Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 57)

7. Bố cục của nghiên cứu

2.2.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Mô hình cấp tín dụng tại Chi nhánh đã có sự phân khai giữa các chức năng. Tuy nhiên vẫn chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro và chức năng kinh doanh. Chức năng kinh doanh vẫn chi phối khá nhiều chức năng quản trị rủi ro, thể hiện qua việc để đạt được các mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng dư nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu,… Các bộ phận đôi lúc cũng chịu sự chi phối của ban lãnh đạo Chi nhánh. Mặc dù, Chi nhánh cũng thành lập một bộ phận quản lý rủi ro riêng nhưng bộ phận này vẫn chưa phát huy được vai trò và chức năng độc lập của mình. Hầu như các khoản vay đều dựa trên ý kiến của bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro hầu như không có sự kiểm chứng thực tế thông tin mà bộ phận quan hệ khách hàng đã thẩm định, đánh giá. Nói cách khác, bộ phận quản lý rủi ro ít khi đưa ra được những nhận định riêng đối với các khoản vay hoặc những biện pháp phòng ngừa rủi ro cụ thể đối với từng khoản vay.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện là công cụ duy nhất để Ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng. Tuy nhiên, cơ sở các nguồn thông tin để chấm điểm xếp hạng khách hàng chưa đảm bảo độ chính xác cao:

48

- Nhóm chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp, chưa được thẩm tra của cơ quan chức năng. Do đó, tính trung thực không cao.

- Các chỉ tiêu phi tài chính được chấm theo cảm tính của cán bộ tín dụng, mỗi cán bộ sẽ có cách đánh giá khác nhau về một vấn đề như các chỉ tiêu năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng, quan hệ của ban lãnh đạo doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, tính năng động và độ nhạy bén của ban lãnh đạo doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của cán bộ tín dụng,… Đó là chưa kể, nhiều lúc để giảm trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh, các cán bộ tín dụng còn dễ dãi, nới lỏng khi chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.

 Chính vì vậy mà dễ xảy ra tình trạng đánh giá không đúng rủi ro khi cấp tín dụng cho DNXL.

Xác định vòng quay vốn của doanh nghiệp rất quan trọng, là một trong những cơ sở để xác định thời gian cho vay. Đối với DNXL, tùy thuộc vào từng công trình mà thời gian thu hồi vốn là khác nhau. Tuy nhiên khi cấp khoản vay cho DNXL, cán bộ tín dụng đã xem nhẹ vòng quay vốn lưu động hoặc không đánh giá đúng vòng quay vốn lưu động của DNXL đối với từng công trình mà thường áp dụng thời gian vay chung cho tất các khoản vay, thông thường là 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng,… nên nhiều công trình chủ đầu tư thanh toán vốn chậm, doanh nghiệp không có nguồn trả nợ cho ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng lên.

Khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp, cán bộ tín dụng thường căn cứ trên cơ sở hợp đồng thi công xây lắp và nguồn vốn thanh toán cho công trình, việc thẩm định năng lực thi công cũng như việc đánh giá năng lực điều hành của người quản lý doanh nghiệp còn chưa được chú trọng dẫn đến trường hợp Chi nhánh cho vay một số công trình vượt quá năng lực thi công của DNXL. Các doanh nghiệp này đã không hoàn thành đúng tiến độ hợp đồng hoặc thi công không đảm bảo chất lượng, chủ đầu tư không nghiệm thu. Kết quả là doanh nghiệp không có nguồn trả nợ cho Chi nhánh.

Hầu hết dư nợ vay cũng như nợ xấu của DNXL tại BIDV Quảng Ngãi rơi vào hình thức cấp tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu vốn thi công công trình. Vì vậy, báo cáo sản lượng là một trong cơ sở quan trọng khi xem xét cấp tín dụng và đảm bảo nguồn thanh toán cho DNXL. Tuy nhiên, việc kiểm tra độ chính

49

xác của các báo cáo này còn gặp nhiều khó khăn, do khối lượng công việc tác nghiệp phát sinh hàng ngày khá nhiều mà đặc thù của các DNXL là thi công trên nhiều địa bàn, một cán bộ tín dụng quản lý khá nhiều DNXL nên việc đi kiểm tra thực tế tình hình thi công của các công trình còn rất hạn chế, không được thực hiện thường xuyên. Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy rằng công tác giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích cũng còn nhiều bất cập. Đó là chưa kể, dù cán bộ có đi kiểm tra thực tế nhưng để kiểm tra chính xác khối lượng công trình đã thi công có đúng như báo cáo mà doanh nghiệp gửi cho ngân hàng hay không là một điều hết sức khó khăn, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự am hiểu sâu về ngành xây dựng.

