Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp xây lắp

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 60)

7. Bố cục của nghiên cứu

2.2.3.2.Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp xây lắp

Phần lớn các DNXL có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn yếu, vốn chủ sở hữu thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay. Các DNXL thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực thi công nên gặp khó khăn trong việc tham gia đấu thầu các công trình có quy mô lớn đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao. Mặt khác, khả năng tổ chức, quản lý, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo. Một số DNXL khi tham gia đấu thầu công trình, cố tìm cách trúng thầu đã đặt thầu ở giá rất thấp mà không tính đến yếu tố hiệu quả, sự biến động

51

của thị trường về giá cả nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công,… nên khi tiến hành thi công thì chi phí thi công tăng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích hoặc đầu tư quá dàn trải dẫn đến thiếu vốn, sản xuất kinh doanh không hiệu quả; doanh nghiệp quản lý nguồn vốn kém, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp không cân đối, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài với chi phí sử dụng vốn cao, lợi nhuận tạo ra không đủ bù đắp chi phí lãi vay. Cụ thể là trong giai đoạn thị trường bất động sản đang sốt, nguồn vốn ứng trước của các công trình về nhiều nhưng chưa sử dụng kịp, một số DNXL đã mang đi đầu tư vào bất động sản, nên khi thị trường bất động sản bị đóng băng, đất không bán được hoặc bán với giá rất thấp so với giá mua ban đầu. Một số trường hợp khác thì mang đi đầu tư vào tài sản dài hạn (mua sắm máy móc thiết bị thi công) làm mất cân đối nguồn vốn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

Cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý lỏng của các DNXL ngoài quốc doanh và sự yếu kém về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ kế toán nên báo cáo tài chính của nhiều đơn vị chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của DNXL, đa số các báo cáo tài chính đều không được kiểm toán. Ngoài ra, đội ngũ kế toán của các doanh nghiệp này chủ yếu chỉ làm nghiệp vụ chuyên môn là hạch toán sổ sách kế toán và làm báo cáo thuế chứ không thực hiện công tác tham mưu hoặc tư vấn cho chủ doanh nghiệp. Vì vậy, dẫn tới tình trạng các nhà quản lý doanh nghiệp đã đưa ra các quyết định đầu tư kém hiệu quả thậm chí mạo hiểm và kết quả là tình trạng nợ chồng lên nợ, tạo ra nhiều khoản nợ xấu cho Chi nhánh. Một số DNXL còn cố tình cung cấp báo cáo tài chính không chính xác, gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Bị DNXL khác chiếm dụng vốn. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến trong thực tế, khi một DNXL ký nhận thầu phụ lại của một DNXL khác. Ví dụ khi một DNXL A trúng thầu 1 công trình nào đó và ký giao thầu lại toàn bộ công trình hoặc một phần công trình cho một nhà thầu phụ là DNXL B, sau khi công trình lên khối lượng được chủ đầu tư thanh toán và chuyển tiền vào tài khoản của DNXL A, đáng lẽ DNXL A sẽ chuyển trả tiền đó lại cho DNXL B. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, DNXL A đã không chuyển tiền hoặc chuyển trả chậm cho DNXL B, kết quả là gây khó khăn cho DNXL B trong việc trả nợ.

52

Nhiều công trình có quy mô lớn, nếu một DNXL thực hiện thì sẽ không đủ năng lực thi công. Vì vậy các DNXL đã liên danh lại với nhau nhưng trong quá trình thi công nếu có một DNXL thi công chậm, hoặc không đảm bảo chất lượng thì sẽ gây ảnh hưởng đến việc thanh toán cho tất các DNXL còn lại trong liên danh.

Một số DNXL nhận thi công các công trình vượt quá năng lực thi công của đơn vị. Vì vậy công trình không đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công, chủ đầu tư không chấp nhận thanh toán nên không có nguồn trả nợ cho ngân hàng.

Yếu tố đạo đức của doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc trả nợ vay cho ngân hàng. Một số DNXL sử dụng vốn vay sai mục đích, có hành vi chây ỳ, không chịu trả nợ, gây khó khăn cho ngân hàng. Thậm chí có nhiều DNXL, khi ký hợp đồng với chủ đầu tư sẽ chuyển tiền thanh toán khối lượng về ngân hàng nhưng sau đó đã ký lại phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư thay đổi số tài khoản sang ngân hàng khác để chuyển tiền công trình, làm cho ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền của doanh nghiệp để thu nợ.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 60)