Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Tiến sĩ lịch sử tiến trình quan hệ kinh tế hoa kỳ việt nam giai đoạn 2000 2015 (Trang 133)

7. Kết cấu của luận án

3.3.4.Một số giải pháp

Từ những thành tựu, hạn chế, những đặc điểm, tính chất của tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam (2000 – 2012) và trên cơ sở đánh giá vấn đề kinh tế dưới góc độ Sử học, đề tài đưa ra một số giải pháp có tính chất vĩ mô như sau:

3.3.4.1. Nhóm giải giải pháp hạn chế những khó khăn về khác biệt chính trị Trên quan điểm, tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, Hoa Kỳ và Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu tìm hiểu về những khác biệt của nhau để tìm được điểm tương đồng, củng cố niềm tin.

Thứ nhất: Các nhà khoa học và chính giới hai bên cần nghiên cứu tìm hiểu đúng đắn mối quan hệ phức tạp của hai dân tộc trong quá khứ. Những nội dung trực tếp liên quan đến lý tưởng chính trị có thể được hai bên tạm gác lại để hướng đến tương lai, (ví dụ như vấn đề ý thức hệ, lý tưởng chính trị, thể chế chính trị). Mặt khác, những nội dung có thể làm rõ, thống nhất quan điểm và cùng nhau rút kinh nghiệm thì cần phải được tiến hành để hai dân tộc có tiếng nói chung. (ví dụ như những vấn đề hậu quả chiến tranh, phương thức lãnh đạo và hoạch định chính sách của đảng cầm quyền, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, luật pháp).

Thứ hai: Để quan điểm chính trị giữa hai quốc gia có thể tránh được xung đột, đối kháng để có thể xích lại gần nhau hơn, hai bên cần tăng cường các đoàn cấp cao (đảng cầm quyền, lập pháp, hành pháp và tư pháp) thăm và làm việc với nhau. Cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu cơ sở lịch sử, văn hóa, xã hội của nhau. Ví như, trong chiến tranh, Hoa Kỳ đã sa lầy do không hiểu đúng đắn lịch sử, cơ sở văn hoá và con người Việt Nam thì ngày nay trong quan hệ song phương, vấn đề này cần được nhân thức đúng đắn, đầy đủ để phía Hoa Kỳ có thể hiểu rõ những vấn đề về các giá trị nhân quyền, dân chủ, tôn giáo ở Việt Nam.

Thứ ba: Cùng với các chuyến thăm chính thức lẫn nhau của các ngành, các cấp, cần phát huy hơn nữa hình thức ngoại giao nhân dân, trong đó phải kể đến vai trò của Hội Hữu nghị Việt - Mỹ. Mặt khác, các cơ quan thông tấn, báo chí của cả Việt Nam và Hoa Kỳ, ngoài việc thường xuyên đưa thông tin chân thực, khách quan về các vấn đề có liên quan để nhân dân hai nước chủ động nắm được các diễn biến thường nhật của các bên, cần dành một thời lượng thích đáng để thông tin về đất nước, con người Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là các quan điểm tích cực, tư tưởng yêu chuộng hoà bình của đôi bên trong lịch sử và hiện tại.

Thứ tư: Phía Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu hệ thống chính trị, phương thức lãnh đạo và hoạch định chính sách của đảng cầm quyền ở Hoa Kỳ. Các nước trong khu vực có quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ đều có quan hệ chính trị, quân sự tốt với quốc gia này. Đồng thời về mặt giá trị, giữa Hoa Kỳ với các đối tác trong khu vực (Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan…) có nhiều điểm chung. Riêng Trung Quốc, tuy không thống nhất với Hoa Kỳ về mặt giá trị, nhưng vì Trung Quốc là một cường quốc, lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ với đối tác này quá lớn nên vấn đề này sẵn sàng được Hoa Kỳ thỏa hiệp và gạt sang một bên để dành ưu tiên cho kinh tế. Vì vậy, nếu không giải quyết tốt vấn đề chính trị với Hoa Kỳ thì vấn đề kinh tế khó có bước đột phá như mong muốn của Việt Nam.

