7. Kết cấu của luận án
3.3.2. Sự chênh lệch về quy mô, trình độ, của hai nền kinh tế Hoa Kỳ và
đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế được xem là nhiệm vụ trung tâm. Quá trình này phải lấy hệ giá trị văn hóa, lịch sử làm nền tảng tinh thần, vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển. Đồng thời quá trình phát triển kinh tế phải trên cơ sở ổn định chính trị và phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3.3.2. Sự chênh lệch về quy mô, trình độ, của hai nền kinh tế Hoa Kỳ và Việt Nam Việt Nam
Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam, là quan hệ giữa hai chủ thế có sự khác biệt về bản chất, quy mô, trình độ phát triển. Sự chênh lệch này sẽ dẫn tới sự bất cập, bất bình đẳng trong quan hệ hợp tác làm ăn với nhau.
Thứ nhất: Về bản chất, đây là sự khác biệt giữa một nền kinh tế thị trường TBCN (Hoa Kỳ) và một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Việt Nam).
Thứ hai: Ở góc độ thị trường, đó là sự chênh lệch giữa một nền kinh tế thị trường phát triển vào bậc nhất thế giới với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, có xuất phát điểm thấp và đang trong thời kỳ đầu của tiến trình công nghiệp hóa. Hoa Kỳ là nền kinh tế hùng hậu, dù đang bị suy thoái trầm trọng nhất kể từ sau cơn đại suy thoái 1929 - 1933, nhưng vẫn đứng đầu thế giới về tổng GDP (năm 2010, khoảng hơn 14.000 tỷ USD, trong khi đó tổng GDP
Việt Nam có khoảng hơn 100 tỷ USD). Hoa Kỳ chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, WB, IMF…, đồng USD của Hoa Kỳ có vai trò thống trị thế giới.
Thứ ba: Sự khác biệt giữa các chính sách của một nền kinh tế giữ vai trò chủ đạo và dẫn dắt xu thế tự do hóa về thương mại và đầu tư quốc tế (Hoa Kỳ) với một nền kinh tế đang bắt đầu tiếp cận xu thế này (Việt Nam). Việt Nam có nền kinh tế ở trình độ đang phát triển, có hệ thống pháp luật đang dần dần phù hợp với yêu cầu nền kinh tế thị trường, trình độ quản lý kinh tế của Việt Nam còn thấp, môi trường kinh doanh còn kém hấp dẫn. Do đó, chính sách kinh tế, thương mại giữa hai nước sẽ luôn luôn bị chi phối bởi những sự khác biệt này. Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, chưa dành cho Việt Nam GSP, cho nên vấn đề bảo hộ mậu dịch, các vụ kiện chống bán phá giá, hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Việt Nam vẫn là trở ngại lớn trong quan hệ kinh tế song phương.
3.3.3. Những thách thức đối với quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam
Những thách thức của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam đến từ nhiều giác độ: Tình hình phát triển kinh tế của hai chủ thể; quan hệ chính trị của hai chủ thể; sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài tác động vào bên trong mối quan hệ.
Thứ nhất: Tình hình suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ hiện nay tuy đang từng bước được khắc phục, nhưng sức ép và gánh nặng từ hậu quả vẫn còn rất lớn. Nếu quá trình tái cấu trúc của nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay (được khởi xướng từ nhiều thập niên trước) không hiệu quả và quá trình phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ diễn ra chậm sẽ làm mất ưu thế lãnh đạo kinh tế thế giới của quốc gia này. Mặc dù trên bình diện xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong vài năm tới, chưa có tác động xấu. Nhưng về lâu dài, để đối phó tình hình khó khăn, Hoa Kỳ sẽ tăng cường các biện pháp bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu, gia tăng hạn ngạch một số mặt hàng chiến lược. Biện pháp này trước hết sẽ đánh vào những mặt hàng xuất khẩu từ các đối tác nhỏ mà quyền lợi kinh tế, chiến lược và chính trị được Hoa Kỳ xem là thứ yếu, đồng thời, các mặt hàng đó có thể gây cạnh tranh cho nền sản xuất nội địa của Hoa Kỳ: Việt Nam có nguy cơ cao là đối tượng của chính sách này.
Thứ hai: Thách thức còn đến từ tình hình suy thoái của kinh tế Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang có nhiều biện pháp để khắc phục những yếu kém trong
quản lý kinh tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình hình phá sản hoặc bên bờ vực phá sản của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (lực lượng chủ lực sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam) thời gian qua đang tác động xấu đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới và thị trường Hoa Kỳ.
Thứ ba: Nhân tố thứ ba có thể gây trở ngại lớn trong quan hệ thương mại Hoa Kỳ Việt - Nam đó là sự canh tranh quyết liệt của hàng hóa xuất khẩu của các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Nếu trong thời cận đại, cách mạng công nghiệp đã đưa nước Anh trở thành “công xưởng của thế giới”, thì hiện nay, quá trình cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đang đưa nước này trở thành “nhà máy sản xuất hàng hóa của thế giới”. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc tương đương Việt Nam, trong khi đó giá cả cạnh tranh hơn, mẫu mã đẹp hơn, sản xuất hiện đại và quy mô hơn. Đồng thời, khoảng cách vận chuyển từ các cảng duyên hải Trung Quốc đến bờ Tây Hoa Kỳ gần hơn Việt Nam, hệ thống cảng biển, hàng hải và tàu biển của họ tốt hơn, nhiều hơn, nhanh hơn Việt Nam. Do đó, Trung Quốc đang là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ và đang gây khó khăn lớn cho hàng hóa Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Việt Nam, với trị giá hàng hóa lớn hơn gấp nhiều lần trị giá hàng hóa Hoa Kỳ (Tổng giá trị thương mại Việt - Trung năm 2012 đạt 41 tỷ 174 triệu USD, con số này của Hoa Kỳ - Việt Nam là 24 tỷ 495 triệu USD).
