Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNXL

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 66)

7. Bố cục của nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNXL

57

hàng, đồng thời hình thành cơ chế bảo đảm nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Chính sách tín dụng cần có những quy định rõ ràng, tiến dần đến thông lệ quốc tế và phải được truyền đạt, áp dụng thống nhất từ trên xuống dưới để tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn cho vay của mình, tránh rủi ro và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh.

Hiện tại, về cơ bản chính sách cấp tín dụng của BIDV ban hành đã khá đầy đủ nhưng cần cụ thể hóa, linh hoạt hơn ở một số nội dung. Do đó, Chi nhánh có thể kiến nghị lên Hội sở chính để bổ sung, chỉnh sửa các quy định về chính sách tín dụng hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định chung của toàn hệ thống BIDV, cụ thể như sau:

- Về định hướng chính sách khách hàng

Ngoài việc tập trung vào những đối tượng DNXL có xếp hạng tốt (xếp hạng A trở lên) để ưu tiên tăng trưởng tín dụng thì đối với khách hàng chưa đủ điều kiện xếp hạng (thường là những khách hàng mới thành lập) chi nhánh cần có những quy định rõ ràng, linh hoạt tùy từng trường hợp cụ thể:

+ DNXL mới thành lập nhưng tiền thân là những đội, nhóm lớn của những DNXL lớn tách ra hoặc trước đây hoạt động theo hình thức tư nhân, cá thể.

+ DNXL mới thành lập là công ty con của những DNXL nhà nước hay những tập đoàn xây dựng lớn.

+ Là một doanh nghiệp được thành lập mới hoàn toàn.

Tùy xuất phát điểm của từng DNXL mới, Chi nhánh cần có những chính sách tín dụng linh hoạt để vừa đảm bảo thu hút khách hàng tăng trưởng tín dụng vừa có những biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp. Chẳng hạn, đối với trường hợp: DNXL mới thành lập nhưng tiền thân là những đội, nhóm lớn của những DNXL lớn tách ra hoặc trước đây hoạt động theo hình thức tư nhân, cá thể; DNXL mới thành lập là công ty con của những DNXL nhà nước hay những tập đoàn xây lắp lớn. Đây thường là những đối tượng khách hàng tiềm năng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động xây lắp, Chi nhánh nên tiếp cận để phát triển ở đối tượng doanh nghiệp này. Còn trường hợp doanh nghiệp được thành lập mới hoàn toàn, Chi nhánh nên đánh giá kỹ trước khi cấp tín dụng và yêu cầu tỷ lệ tài sản đảm bảo là 100% trên dư nợ tín dụng như các khách hàng mới khác.

58

- Về giới hạn cho vay

Ngoài quy định chung của BIDV về doanh số cho vay đối với từng công trình không vượt quá 80% giá trị Hợp đồng thi công xây lắp, Chi nhánh cần ban hành những quy định cụ thể đối với từng loại công trình, căn cứ vào các đặc điểm:

+ Thời gian thi công công trình

 Công trình kéo dài trong nhiều năm thì cần quy định về mức cho vay cụ thể từng năm;

 Công trình thi công trong thời gian ngắn (dưới 1 năm) + Quy mô vốn của từng công trình;

 Đối với công trình, gói thầu, Hợp đồng xây dựng có giá trị dưới mười (10) tỷ đồng;

 Đối với công trình, gói thầu, Hợp đồng xây dựng có giá trị từ mười (10) đến năm mươi (50) tỷ đồng;

 Đối với công trình, gói thầu, Hợp đồng xây dựng còn lại và Hợp đồng cung cấp thiết bị/EPC/Hợp đồng chìa khóa trao tay (không kể giá trị);

+ Nguồn vốn thanh toán cho công trình

 Vốn ngân sách nhà nước;

 Vốn tự có, vốn vay của tư nhân;

Tùy đặc điểm của mỗi công trình như: công trình có quy mô vốn nhỏ, thời gian thi công dưới 1 năm, doanh số cho vay chỉ nên tối đa 70%; công trình có quy mô vốn lớn, nguồn vốn thanh toán bằng vốn ngân sách doanh số cho vay tối đa có thể là 80%, công trình có quy mô vốn lớn, nguồn vốn thanh toán bằng vốn tự có, vốn vay của tư nhân doanh số cho vay tối đa là 70%,...

Tuy nhiên, khi xem xét đánh giá nguồn vốn phân bổ cho từng công trình hàng năm để xác định mức cho vay, cán bộ tín dụng có thể linh động xác định mức cho vay phù hợp với từng trường hợp cụ thể để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thực hiện thi công công trình tránh trường hợp tạm ngừng thi công do thiếu vốn. Trong thực tế, nhiều lúc nguồn vốn công trình không có sự phân khai cụ thể cho từng gói thầu, nếu nhà thầu nào thi công nhanh, khối lượng công trình được nghiệm thu trước thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước nên những nhà thầu thi công nhanh có thể được thanh toán hết khối lượng mà không có sự phân khai theo tỷ lệ.

59

Việc quy định như vậy sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro DNXL sử dụng vốn sai mục đích, đồng thời giúp cho cán bộ tín dụng có định hướng rõ ràng khi cho vay và cũng hạn chế được rủi ro không đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho khối lượng công trình.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)