Theo chúng tôi, để bảo đảm mối quan hệ kinh tế song phương tốt đẹp trong khi Việt Nam vẫn giữ vững độc lập chủ quyền, ổn định chính trị thì lãnh đạo hai nước cần tăng cường mức độ tin cậy lẫn nhau. Vì vậy, trước hết Việt Nam cần nghiên cứu tìm hiểu hệ thống chính trị Hoa Kỳ, phương thúc lãnh đạo và hoạch định chính sách của đảng cầm quyền ở nước này. Đây cũng là chủ trương của Đảng Cộng sản Việt

Nam đã được khẳng định tại Đại hội VIII (1996), “chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác, quán triệt yêu cầu mở rộng đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài” [37, t.43, tr. 78].

Qua nghiên cứu về hệ thống chính trị và đảng cầm quyền Hoa Kỳ chúng tôi nhân thấy: đây là vấn đề phức tạp, nhưng vẫn có thể tiếp cận và có thể tăng cường hiểu biết dù rằng Hoa Kỳ là quốc gia TBCN, theo thể chế đa nguyên về chính trị, tam quyền phân lập.

Quốc hội Mỹ là cơ quan lập pháp, theo cơ chế phân quyền trong “tinh thần Hiến pháp” quyền lực ngăn cản quyền lực của các nhà lập quốc thì Quốc hội bị hạn chế quyền lực. Tuy vậy, sự hạn chế này không triệt tiêu mà ngược lại, làm cho cơ quan này trở thành cơ quan lập pháp có nhiều quyền lực nhất thế giới. Do đó, đảng cầm quyền ở Mỹ cũng là một trong những đảng có nhiều quyền lực nhất thế giới.

Trong hoạch định chính sách, nhánh hành pháp Hoa Kỳ, tức Tổng thống và các cơ quan của Chính phủ, là cơ quan quan trọng nhất trong hoạch định chính sách “trên thực tế 80% văn bản luật mà quốc hội xử lý được dự thảo với sáng kiến của ngành hành pháp” [67, tr. 223]. Tổng thống Mỹ dù đứng đầu nhánh hành pháp nhưng trên thực tế “khái niệm về một Tổng thống có quyền lập pháp đã được phổ biến từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai” [67, tr. 223]. Đặc biệt, khi một tổng thống mới lên nắm quyền “ông thường đưa ra chính sách ngoại giao – an ninh mới (có xem xét lại chính sách của các chính quyền trước). Nội dung của chính sách mới, bao gồm cả những điều chỉnh đó của các Tổng thống Mỹ được gọi là các học thuyết mang tên mình” [115, tr. 38]. Mặt khác, với quyền phủ quyết, Tổng thống có thể áp dụng phương pháp chính trị phân biệt nhằm “có thể sẽ giúp cho tổng thống nhấn mạnh vấn đề với cử tri về sự khác nhau về quan điểm của mình - của đảng cầm quyền với quan điểm của đảng đối lập” [60, tr. 29].

Ở Hoa Kỳ, dù theo thể chế đa đảng nhưng xét về mặt thực tiễn, đây là cơ chế lưỡng đảng, xét về mặt lý luận, cơ chế lưỡng đảng này chỉ mang bản chất của một đảng vì “có rất ít sự khác nhau về tư tưởng giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Hai đảng này giống nhau về những quan điểm cơ bản: hoàn toàn tán thành Chủ nghĩa

Tư bản và các thể chế của nó, ủng hộ sứ mạng toàn cầu của Mỹ. Cơ cấu tổ chức của hai đảng về cơ bản giống nhau” [67, tr. 289]. Như vậy, xét về mặt lý luận, dù là hai đảng nhưng đều thống nhất cả về tư tưởng, chính trị và có cơ cấu tổ chức như nhau:

thực chất,cơ chế lưỡng đảng này mang một bản chất chính trị duy nhất. Vì vậy, Việt Nam cũng có thể nghiên cứu phương thức lãnh đạo của cả hai đảng lớn nhất này ở Hoa Kỳ.

Nền dân chủ Mỹ với thế chế đa đảng, tam quyền phân lập nhưng trên thực tế sự tập trung quyền lực rất lớn, vì vậy, đảng cầm quyền ở Mỹ có một vai trò rất lớn trong việc hoạch định chính sách, trong đó có chính sách kinh tế thương mại.

Thứ năm: Ở Việt Nam, việc hoạch định chính sách không phức tạp như ở Hoa Kỳ. Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn, thông qua các kỳ đại hội và các hội nghị trung ương, Đảng đề ra đường lối chung trong đó có đường lối phát triển kinh tế, kinh tế đối ngoại. Từ đường lối của Đảng, Quốc hội (cơ quan lập pháp) cụ thể hóa bằng luật, các chủ trương chính sách để cơ quan Chính phủ (hành pháp) thi hành. Quá trình này hoàn toàn thống nhất và tạo nên sự ổn định và có tầm nhìn chiến lược, nhưng (so với Hoa Kỳ) các chủ trương chính sách thường bị bất cập trước thực tiễn vận động phức tạp của trong nước và thế giới. Để khắc phục tình trạng này, ở Hoa Kỳ nhánh hành pháp (Tổng thống) có thể được trao quyền ứng phó nhanh mà không cần Quốc hội (lập pháp) phê chuẩn (ví dụ: sáng quyền lập pháp của Tổng thống, hay quyền đàm phán nhanh.v.v..). Trong đàm phán song phương, phía Việt Nam cần nỗ lực một cách

tổng hợp để tác động toàn diện vào hệ thống chính trị Mỹ nhằm tạo ra các chính

sách có lợi cho hàng hóa xuất khẩu của mình vào thị trường quốc gia này, đặc biệt cần nỗ lực để phía Hoa Kỳ không áp đặt điều kiện với hàng dệt may, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

3.3.4.2. Nhóm giải pháp hạn chế sự khác biệt của hai nền kinh tế

Thứ nhất: Mặc dù mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn những khó khăn, trở lực, song nhìn tổng thể, Việt Nam cần nhận rõ những lợi ích trong quan hệ với Hoa Kỳ. Bởi lẽ, Hoa Kỳ có vai trò đáng kể trong các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội của Liên Hợp Quốc, các tổ chức khu vực, Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ và có ảnh

hưởng với nhiều nước ASEAN. Hơn nữa, Hoa Kỳ có nhiều lợi thế hơn các nước lớn khác như khả năng về vốn, công nghệ, lại am hiểu thị trường Việt Nam.

Hiện nay, có hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, với lượng kiều hối gửi về nước hàng năm rất lớn “lượng kiều hối gửi về Việt Nam năm 2012 đạt 10 tỷ USD” [193]. Hoa Kỳ là quốc gia có gần hai triệu người Mỹ gốc Việt sinh sống, đây là thị trường đáng kể, nhất là với các mặt hàng thực phẩm và là cầu nối rất tốt để đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.

Thứ hai: Từ những khó khăn trở ngại phát sinh trong tiến trình quan hệ kinh tế thời gian qua và để thực hiện đúng cam kết trong Hiệp định BTA, phía Hoa Kỳ cần xác định rõ giữa hợp tác liên kết kinh tế, thương mại với các vấn đề khác, không lấy các vấn đề như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc làm điều kiện cho quan hệ kinh tế - thương mại, không thông qua các nước chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Mặt khác, thực hiện quan hệ kinh tế công bằng, bình đẳng, cùng có lợi, Hoa Kỳ cần bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch với hàng hóa Việt Nam, không khuyến khích các vụ kiện bán phá giá một cách phi lý.

Về phía Việt Nam, cần nâng cao vai trò điều tiết của Nhà nước trong hoạt động kinh tế vĩ mô, trên cơ sở tôn trọng các quy luật vận động của nền kinh tế thị trường; tăng cường xây dựng một nền kinh tế thị trường mở hiện đại, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Nhà nước cần có các chính sách kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại như: Chính sách phát triển kinh tế trên các lĩnh vực, chính sách về thu hút phát triển khoa học và công nghệ, chính sách tài, chính tiền tệ, thuế, hải quan..., để tạo hành lang pháp lý và tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước hoạt động sản xuất, buôn bán xuất nhập khẩu. Cũng từ những hạn chế chủ quan trong quan hệ đầu tư với Hoa Kỳ thời gian qua, Nhà nước Việt Nam cần quan tâm hơn đến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách ưu tiên cho hàng xuất khẩu, cần khắc phục những điểm chưa thật thuận lợi của môi trường đầu tư, đặc biệt là với những ngành mà phía Hoa Kỳ quan tâm như công nghệ cao, dịch vụ.

Để thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phía Việt Nam phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách và biện pháp thích hợp để tận dụng tối đa sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ. Đặc biệt là những kinh nghiệm quản lý nhà nước về

kinh tế, vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế thị trường của Hoa Kỳ - quốc gia đã trải qua hàng trăm năm tiến hành công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thị trường, có thể thấy: “trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là một nước có nền kinh tế hàng hoá phát triển cao như Mỹ, sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất nhằm làm dịu những mâu thuẫn phát sinh giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất” [14, tr. 5].

Những bất cập trong quản lý nhà nước về kinh tế, cùng những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam những năm qua cũng đang đặt ra yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước. Từ kinh nghiệm và thành quả về tái cấu trúc nền kinh tế Hoa Kỳ mấy thập niên qua nhằm đối phó với khủng hoảng, Việt Nam cần tăng cường nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của quốc gia này.

Thứ ba: Để thúc đẩy FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam, phía Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài nhất là ở Hoa Kỳ. Đồng thời Việt Nam cần phải đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư, tăng cường công tác chống tham nhũng, cửa quyền, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, dịch vụ giao thông bưu chính viễn thông.

Thứ tư: Để bảo đảm cho quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam tiếp tục phát triển dưới tác động xấu của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc mang lại, Việt Nam cần giữ quan hệ đúng mực với Hoa Kỳ trên mọi phương diện. Mặt khác, cần đẩy mạnh quan hệ kinh tế song phương với Hoa Kỳ và tránh những diễn đàn buộc Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam nên tích cực tham gia các tổ chức thương mại có Hoa Kỳ tham gia nhưng có thể thiếu vắng Trung Quốc, do đó đẩy nhanh tiến độ gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp tới là công việc ưu tiên của Việt Nam.

3.4. Triển vọng của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam trong những năm tới

Từ những thuận lợi khách quan, chủ quan, những nỗ lực hoạch định chính sách đúng đắn của cả hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam và đặc biệt là từ động lực mạnh mẽ do tiến trình của quan hệ kinh tế giai đoạn 2000 - 2012 tạo ra, quan hệ kinh tế song phương sẽ có nhiều chuyển biến đầy hứa hẹn trong những năm sắp tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.1. Về quan hệ thương mại

Những năm qua, kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập xong những nguyên tắc trong quan hệ thương mại song phương với BTA và TIFA, quan hệ thương mại đã có bước phát triển vượt bậc. Hoa Kỳ đã trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, nhưng Việt Nam chưa phải là bạn hàng lớn của Hoa Kỳ. Khác với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế Việt Nam hiện nay và một số năm trước mắt khó có thể là quan trọng đến mức Hoa Kỳ phải có một sự quan tâm đặc biệt.

Nhưng Hoa Kỳ không thể không tính đến việc mở rộng quan hệ với Việt Nam trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt với “chiến lược trở lại châu Á” được khởi xướng và triển khai dưới thời Tổng thống B. Obama. Như vậy, các vấn đề chính trị và chiến lược hiện nay, có thể là tác nhân quan trọng quy định triển vọng phát triển kinh tế giữa hai quốc gia trong thời gian tới. Mặc dù đây là trở ngại lớn, nhưng thời gian qua quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn luôn từng bước được mở rộng. Điều đó không chỉ làm tăng cường các quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với Việt Nam, mà còn làm tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Tiến sĩ lịch sử tiến trình quan hệ kinh tế hoa kỳ việt nam giai đoạn 2000 2015 (Trang 133)