Thứ tư: Sự tác động của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc hiện nay cũng tiềm ẩn nguy cơ cản trở tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam. Tính chất hợp tác bình đẳng, cùng có lợi là xu hướng chủ đạo của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam hiện nay, tuy nhiên tính chất này có thể bị biến dạng trong những thời điểm nhất định và trong từng lĩnh vực cụ thể do sự tác động từ những thách thức của các nhân tố khách quan, trong đó nổi bật là thách thức đến từ quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc.
Dưới tác động mới của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đã kéo theo sự vận động của một loạt khái niệm chiến lược và chính sách đối ngoại mới từ cả hai phía. Đầu thế kỷ này Hoa Kỳ đang tìm cách kiềm chế Trung Quốc - một đối tác, nhưng cũng là đối thủ chiến lược của mình. Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển “trỗi dậy hòa
bình” của mình, Trung Quốc đã công khai “đôi cánh” sức mạnh của mình với khái niệm cũ và mới: “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm”. Trong lúc đó, nhằm đối phó và kiềm chế sức mạnh này của Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng phô trương “quyền lực cứng” (quân sự) và bổ sung “quyền lực khôn ngoan” dưới thời Tổng thống B. Obama. Rõ ràng, quyền lợi kinh tế cùng với văn hóa truyền thống Trung Hoa đã cấu tạo nên “sức mạnh mềm” của Trung Quốc và quyền lợi kinh tế cùng hệ giá trị đã cấu tạo nên “quyền lực khôn ngoan” của Hoa Kỳ.
Hiện nay, tương tác chính trị - chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là thách thức lớn đối với quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam. Bởi lẽ, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, bản thân hai quốc gia này cũng là đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Mâu thuẫn đặt ra gay gắt cho phía Việt Nam hiện nay đối với quan hệ “tay ba” này là:
- Đối với quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam, kết quả thương mại đầu tư sau 12 năm thực hiện BTA cho thấy Việt Nam thu được nhiều thành tựu kinh tế khi quan hệ với Hoa Kỳ (cán cân thương mại luôn nghiêng về phía Việt Nam). Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, cán cân thương mại luôn lệch hẵn về phía Trung Quốc, mặt khác hàng hóa Trung Quốc cạnh tranh gay gắt, quyết liệt với hàng hóa Việt Nam cả trên thị trường quốc tế lẫn trong nước.
- Đối với quan hệ chính trị, giá trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam: khi quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam gặp nhiều khó khăn nan giải vì giữa hai quốc gia này khác biệt rất cơ bản về thể chế chính trị và quan niệm về các giá trị; Trong khi đó, quan hệ, hợp tác chiến lược và giá trị với Trung Quốc phía Việt Nam sẽ gặp thuận lợi hơn so với Hoa Kỳ vì cả hai quốc gia này đều theo thể chế XHCN và do Đảng Cộng sản duy nhất ở mỗi nước lãnh đạo, ít có sự khác biệt về hệ giá trị truyền thống văn hóa và lịch sử. - Việt Nam sẽ gặp thuận lợi nếu tranh thủ tối đa lĩnh vực quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ để lấp “khoảng trống” quyền lợi kinh tế khi quan hệ với Trung Quốc. Mặt khác, Việt Nam tranh thủ thuận lợi về chiến lược và giá trị trong quan hệ với Trung Quốc để “kiềm chế” tham vọng áp đặt các giá trị và chiến lược của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiện nay Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là đối tác chiến lược của nhau, cả hai quốc gia này vừa có lợi ích mâu thuẫn vừa cần nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại và thực hiện các quyền lợi của mình. Đối với Việt Nam, đứng trước quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc,
việc lựa chọn lợi ích kinh tế hay lợi ích chiến lược, giá trị, hay kết hợp một cách hài hòa giữa chúng trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ hay Trung Quốc là một thách thức lớn. Hiện nay, dù Hoa Kỳ đang nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, nhưng không có nghĩa Việt Nam sẽ nhận được ưu tiên đối với Hoa Kỳ. Bởi lẽ, quyền lợi của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc lớn hơn trong quan hệ với Việt Nam, do đó quan hệ với Việt Nam nói chung, quan hệ kinh tế nói riêng không được Hoa Kỳ đặt trên và trước quan hệ với Trung Quốc. Vì vậy, trong cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc khi quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ càng thêm khó khăn hơn.
Thứ năm, trong thời gian tới, đối với phía Việt Nam khi quan hệ kinh tế với
Hoa Kỳ cần phải cảnh giác với âm mưu của nhiều nhóm lợi ích ở Mỹ muốn tác động để Việt Nam từ bỏ con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN, chuyển sang kinh tế thị trường tự do theo kiểu Mỹ. Mặt khác, phía Việt Nam cũng phải luôn đối phó với các nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ luôn chủ trương áp thuế chống hàng xuất khẩu của Việt Nam, gắn vấn đề quan hệ kinh tế với các điều kiện về dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo.