Phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 32)

7. Bố cục của nghiên cứu

1.2.3.4.Phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ

hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, phát hiện kịp thời những rủi ro tín dụng đang tồn tại và tiềm ẩn để đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời góp phần hạn chế rủi ro tín dụng hay giảm thiểu những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

1.2.3.4. Phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ bộ

Đây có thể coi là nhân tố quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của không chỉ hoạt động cho vay DNXL mà cả sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Cán bộ tín dụng là đối tượng liên quan trực tiếp đến các khâu của quy trình cho vay từ khi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến khi tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng. Vì vậy tất cả các nhân tố từ trình độ chuyên môn nghiệp vụ đến phẩm chất đạo đức của cán bộ cho vay DNXL đều có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khi cho vay đối tượng doanh nghiệp này.

Nếu cán bộ tín dụng giỏi về nghiệp vụ, có kiến thức vững vàng về lĩnh vực xây lắp, có kỹ năng và kinh nghiệm sẽ đưa ra được những nhận định sát thực về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính cũng như thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dự án, phương án vay vốn của các DNXL sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro, nắm bắt được những cơ hội tốt để cho vay. Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng yếu về năng lực chuyên môn, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm không chịu khó tìm kiếm thông tin, kiểm chứng thông tin mà doanh nghiệp cung cấp,… có thể đánh giá không đúng về doanh nghiệp, không nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn hay dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp và do vậy có thể đưa ra quyết định cho vay sai lầm, mang lại rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng là người trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay; là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ nảy sinh những tiêu cực, vụ lợi cá nhân, ảnh hưởng

23

trực tiếp đến chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Vì vậy, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng càng phải được coi trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.

Ngoài ra , trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ hậu kiểm - tức cán bộ thực hiện công tác giải ngân cho khách hàng - cũng rất đáng quan tâm, bởi đây là bộ phận thực hiện tác nghiệp trên chương trình và thực hiện lưu trữ hồ sơ các khoản vay. Nếu cán bộ hậu kiểm không cẩn thận làm mất hồ sơ của khách hàng hoặc cố tình tạo ra các hồ sơ giả về các khoản vay để chiếm dụng vốn của ngân hàng sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng. Ngược lại, nếu cán bộ hậu kiểm có nghiệp vụ vững, có thể phát hiện những sai sót hay những hồ sơ có vấn đề do cán bộ tín dụng đề xuất để kịp thời ngăn chặn rủi ro.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 32)