Đầu tư của ViệtNam sang Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Tiến sĩ lịch sử tiến trình quan hệ kinh tế hoa kỳ việt nam giai đoạn 2000 2015 (Trang 106)

7. Kết cấu của luận án

2.2.2.4. Đầu tư của ViệtNam sang Hoa Kỳ

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) là hoạt động mới ở Việt Nam, nhưng là hoạt động phổ biến và có quá trình lịch sử trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hoạt động này giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, nâng vị thế của đất nước trên thị trường quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sảnViệt Nam (tháng 4/2001) đã chính thức xác định chủ trương: “Khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài”, Nhà nước có vai trò “Tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài để

phát huy lợi thế so sánh của đất nước”. Sau BTA, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tăng tăng trưởng mạnh mẽ. Tính đến tháng 9 năm 2012, Việt Nam có 736 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 57 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đạt trên 15,085 tỷ USD. Tuy nhiên, hoạt động ĐTTTRNN cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động ĐTTTRNN còn nhiều bất cập.

Về đầu tư của Việt Nam sang Hoa Kỳ, Tính đến tháng 9/2006, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang Hoa Kỳ 16 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 7,4 triệu USD, vốn pháp định khoảng 7,1 triệu USD [194]. Lũy kế đầu tư của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tính đến tháng 9/2012 đạt 98 dự án với tổng số vốn đạt 350,155 triệu USD, đứng thứ 3 trong số 11 quốc gia có vốn ĐTRNN [191]. Mặc dù số lượng và quy mô các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Hoa Kỳ còn rất khiêm tốn, nhưng việc xuất hiện các nhà đầu tư Việt Nam tại Hoa Kỳ cho thấy quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ xu hướng một chiều sang xu hướng hai chiều.

Bảng 21: Đầu tư FDI của Việt Nam phân theo nước tiếp nhận đầu tư (Lũy kế đến tháng 9/2012)

STT Nước tiếp nhận Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

1 Lào 222 3.799,90 2 Campuchia 127 2.566,42 3 Hoa Kỳ 98 350,155 4 Singapore 47 86,863 5 Hàn Quốc 20 8,49 6

Liên bang Nga 16 1.709

7 Nhật Bản 16 3,52

8 Australia 11 108,18

9 Malaysia 10 469,28

11 57 nước khác 154 3.982,3

Tổng cộng 736 15.085,18

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư [191]

Một phần của tài liệu Tiến sĩ lịch sử tiến trình quan hệ kinh tế hoa kỳ việt nam giai đoạn 2000 2015 (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)