Mặc dù Chi nhánh thường xuyên quan tâm và không ngừng đổi mới công tác đào tạo; song trình độ, năng lực cán bộ tín dụng không đồng đều. Các cán bộ tín dụng trẻ mới vào ngành có nhiệt huyết với công việc nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế nên chưa thích ứng kịp hoạt động phức tạp của Ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay xây lắp. Ngoài ra, thời gian đào tạo quá sát nhau, thậm chí là chồng lên nhau, nhiều lúc một cán bộ phải học 2-3 khóa đào tạo cùng một lúc trong khi công việc hàng ngày phải xử lý rất nhiều nên việc học nhiều lúc chỉ mang tính hình thức, không tạo hứng thú cho người học.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng chưa phát huy được hiệu quả, chưa chủ động phát hiện các sai sót trong tuân thủ quy trình nghiệp vụ mà chỉ giải quyết sau khi đã phát sinh những vụ việc hay xảy ra tổn thất cho Chi nhánh. Mặt khác, BIDV chưa có chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ quan hệ tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng,... đối với kết quả, chất lượng tín dụng. Các sai phạm chưa bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc không cao.

BIDV chưa có một bộ phận định giá chuyên nghiệp, công tác định giá do cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý doanh nghiệp tiến hành vừa không tạo được sự khách quan vừa gây khó khăn cho cán bộ tín dụng. Để định giá chính xác giá trị tài sản thế chấp, nhất đối với máy móc thiết bị thi công công trình, đặc biệt là máy móc cũ đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, hiểu các tính năng và tình trạng kỹ thuật của các lọai máy đó. Hiện nay, nguồn thông tin để tham khảo giá thị trường của các MMTB ngày càng hạn chế, các cơ sở mua bán MMTB không còn đưa nhiều thông tin về giá của các loại máy này lên trên mạng internet do lo sợ các đối thủ cạnh

50

tranh; bên cạnh đó công tác định giá đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kiến thức hiểu biết về mặt kỹ thuật. Trong khi đó các cán bộ trẻ mới vào ngành, kinh nghiệm không có, hầu hết lại tốt nghiệp từ khối ngành kinh tế nên kiến thức về mặt kỹ thuật là rất ít, thậm chí là không. Vì vậy, các cán bộ này thường tham khảo giá từ các anh chị đi trước và nguồn thông tin hạn chế trên internet nên không tránh khỏi những trường hợp định giá quá cao gây rủi ro cho Chi nhánh.

Quy định, quy trình cho vay xây lắp tại BIDV còn một số quy định chưa rõ ràng, cụ thể. Ví dụ như theo quy định số 6636/QĐ-PTSPBB ngày 25/10/2013 của BIDV về cho vay phục vụ thi công thì mức cho vay tối đa (tính theo doanh số cho vay) đối với từng công trình thi công của DNXL không được vượt quá 80% giá trị hợp đồng thi công xây lắp, chính điều này dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng. Nếu công trình có giá trị lớn và thi công trong thời gian dài mà cán bộ tín dụng lại duyệt vay hết một lần, không bám sát vào tiến độ thi công công trình hay nguồn vốn phân bổ hàng năm để thanh toán cho công trình thì dễ dẫn đến tình trạng DNXL sử dụng nguồn vốn vay của công trình này sử dụng vào công trình khác (tức sử dụng vốn sai mục đích), làm hụt vốn của công trình. Hệ quả tất yếu là nhiều DNXL không đảm bảo tiến độ thi công nên không được chủ đầu tư thanh toán; hoặc nguồn vốn thanh toán cho công trình mà DNXL đang vay không đủ trang trải nợ đến hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn.

Công tác dự báo thị trường, rủi ro tín dụng chưa được làm tốt. Những khuyến cáo, chỉ thị,… thường chỉ được đưa ra sau khi rủi ro tín dụng đã phát sinh ở một số chi nhánh của BIDV, ở ngân hàng khác hay tín dụng đã tăng trưởng đến mức nóng.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)