Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 34)

7. Bố cục của nghiên cứu

1.3.1.Kinh nghiệm của Mỹ

Bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay mua bất động sản. Hệ quả là khi người ta đổ xô đi vay để mua ngoài mục đích để ở thì mục đích đầu cơ cũng chiếm tỷ trọng khá cao, đã đẩy giá nhà cửa lên cao. Và phần lớn các khoản vay này ngân hàng có thể bán cho các công ty tài chính để biến chúng thành các chứng khoán MBS và các công ty bảo hiểm cũng nhảy vào bán bảo hiểm rủi ro cho các MBS4 của các nhà đầu tư. Vì vậy mà các NHTM đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay, đã có rất nhiều người thu nhập thấp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xô đi mua nhà. Để có thể được vay, nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thường được cho vay dưới hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian. Tóm lại, nhóm người này thuộc vào thành phần được cho vay với loại lãi suất dưới chuẩn (subprime rate). Bất kể khả năng trả được nợ của nhóm vay dưới chuẩn, khoản tiền cho vay dành cho nhóm này đã tăng vùn vụt. Kết quả là dư nợ trong mảng này nhảy vọt từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ USD vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ USD vào năm 2007. Sau đó để đối phó với lạm phát, Fed tăng lãi suất, kéo theo lãi suất cho vay của các NHTM cũng tăng. Điều này đã tạo thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Đồng thời, thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm, càng làm cho tình hình nợ quá hạn, nợ xấu ở Mỹ thêm phức tạp. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Kết quả là hàng loạt các ngân hàng nổi tiếng tại Mỹ phá sản hoặc trong tình trạng Chính phủ tiếp quản như Northern Rock, Countrywide Financial, Freddie Mac, Fannie Mae, Lehman Brothers, Washington Mutual, Merrill Lynch,... Cuộc khủng hoảng tài chính thực sự chính thức nổ ra và lây

25

lan qua nhiều quốc gia khác.

Từ những bất ổn trên của hệ thống ngân hàng ở Mỹ nói riêng và các NHTM toàn cầu nói chung, một bài học sâu sắc cho các NHTM nước ta là phải hết sức cẩn trọng với các khoản cho vay, bất cứ lúc nào cũng phải đặt nguyên tắc an toàn lên hàng đầu. Tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản nói riêng của các NHTM luôn luôn phải cẩn trọng, không được nới lỏng điều kiện vay, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sản biến động, nóng lạnh thất thường.

Ngoài ra, từ thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM ở Mỹ cho thấy, để hạn chế rủi ro tín dụng cần:

- Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết với doanh nghiệp và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ để hạn chế doanh nghiệp quan hệ cùng lúc với nhiều ngân hàng. Điều này sẽ rất hữu hiệu cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó DNXL sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.

- Cần coi trọng việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn. Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng doanh nghiệp hơn là phụ thuộc vào các phương pháp và công thức tự động, ví dụ như chấm điểm tín dụng.

- Cần đánh giá, xem xét kỹ kinh nghiệm của người quản lý DNXL trong kinh doanh, tăng cường tài sản đảm bảo để làm tăng tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khoản vay.

- Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.

- Xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng,

26

không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 34)