7. Bố cục của nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay các DNXL tại BIDV Quảng
NGHIỆP XÂY LẮP TẠI BIDV QUẢNG NGÃI
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay các DNXL tại BIDV Quảng Ngãi Quảng Ngãi
Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của BIDV Quảng Ngãi luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tính đến 31/12/2013 tổng dư nợ cho vay của BIDV Quảng Ngãi đạt 3.342,66 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ tín dụng giai đoạn 2009- 2013 là 24%. Đóng góp vào sự tăng trưởng tín dụng của BIDV Quảng Ngãi thì hoạt động cho vay các DNXL cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn - từ 12-16% - và luôn duy trì tỷ lệ tăng trưởng khá tốt qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của lĩnh vực này trong giai đoạn 2009-2013 là 32%.
Bảng 2.1: Dƣ nợ vay và dƣ nợ của DNXL giai đoạn 2009-2013 của BIDV Quảng Ngãi
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị So với
2009 Giá trị So với 2010 Giá trị So với 2011 Giá trị So với 2012 Dư nợ vay 1.333,36 1.737,0 30% 2.351,83 35% 2.693,67 15% 3.342,66 24% Dư nợ của các DNXL 176,61 226,28 28% 259,41 15% 388,87 50% 532,71 37%
32
Đồ thị 2.1: Dƣ nợ vay và dƣ nợ của DNXL giai đoạn 2009-2013 của BIDV Quảng Ngãi
Đồ thị 2.2: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ vay và dƣ nợ của các DNXL giai đoạn 2009-2013 của BIDV Quảng Ngãi
Dư nợ trong lĩnh vực cho vay các DNXL tại Chi nhánh thời gian qua tăng trưởng khá nhanh và khá cao, đây là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy quy mô hoạt động của Chi nhánh trong lĩnh vực này ngày càng được mở rộng. Song song với đó thì rủi ro
000 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ vay Dư nợ của các DNXL 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012
Tốc độ tăng trưởng của dư nợ vay
Tốc độ tăng trưởng của dư nợ của các DNXL
33
tín dụng trong lĩnh vực này tăng lên hay giảm xuống? Để tìm hiệu rõ hơn thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay các DNXL trong thời gian qua ta cần phân tích các khía cạnh sau:
Các chỉ tiêu liên quan đến nợ quá hạn của DNXL
Nợ quá hạn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó thể hiện một cách khách quan về hoạt động cho vay trong quá khứ, tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay các DNXL của BIDV Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2013 thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL giai đoạn 2009-2013 của BIDV Quảng Ngãi
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ DNXL 176,61 226,28 259,41 388,87 532,71 Nợ quá hạn của
DNXL 1,54 3,80 4,54 4,78 3,21
Tỷ lệ NQH của
DNXL/Dư nợ DNXL 0,87% 1,68% 1,75% 1,23% 0,60%
Nguồn: BIDV Quảng Ngãi
Bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL/Dư nợ của DNXL ở giai đoạn đầu có xu hướng tăng cao, đặc biệt là năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,75%. Sau đó tỷ lệ này có xu hướng giảm, năm 2013 chỉ còn 0,6%. Kết quả này cho thấy tình trạng nợ quá của DNXL ở Chi nhánh đã có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên nếu phân tích sâu hơn, nợ quá hạn tính trên số tuyệt đối không giảm từ năm 2009 đến năm 2012. Dư nợ DNXL toàn Chi nhánh tăng làm cho tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhưng thực chất vấn đề nợ quá hạn của giai đoạn này chưa được cải thiện và khắc phục. Tuy nhiên, năm 2013 nợ quá hạn của DNXL thật sự đã có sự chuyển biến tốt khi giảm cả về mặt tương đối lẫn tuyệt đối. Điều này cho thấy Chi nhánh đã tích cực trong việc thu hồi nợ khó đòi và có biện pháp xử lý nợ quá hạn hiệu quả, chẳng hạn trước tình hình ngày càng khó khăn của chung của ngành xây lắp Chi nhánh đã đưa ra hàng loạt các biện pháp hỗ trợ các DNXL như miễn giảm lãi, điều chỉnh kỳ hạn nợ,…
