7. Bố cục của nghiên cứu
3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC
Để góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong cho vay các DNXL tại các NHTM nói chung và BIDV Quảng Ngãi nói riêng, cần có sự hỗ trợ từ phía NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là:
- Mở kênh riêng hoặc lập trang web thông tin pháp lý về tài sản và quyền sử dụng đất, nhà, các quyết định về dự án quy hoạch,… để các tổ chức tín dụng được truy vấn các thông tin này nhằm tiết kiệm thời gian.
- Phát huy tối đa vai trò độc lập tương đối của NHNN trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ trong việc hỗ trợ tăng trưởng và giữ ổn định, an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các biến số kinh tế, tiền tệ vĩ mô để đưa ra được những dự báo chính xác về diễn biến tiền tệ và tín dụng để các NHTM lấy đó làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình.
- Xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp nhằm định hướng nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính - tiền tệ phát triển bền vững trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới. Hạn chế sự biến động quá lớn của lãi suất, tỷ giá, thâm hụt cán cân thương mại,… gây tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của hệ thống
74
Ngân hàng.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phải có sự quy hoạch rõ ràng, đồng bộ, tránh đầu tư dàn trải dẫn đến việc thiếu vốn, chậm thanh toán cho các DNXL.
75
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn ở BIDV Quảng Ngãi ở chương 2, trong chương 3 tác giả nghiên cứu về mục tiêu, định hướng trong hoạt động cho vay các DNXL tại Chi nhánh đến năm 2020. Từ đó đề ra các biện pháp thiết thực góp phần hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay các DNXL tại Chi nhánh.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay DNXL nói riêng xuất hiện muôn hình muôn vẽ, phức tạp và không dễ nhận biết. Chi nhánh không thể sử dụng một hai biện pháp là có thể hạn chế được mà đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp với nhau. Chính vì vậy mà trong chương 3 tác giả đã đề cập đến nhiều giải pháp khác nhau để hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình nợ xấu, nợ quá hạn trong giai đoạn vừa qua nổi lên do một số nguyên nhân chủ yếu mà tác giả đã đề cập ở chương 2, nên trong giai đoạn hiện tại để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay các DNXL, Chi nhánh cần chú trọng vào các giải pháp về thông tin, công tác kiểm tra, giám sát khoản vay, tài sản thế chấp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên trong Chi nhánh.
76
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng nói chung và trong cho vay các DNXL nói riêng luôn là vấn đề mà các tổ chức tín dụng hết sức quan tâm. Bởi lẽ, khi các rủi ro đó xảy ra sẽ có tác động rất lớn và tùy theo mức độ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, nặng nề hơn là ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng bởi những đặc thù trong hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên chúng ta không thể triệt tiêu hoàn toàn bởi lẽ nó tồn tại khách quan,song song với quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Vì vậy chúng ta chỉ có thể tìm cách hạn chế nó đến mức thấp nhất có thể.
Quảng Ngãi là một trong những vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển, kinh tế đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhiều khu công nghiệp lớn đã, đang và sẽ mọc lên trong tương lai. Vì vậy nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn. Đây chính là cơ hội tốt cho BIDV Quảng Ngãi, một trong những Ngân hàng có thế mạnh về cho vay phục vụ xây lắp. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì rủi ro trong hoạt động cho vay các DNXL càng cao. Mặc dù trong những năm qua, BIDV Quảng Ngãi đã có nhiều nỗ lực trong việc hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNXL nhưng trong thực tế hoạt động của Chi nhánh vẫn còn tồn tại tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn và những con số này lại biến động thất thường. Do đó, công việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong cho vay các DNXL tại Chi nhánh là một công việc đòi hỏi thường xuyên, liên tục.
Với những đóng góp nhỏ bé của mình, tác giả mong muốn luận văn sẽ truyền tải được một số vấn đề:
- Những lý luận cơ bản về doanh nghiệp xây lắp, rủi ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp này, những nhân tố tác động đến chúng và kinh nghiệm thực tế về công tác hạn chế rủi ro tín dụng ở một số nước.
- Thực trạng về rủi ro tín dụng trong cho vay các DNXL tại BIDV Quảng Ngãi giai đoạn 2009 – 2013 qua một số vấn đề về: diễn biến tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại Chi nhánh giai đoạn 2009 – 2013, các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà Chi nhánh đang áp dụng, nguyên nhân vẫn còn tồn tại tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn tại Chi
77
nhánh. Và trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, luận văn đã đưa ra được dự đoán chiều hướng phát sinh rủi ro tín dụng trong cho vay DNXL của Chi nhánh đến năm 2020.
- Đề xuất một số biện pháp mang tính thiết thực, phù hợp với tình hình nhằm hạn chế phát sinh rủi ro trong giai đoạn hiện nay và sắp đến, dựa trên cơ sở nền tảng lý luận về rủi ro tín dụng trong cho vay các DNXL cùng với những nhận định, đánh giá và quan sát tình hình thực tế tại BIDV Quảng Ngãi.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân đã cố gắng nhưng với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô, các anh chị và các bạn đóng góp, bổ sung thêm để đề tài được hoàn thiện và có tính khả thi.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) và tập thể tác giả (2012). Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông
2. PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên) và tập thể tác giả (2010). Quản trị ngân hàng, NXB lao động xã hội
3. Thùy Linh và Việt Trinh (2001). Quy trình thẩm định tín dụng ngân hàng 2014, NXB tài chính
4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi (2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo thống kê
5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi (31/12/2009, 31/12/2010, 31/12/2011, 31/12/2012 , 31/12/2013), Loanmonth.570
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi (24/01/2014), Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp số 379/QĐ-QLTD
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi (25/10/2014), Quyết định về cho vay phục vụ thi công xây lắp số 6636/QĐ-PTSP
8. Phan Thị Bình (2010), „Chất lượng cho vay đối với DNXL tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam‟. Luận văn thạc sĩ, trường ĐH kinh tế quốc dân.
9. Các website: - http://www.baomoi.com/Kinh-nghiem-quan-ly-rui-ro-tin-dung-tren-the- gioi/126/10029428.epi - www.vnexpress.net - www.cafef.vn - www.bidv.com.vn …. 10. Văn bản pháp luật
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 của Quốc Hội
79
lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
- Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/07/2009 của Bộ xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng.
- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Tài liệu Tiếng Anh
1. Liu Xian (2008), “ Comparison and Analysis of Credit Risk Management in Commercial Banks between China and Western Countries”.
80
PHỤ LỤC 1
Điều 10 thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài
Điều 10 . Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i)Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng
81
khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
82
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
b) Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với