Về công tác kiểm tra, giám sát khoản vay, tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 73)

7. Bố cục của nghiên cứu

3.2.3. Về công tác kiểm tra, giám sát khoản vay, tài sản thế chấp

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm soát các hoạt động cho vay của bộ phận tín dụng

Sự luân chuyển giữa các bộ phận trong Chi nhánh - đặc biệt đối với bộ phận tín dụng - là hình thức kiểm tra chéo góp phần ngăn chặn rủi ro tín dụng, tuy nhiên không nên luân chuyển quá thường xuyên đối với một cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng phụ trách các DNXL. Để nắm bắt và làm quen với một doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ phải mất khoảng vài tháng, nếu như mới 6 tháng đến 1 năm đã luân chuyển cán bộ đó đi nơi khác sẽ gây hiệu ứng phản tác dụng, ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng.

Công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ nên được thực hiện thường xuyên. Định kỳ hàng năm nên thực hiện 3 lần, như vậy sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn vừa tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng, vừa đảm bảo tính kịp thời của công tác thanh tra, kiểm soát (trung bình các khoản vay tại chi nhánh có kỳ hạn 6 tháng nếu định kỳ 6 tháng mới thực hiện công tác thanh tra thì dễ dẫn đến trường hợp phát sinh rủi ro rồi mới thực hiện công tác thanh tra, kiểm soát). Các cán bộ trong đoàn thanh tra nội bộ phải hoạt động độc lập với các bộ phận tín dụng để có thể đưa ra những kiến nghị, đánh giá, độc lập trong hoạt động kiểm tra. Nội dung kiểm tra đánh giá cần đạt được các vấn đề cơ bản sau: Công tác tuân thủ, chấp hành các quy trình, chính sách tín dụng của cán bộ tín dụng, những sai sót trong quá trình tác nghiệp, công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng có được cán bộ tín dụng thực hiện thường xuyên hay không,...

Tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát quá trình vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của doanh nghiệp xây lắp

Để kiểm tra tính chính xác các báo cáo sản lượng của các DNXL và thực tế doanh nghiệp có sử dụng vốn vay đúng vào mục đích hay không, nếu từng cán bộ tín dụng đi kiểm tra tất cả các công trình cho vay của từng doanh nghiệp mình quản lý thì sẽ mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không cao vì các công trình nằm rải rác rất nhiều nơi cách xa nhau và một doanh nghiệp thì lại thi công rất nhiều công trình. Vì vậy, hàng tuần hoặc hàng tháng các cán bộ tín dụng trong phòng tập hợp lại các công trình mình đang cho vay và khối lượng thực hiện mà doanh nghiệp báo cáo lên. Những gói thầu/công trình thuộc cùng một dự án mà có nhiều doanh nghiệp đang vay tại Chi nhánh cùng thi công sẽ đưa về một nhóm và cử một cán bộ đi kiểm tra toàn bộ nhóm

64

đó. Tương tự, việc kiểm tra những công trình, dự án khác hay định giá tài sản đảm bảo là MMTB nằm trên các công trình đang thi công cũng làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho khách hàng, Ngân hàng mà hiệu quả đạt được cao hơn.

Khi kiểm tra khối lượng thực hiện công trình của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cần đối chiếu với thời gian hoàn thành công trình theo quy định trong hợp đồng. Nếu khối lượng quá thấp trong khi ngày hoàn thành gần hết, cần yêu cầu doanh nghiệp bổ sung gia hạn hợp đồng, ngược lại phải tạm dừng giải ngân trong trường hợp này. Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu khách hàng làm đối chiếu công nợ của các công trình đang thi công với các chủ đầu tư.

Song song với công tác kiểm tra thực tế công trình, cán bộ tín dụng kiểm tra trực tiếp sổ sách kế toán của DNXL, kiểm soát dòng tiền của các công trình.

Cán bộ tín dụng cũng có thể nắm bắt thông tin về tình hình của doanh nghiệp thông qua những DNXL khác hoặc những doanh nghiệp thi công cùng dự án nhưng được chia thành nhiều gói thầu khác nhau.

Ngoài ra, việc định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất đi thăm khách hàng cũng là một hình thức kiểm tra khách hàng để xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo, sự biến động về nhân sự, đặc biệt là ban lãnh đạo công ty, kiểm chứng lại chất lượng, tính chính xác của các báo cáo tài chính,… Qua đó kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tư vấn hỗ trợ cho khách hàng nhất là trong những trường hợp doanh nghiệp ký thầu phụ một số công trình, bởi lẽ ngoài kinh nghiệm, ngân hàng còn là nơi tập trung nhiều thông tin hơn doanh nghiệp về khả năng trả nợ của doanh nghiệp khác. Việc kiểm tra định kỳ hàng tháng như vậy vừa đảm bảo cho cán bộ tín dụng nắm bắt kịp thông tin của khách hàng, vừa đảm bảo thời gian xử lý tác nghiệp hồ sơ tại Chi nhánh và rải đều việc kiểm tra các doanh nghiệp khác vì một cán bộ tín dụng tại BIDV Quảng Ngãi trung bình quản lý hơn 30 doanh nghiệp.

Việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên sẽ giúp cán bộ tín dụng nắm bắt được những biến động bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, đối với DNXL, công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân là hết sức cần thiết. Để quản lý được nguồn thu của khách hàng nhằm kịp thời thu hồi nợ, ngân hàng phải thường xuyên bám sát tiến độ thi công và thanh quyết toán các công trình.

65

Thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát thực trạng của tài sản thế chấp

Tài sản đảm bảo cho các khoản vay của các DNXL tại Chi nhánh ngoài bất động sản, phương tiện vận tải thì MMTB phục vụ thi công công trình như xe đào, xe ủi, xe lu,... cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn. Các tài sản này thường nằm ở những công trình ở xa Chi nhánh và các cơ quan chức năng cũng ít khi kiểm tra. Trên thực tế, máy móc đã thế chấp tại ngân hàng nhưng các doanh nghiệp vẫn bán cho nhau, nếu như hai bên thỏa thuận không cần phải làm hồ sơ chuyển nhượng thì ngân hàng vẫn không hay biết. Sau đó, các máy móc này được doanh nghiệp đưa đi thi công ở các công trình trong rừng, trong núi,... nếu đến lúc ngân hàng phát hiện ra thì việc xác định tài sản nằm ở đâu cũng rất khó khăn hoặc trong trường hợp doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng, khi cán bộ tín dụng đi định giá sẽ chỉ những loại máy móc thiết bị tương tự; vì vậy mà rủi ro cho ngân hàng rất cao. Do đó, cán bộ tín dụng có thể kết hợp việc kiểm tra khối lượng công trình, kiểm tra luôn tình trạng của tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, theo quy định hiện tại thì tài sản thế chấp là máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình thế chấp cho ngân hàng không bắt buộc các DNXL phải mua bảo hiểm vật chất. Tuy nhiên, các máy móc này thường nằm ở những công trình có địa hình hiểm trở, xa khu dân cư nên rủi ro tài sản bị hư hỏng rất cao. Ngân hàng có thể khuyến khích doanh nghiệp mua bảo hiểm bằng cách tăng hệ số quy đổi giá trị tài sản lên (hiện đang áp dụng chung cho tài sản thế chấp là động sản là 0,7) hoặc những tài sản có mua bảo hiểm đảm bảo cho những khoản vay sẽ được ưu tiên áp dụng lãi suất thấp hơn. Như vậy sẽ góp phầm giảm thiểu được tổn thất.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP xây lắp tại NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)