34
Ngoài ra để có cái nhìn rõ hơn về rủi ro tín dụng khi cho vay các DNXL, chúng ta cùng xem qua bảng 2.3 so sánh về các tỷ lệ nợ quá hạn sau:
Bảng 2.3: Các tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2009-2013 của BIDV Quảng Ngãi
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ lệ NQH/Dư nợ vay 1,28% 1,05% 0,65% 0,63% 0,37% Tỷ lệ NQH của
DNXL/Dư nợ DNXL 0,87% 1,68% 1,75% 1,23% 0,60% Tỷ lệ NQH
DNXL/NQH 9,01% 20,77% 29,87% 28,11% 25,68%
Nguồn: BIDV Quảng Ngãi
Đồ thị 2.3: Tỷ lệ NQH/Dƣ nợ vay và tỷ lệ NQH của DNXL/Dƣ nợ vay của DNXL giai đoạn 2009-2013 của BIDV Quảng Ngãi
Nợ quá hạn của DNXL chiếm tỷ lệ từ 9-30% trong tổng nợ quá hạn của Chi nhánh, trung bình giai đoạn 2009-2013 tỷ lệ này chiếm khoản 22,69%; cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng dư nợ cho vay DNXL trung bình trong giai đoạn này là 13,54%. Ngoài ra từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL đều cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn chung của Chi nhánh, điều này cho thấy nợ quá hạn cho vay các DNXL tại Chi nhánh đang cao hơn so với các ngành nghề khác, đây cũng là dấu hiệu
.000% .200% .400% .600% .800% 1.000% 1.200% 1.400% 1.600% 1.800% 2.000% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ NQH/Dư nợ vay Tỷ lệ NQH của DNXL/Dư nợ DNXL
35
cảnh báo. Bảng 2.3 trên còn cho thấy, mặc dù nợ quá hạn chung của Chi nhánh có xu hướng giảm dần qua các năm từ 1,28% năm 2009 xuống còn 0,37% năm 2013 nhưng nợ quá hạn của DNXL vẫn không đi theo một quỹ đạo chung đó mà biến thiên theo biểu đồ hình sin. Vì vậy, Chi nhánh cần hết sức cảnh giác và có những quyết sách dài hạn riêng biệt dành cho lĩnh vực xây lắp để ngăn chặn sự gia tăng của nợ quá hạn. Khả năng phải chịu rủi ro tín dụng trong cho vay DNXL của Chi nhánh là chưa đến mức báo động nhưng vẫn có thể xảy ra, nếu Chi nhánh không có biện pháp hạn chế rủi ro kịp thời, hiệu quả.
Các chỉ tiêu liên quan đến nợ xấu của DNXL
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của DNXL giai đoạn 2009-2013 của BIDV Quảng Ngãi
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ DNXL 176,61 226,28 259,41 388,87 532,71
Nợ xấu của DNXL - 1,40 1,74 1,19 1,48
Tỷ lệ nợ xấu của
DNXL/Dư nợ DNXL - 0,62% 0,67% 0,31% 0,28%
Nguồn: BIDV Quảng Ngãi
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu chung giai đoạn 2009-2013 của BIDV Quảng Ngãi
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ vay 1.333,36 1.737,00 2.351,83 2.693,67 3.342,66
Nợ xấu 12,57 9,23 4,39 11,31 7,12
Tỷ lệ Nợ xấu/Dư
nợ vay 0,94% 0,53% 0,19% 0,42% 0,21%
36
Đồ thị 2.4: Tỷ lệ nợ xấu/Dƣ nợ vay và tỷ lệ nợ xấu của DNXL/Dƣ nợ vay của DNXL giai đoạn 2009-2013 của BIDV Quảng Ngãi
So sánh bảng 2.4 và bảng 2.5 ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của DNXL/Dư nợ vay của DNXL có những lúc thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh nhưng nhìn vẫn cao hơn so với tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ vay của toàn Chi nhánh, tức tỷ lệ nợ xấu của DNXL cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của các ngành nghề khác. Giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu của DNXL cũng biến động thất thường trước ảnh hưởng của nền kinh tế. Năm 2009, tại