng, điều này đã được giới cầm quyền Mỹ khẳng định một cách ngấm ngầm và công khai từ trước. Tài liệu mật của Lầu Năm Góc đã khẳng định: “Mỹ phải giữ lấy miền Nam Việt Nam, y như đã giữ Nam Triều Tiên và Đài Loan. Ba vùng đó có một tầm quan trọng quyết định đến vị trí của Mỹ ở Đông Nam Á” [114, tr.15-17]. Nhận thức về lợi ích kinh tế của hoa Kỳ tại Đông Dương có thể thấy qua phát biểu của Tổng thống Eisenhower trong bài diễn văn ngày 04 tháng 8 năm 1953: “nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc và tungstine mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không còn thuộc về tay chúng ta nữa. Chúng ta đang tìm cách nào rẻ tiền nhất để ngăn chặn điều bất lợi có thể xẩy đến, đó là việc mất khả năng lấy được những thứ gì chúng ta muốn lấy từ số tài nguyên giàu có của Đông Dương và Đông Nam Á” [114, tr. 8]. Có thể thấy, tầm nhìn chiến lược về địa

- kinh tế và địa - chính trị ở Việt Nam đã được chính giới Hoa Kỳ xác định một cách rõ ràng.

Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ khi thiết lập quan hệ kinh tế với miền Nam Việt Nam là nhằm xây dựng, củng cố sức mạnh cho chính quyền Việt Nam cộng hòa thông qua quan hệ thương mại, đầu tư, viện trợ kinh tế. Mặt khác, thông qua quan hệ kinh tế với chủ thể Việt Nam Cộng hoà, Hoa Kỳ sẽ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm nông nghiệp của bản xứ để nhập khẩu vào Hoa Kỳ, “miền Nam Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ một số mặt hàng như nguyên liệu, gỗ, cao su, hải sản, gốm sứ” [125, tr.11]. Thông qua quan hệ kinh tế và viện trợ ở miền Nam Việt Nam, phía Hoa Kỳ có điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.

Do miền Nam Việt Nam được đặt dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ nên quan hệ viện trợ kinh tế là “xương sống” của mọi hoạt động kinh tế. Một điều cần nhấn mạnh là, viện trợ Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 đã không thực hiện

được các mục tiêu mà họ mong muốn. Trái lại, vì khoản viện trợ và chi phí khổng lồ đó nên đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế Hoa Kỳ. Vì vậy, viện trợ càng kéo dài, càng tăng thì phong trào phản chiến của nhân dân Hoa Kỳ càng mạnh mẽ. Tất cả các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam mới nằm trong khuôn khổ của giai đoạn bình định, chưa chuyển sang giai đoạn khai thác. Vì vậy, Hoa Kỳ đầu tư và tốn kém nhiều nhưng chưa thu được gì. Đồng thời, sự lún sâu và thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược đã làm chia rẽ nội bộ nước Mỹ, “cuộc chiến tranh 30 năm đã chấm dứt một cách đầy kịch tính, đẩy nước Mỹ vào tình trạng thất vọng và hoang mang” [66, tr. 331].

Nhằm nắm độc quyền trong lĩnh vực đầu tư, đầu năm 1961, Hoa Kỳ đã yêu cầu chính quyền Ngô Đình Diệm ký bản cam kết ưu đãi tư bản đầu tư của Hoa Kỳ, gọi là “Hiệp ước thân hữu và liên lạc kinh tế Việt - Mỹ”. Trong hiệp ước này, chính quyền Ngô Đình Diệm phải cam kết bảo đảm cho tư bản đầu tư của Hoa Kỳ được thuận lợi trong mọi lĩnh vực kinh tế về và trên tất cả các mặt như: việc mua đất đai, thuê nhân công, chuyển lãi hàng năm về nước, có hiệp đồng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra và hứa sẽ không quốc hữu hoá trong một thời gian dài (tùy từng ngành, có ngành thì thời gian đó được đảm bảo tới 99 năm).

Về mặt kinh tế, trong giai đoạn đầu của chính quyền Ngô Đình Diệm, hàng viện trợ chủ yếu là hàng tiêu dùng trực tiếp. Hàng viện trợ khi được bán ra thị trường (để thu về ngân sách) cũng thấm một phần ra dân chúng, nhất là ở các đô thị, nên cũng tạo ra cho xã hội (một góc nào đó) một bộ mặt phồn vinh. Tuy nhiên, ở nông thôn tình hình kinh tế cũng không có cải thiện nào đáng kể.