Chi nhánh không có nợ xấu của DNXL nhưng đến năm 2010, con số này nhảy vọt lên đến 0,62%, năm 2011 con số này lại tăng lên đến 0,67%. Trong khi tỷ lệ nợ xấu toàn Chi nhánh lúc này chỉ còn 0,19%. Lý giải cho vấn đề này là do cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 2008 làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản bị đóng băng, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn hoặc bị phá sản, làm cho nợ xấu tại Chi nhánh tăng lên khá cao, nợ xấu lúc này chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ. Đối với các DNXL do đặc trưng của ngành, vòng quay vốn lưu động thường thấp, thời gian vay thường dài hơn so với các ngành khác, nên ảnh hưởng của tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đến lĩnh vực này có độ trễ về thời gian. Do đó mà nợ xấu của DNXL năm 2009 vẫn chưa bộc phát, đến năm 2010 thì đã bắt đầu thể hiện. Đỉnh điểm là năm 2011, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP này 24/02/2011 để kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vì trước đó để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách kích cầu. Điều này
.000% .100% .200% .300% .400% .500% .600% .700% .800% .900% 1.000% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ vay Tỷ lệ nợ xấu của DNXL/Dư nợ DNXL
37
đã giúp cho nền kinh tế có những chuyển biến tích cực hơn, tuy nhiên sau đó lạm phát bắt đầu tăng cao, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng hoảng nợ công xảy ra ở nhiều quốc trên thế giới. Do đó để ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, tránh cho Việt Nam đi vào con đường khủng hoảng nợ công như các quốc gia ở Châu Âu, nên Nghị quyết 11 đã được ban hành. Nghị quyết 11 ra đời, đầu tư công bị cắt giảm, các dự án đầu tư phát triển bị cắt giảm, nhiều công trình bị cắt giảm vốn hoặc bố trí vốn không đủ, công trình mới phát sinh thêm rất hạn chế. Điều này làm cho nhiều DNXL thật sự rơi vào tình trạng khó khăn nên nợ xấu tăng lên là điều dễ hiểu. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khá khó khăn, đầu tư công vẫn bị thắt chặt nhưng Quảng Ngãi là một trong những tỉnh được Chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển nên từ năm 2012 tình hình một số DNXL có những chuyển biến tốt hơn. Tuy nhiên giá trị nợ xấu của DNXL năm 2013 vẫn cao hơn năm 2012, mặc dù về tỷ lệ thì thấp hơn so 2012 vì dư nợ tại Chi nhánh tăng lên, nên rủi ro tín dụng cũng chưa được xem là kiểm soát tốt, vẫn còn DNXL phát sinh nợ xấu.
Nợ xấu tại Chi nhánh của DNXL thời gian qua biến động thất thường như vậy, thì liệu chúng thường tập trung vào đối tượng doanh nghiệp nào và kỳ hạn vay như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem qua bảng phân loại nợ xấu của DNXL sau:
38
Bảng 2.6: Phân loại nợ xấu của các DNXL theo thời hạn cho vay và loại hình doanh nghiệp tại BIDV Quảng Ngãi trong giai đoạn 2009-2013
Đvt: tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
A. Phân loại nợ trong lĩnh vực xây lắp
I. Theo thời cho vay
Ngắn hạn 128,90 117,67 185,45 307,76 278,20 Trung và dài hạn 47,71 108,61 73,96 81,11 254,51
II. Theo loại hình doanh nghiệp
Quốc doanh 53,01 59,85 149,25 219,47 350,20 Ngoài quốc doanh 123,60 166,43 110,16 169,40 182,51
B. Phân loại nợ xấu trong lĩnh vực xây lắp
I. Theo kỳ hạn
Ngắn hạn - 1,40 1,48 1,19 1,48
Trung và dài hạn - - 0,26 - -
II. Theo hình thức sở hữu doanh nghiệp
Quốc doanh - - - - -
Ngoài quốc doanh - 1,40 1,74 1,19 1,48
Nguồn: BIDV Quảng Ngãi