Bước sang các giai đoạn sau, tình hình kinh tế cũng không có nhiều chuyển biến. Mặc dù viện trợ có làm tăng thêm của cải, hàng hoá và lương bổng cho những tầng lớp gắn bó với Hoa Kỳ nhưng nền kinh tế miền Nam Việt Nam trên thực tế thì lại sa sút, “Ngân sách thâm hụt, 1962 lạm phát 3,9 % đến 1964 lạm phát đến 16,4%” [114, tr. 40]. Năm 1965, miền Nam Việt Nam từ chỗ xuất khẩu gạo phải nhập khẩu 129 ngàn tấn gạo, năm 1968 nhập khẩu tăng lên 765 ngàn tấn gạo. Hoạt động ngoại thương của miền Nam cũng để phục vụ cho chiến tranh: nhập khẩu hàng tiêu dùng như thịt gia súc, gia cầm ướp lạnh, đồ hộp và hàng công nghiệp phục vụ chiến tranh, chủ yếu

được nhập từ Hoa Kỳ và bằng tiền viện trợ. Do đó, bộ máy tiêu thụ hàng viện trợ phình to, nhiều nhà tư sản chuyển sang kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, thương nhân bành trướng làm nhiệm vụ tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ. Miền Nam Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là gạo và cao su dưới dạng nguyên liệu thô và do tư sản nước ngoài nắm giữ, “tuy nhiên xuất khẩu chỉ bù đắp được từ 15 - 30% nhu cầu nhập khẩu, còn lại được thanh toán bằng tiền đi vay của các tổ chức quốc tế và tiền viện trợ từ Mỹ và đồng minh” [43, tr.76].

Về mặt xã hội, viện trợ, đầu tư của Hoa Kỳ đã không tạo nên sự phồn thịnh thực sự ở miền Nam. Trong khi đó, “với chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch và chính sách dồn dân lập ấp chiến lược đã khiến cho ruộng đất bị bỏ hoang, rừng bị đốt, bị rải chất độc hoá học, khiến cho nông nghiệp tiêu điều” [43, tr.76]. Đúng như nhận định của chính Cơ quan Viện trợ Hoa Kỳ (USAID), năm 1989: “viện trợ theo cách đó một mặt là lãng phí của cải của nhân dân nước đi viện trợ và mặt khác đã làm hại hơn là làm lợi cho các quốc gia được viện trợ” [114, tr.3].

Tóm lại, những di sản quá khứ trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ trước

năm 1975 (đặc biệt giai đoạn 1954 – 1975) đã để lại một chương đen tối trong lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia. Tác động tiêu cực của quá khứ đã làm “tụt hậu” quá trình xác lập và diễn tiến của quan hệ kinh tế song phương, đồng thời, sự đối đầu căng thẳng trong giai đoạn chiến tranh đã để lại những ám ảnh nhất định cho hiện tại và tương lai của mối quan hệ. Tuy nhiên, quá trình này cũng để lại những bài học kinh nghiệm, cho nên mang ý nghĩa tích cực nhất định cho cả hai quốc gia trong nỗ lực quan hệ hiện tại vì mục tiêu bình đẳng, hợp tác cùng có lợi cho cả hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam.

1.1.3. Tác động của tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ sau năm 1975

Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2000 là quá trình vận động để xác lập quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam, bởi lẽ, từ năm 1975 nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, hòa bình, thống nhất, trở thành chủ thể kinh tế duy nhất, hợp pháp trong quan hệ với Hoa Kỳ. Để thiết lập quan hệ kinh tế, hai quốc gia phải trải qua một chặng đường dài

đấu tranh nhằm bình thường hóa quan hệ, trước hết là bình thường hóa quan hệ ngoại giao nhằm khai thông bế tắc về chính trị do di sản của quá khứ để lại.

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, với thái độ thù địch của “người thua cuộc”, Hoa Kỳ đã thực thi chính sách cấm vận chống lại Việt Nam (1978).Với chính sách này, Việt Nam bị coi là kẻ thù và những quan hệ với kẻ thù sẽ bị trừng trị. Chính sách cấm vận chống Việt Nam của Hoa Kỳ được thực thi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế bao gồm: “quan hệ thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, tiền tệ, tín dụng...” [125, tr.11]. Hoa Kỳ cũng ngăn cản các nước

đồng minh và nhiều tổ chức quốc tế quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam. Như vậy, nguyên nhân sự thù địch và đóng băng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam giai đoạn này xuất phát từ những “di chứng” của chiến tranh và sự khác biệt về chính trị giữa hai quốc gia. Do đó, đấu tranh để bình thường hóa quan hệ ngoại giao đòi hỏi nỗ lực từ cả hai phía. Sau khi chính sách cấm vận được thực thi nhiều người Mỹ có thiện chí, nhất là những cựu chiến binh đã bền bỉ đấu tranh thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ bỏ cấm vận chống Việt Nam. Mặt khác, chính sách cấm vận chống Việt Nam khi thực thi cũng đã gặp sức ép phản đối từ nhiều thành phần và nhóm lợi ích trong xã hội Mỹ, trong đó quan trọng nhất là từ phía những nhà chính trị chuyên nghiệp muốn Hoa Kỳ có vai trò thực sự ở Đông Dương và Việt Nam. Theo họ, “cấm vận sẽ làm ngắt quảng chính sách của Mỹ trong khu vực này, bỏ cấm vận sẽ có lợi cho cả hai bên” [92, tr. 7]. Ngoài ra, sức ép còn từ phía những nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, những người có thiện cảm với Việt Nam. Thông qua công cuộc đổi mới, việc Việt Nam từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng và mở rộng hợp tác với nhiều nước trên thế giới đã tạo cho người Mỹ niềm tin vào một nước Việt Nam mới.

Cùng với thời gian, chính sách cấm vận của Hoa Kỳ chống Việt Nam bị lỗi thời trong cách nhìn của đa số người Mỹ, nên đặt ra yêu câu cần phải loại bỏ. Hơn nữa, việc cô lập chống Việt Nam ngày càng tạo ra phản ứng trái ngược ngay trong chính giới Hoa Kỳ. Bởi vì, khả năng Hoa Kỳ đóng vai trò một nước lớn ở Đông Dương và Đông Nam Á đã bị chính sách này gây cản trở, làm thiệt hại đến nhiều lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ, vì vậy xu hướng phải loại bỏ cấm vận chống Việt Nam ngày càng thắng thế.

Nhân tố khách quan tác động đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn này còn có thể kể đến việc cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô, sự rạn nứt quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sau vụ Thiên An Môn (1989), sự lan rộng của tiến trình toàn cầu hóa, xu hướng phát triển kinh tế thế giới theo kinh tế thị trường và đặc biệt là sự tác động tích cực đến Việt Nam của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc và cải tổ ở Liên Xô.

Từ năm 1985, cùng với công cuộc cải tổ và sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Liên Xô, tình hình thế giới và khu vực có những thay đổi quan trọng. Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế đã tác động tích cực đến quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Hai bên bắt đầu có những tiếp xúc trở lại, trong đó Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề MIA. Các cuộc thương lượng tìm kiếm MIA là chiếc cầu nối giúp hai bên bắt đầu hợp tác giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại. Một nhân tố khác rất quan trọng trong việc xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đó là: Việt Nam và ASEAN đã tích cực hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Các động thái đó đã tác động tích cực đến sự điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ. Ngày 18 tháng 7 năm 1990, Ngoại trưởng Hoa Kỳ J. Baker đã tuyên bố sẽ đối thoại trực tiếp với Việt Nam về vấn đề Campuchia và không công nhận ghế của Chính phủ Liên hiệp Campuchia dân chủ ở Liên Hợp Quốc. Tuyên bố này của Hoa Kỳ cho thấy sự thay đổi chính sách đối với Việt Nam, mở đường cho việc bình thường hoá quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam sau này.

Nhờ những tiến bộ đạt được trong việc giải quyết vấn đề Campuchia và đặc biệt là MIA - vấn đề nhảy cảm được đặt ưu tiên lên vị trí hàng đầu trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, chính quyền Hoa Kỳ đã từng bước đưa ra các quyết định quan trọng để đi đến bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Tháng 7 năm 1993, Tổng thống B. Clinton quyết định cho các định chế tài chính như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) có thể cho Việt Nam vay tiền. Đến ngày 3 tháng 2 năm 1994, Tổng thống B. Clinton tuyên bố bãi bỏ chính sách cấm vận và mở cơ quan liện lạc tại Việt Nam. Ngày 26 tháng 5 năm 1994, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thoả thuận mở cơ quan liên lạc tại thủ đô hai nước. Tháng 2 năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ mở cơ quan liên lạc tại Washington D.C. và Hà Nội. Cuối cùng, vào ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống B. Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với

Việt Nam, đồng thời sau đó một ngày, Thủ tướng Việt Nam, Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ.

Với sự kiện quan trọng này, một trang sử mới trong lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia đã được khai mở. Hoa Kỳ đã để cuộc chiến tranh gây chia rẽ đất nước sâu sắc nhất, dai dẳng nhất lùi vào dĩ vãng. Về phía Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước đã có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc và hầu khắp các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới. Trải qua một chặng đường dài cam go với nỗ lực rất lớn của cả hai phía, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là mối quan hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi, đáp ứng nguyện vọng chung của nhân dân hai nước nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai dân tộc. Việc thiết lập quan hệ bình thường giữa hai nước còn có ý nghĩa to lớn vượt ra ngoài biên giới, đóng góp quan trọng vào củng cố hoà bình, ổn định và hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Từ khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Chính phủ, nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam đã nỗ lực vượt qua những di sản nặng nề của cuộc chiến tranh, khắc phục những khác biệt và xây dựng lòng tin để tạo ra những bước tiến dài và vững chắc trong quan hệ song phương. Các lợi ích và chính sách của Chính phủ hai nước là cơ sở và động lực của sự phát triển mới này. Chuyến thăm chính thức của Tổng thống B. Clinton đến Việt Nam vào năm 2000 chính là kết quả của quá trình vận động trên. Bill Clinton là vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự chủ. Sự kiện chính trị này là cột mốc khẳng định tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai dân tộc là không thể đảo ngược. Dưới tác động tích cực của bình thường hóa ngoại giao và sự thúc đẩy của nhân tố chính trị, quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam bắt đầu khởi động, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để hai

Một phần của tài liệu Tiến sĩ lịch sử tiến trình quan hệ kinh tế hoa kỳ việt nam giai đoạn 2000 2015 (Trang 29)