Qua bảng 2.6 ta có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2009 – 2013 dư nợ cho vay DNXL chủ yếu tập trung vào thời hạn vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung dài hạn DNXL tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng có xu hướng tăng lên và tăng với tốc độ nhanh hơn so với dư nợ ngắn hạn. Đặc biệt năm 2010 và 2013 cho vay trung dài hạn DNXL chiếm tỷ trọng rất cao - 48% tổng dư nợ DNXL - là do năm 2010 dù tình hình khó khăn chung đã bắt đầu tác động đến ngành xây lắp nhưng nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động ổn định, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh nhất là khu kinh tế Dung Quất tăng lên làm phát sinh thêm các công trình có quy mô lớn, các công trình này đặt ra nhiều yêu cầu về năng lực máy móc thiết bị nên các doanh nghiệp trúng thầu đã phải đầu tư thêm MMTB để phục vụ nhu cầu thi công, dẫn đến nhu cầu vốn trung dài hạn tăng lên. Sau đó Nghị quyết 11 ra đời, nguồn vốn dành cho
39
xây dựng cơ bản bị hạn chế, nhiều công trình cũ bị cắt giảm vốn, các công trình mới phát sinh đã ít mà tỷ lệ vốn tạm ứng trước của chủ đầu tư cho DNXL để thi công lại giảm. Nếu trước đây tỷ lệ này có thể lên đến 50% thì bây giờ chỉ còn 20 – 30% mà vốn lại bị thanh toán chậm nên nhiều DNXL đã phải bán bớt MMTB để trả nợ ngân hàng vì không có công trình thi công hoặc để giảm bớt chi phí lãi vay, điều đó làm cho dư nợ trung dài hạn 2011 giảm. Năm 2013, dư nợ trung dài hạn tăng lên là nhờ Chi nhánh tham gia hợp tác cấp tín dụng với các chi nhánh ở các tỉnh khác, số vốn trung dài hạn BIDV Quảng Ngãi tham gia hợp tác cấp tín dụng ước tính lên đến 170 tỷ đồng. Dư nợ trung dài hạn tăng nhưng nợ xấu ít phát sinh là dấu hiệu tốt trong công tác kiểm soát nợ trung dài hạn. Trong khi đó, nợ xấu phát sinh chủ yếu tập trung vào hình thức cấp tín dụng ngắn hạn cho DNXL.
Ngoài ra, bảng 2.6 cũng thể hiện dư nợ DNXL chủ yếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nợ xấu cũng phát sinh chủ yếu từ các đối tượng này. Bởi lẽ DNXL có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - chiếm từ 80-85% số lượng doanh nghiệp - nhưng năng lực tài chính các DNXL này không mạnh, thể hiện qua việc khá nhiều DNXL có vốn chủ sở hữu dưới 10 tỷ đồng. Trong khi đó giá trị của công trình xây lắp khá lớn, nếu chỉ cần vài công trình chậm thanh toán vốn cho doanh nghiệp sẽ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Thêm vào đó năng lực quản lý điều hành yếu kém của một số doanh nghiệp thể hiện qua việc không có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công nên công trình thi công xong không đảm bảo chất lượng, hay thi công sai thiết kế… chủ đầu tư không chịu nghiệm thu, yêu cầu phải sửa chữa, thậm chí một số trường hợp phải phá bỏ một số hạng mục công trình làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, chủ đầu tư thanh toán chậm cho ngân hàng đã dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu.
40
Chỉ tiêu phản ánh khả năng bù đắp rủi ro
Bảng 2.7: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của DNXL tại BIDV Quảng Ngãi trong giai đoạn 2009-2013
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
DPRR trích lập
cho DNXL 1,37 2,03 2,38 3,24 4,33
Dư nợ cho vay
DNXL 176,61 226,28 259,41 388,87 532,71
Nợ xấu của DNXL - 1,40 1,74 1,19 1,48
Tỷ lệ DPRRTD 0,77% 0,90% 0,92% 0,83% 0,81%
Tỷ lệ khả năng bù
đắp RRTD - 145% 136% 272% 292%
Nguồn: BIDV Quảng Ngãi
Qua bảng 2.7 ta thấy các tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ khả năng bù đắp