7. Bố cục của nghiên cứu
3.2.7. Một số giải pháp khác
Xác định thời gian cho vay một cách linh hoạt
Hiện tại, các cán bộ tín dụng tại BIDV Quảng Ngãi thường áp dụng kỳ hạn cho vay giống nhau đối với tất cả các khoản vay của DNXL. Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thời gian quay vòng vốn lưu động của doanh nghiệp khá ổn định, có thể áp dụng thời hạn cho vay ổn định. Riêng đối với DNXL, cán bộ tín dụng phải căn cứ theo từng hợp đồng thi công theo từng công trình cụ thể để xác định thời gian cho vay linh hoạt, phù hợp. Vì nguồn trả nợ của DNXL phụ thuộc vào tiến độ chủ đầu tư thanh toán cho DNXL, có những công trình chủ đầu tư thanh toán rất nhanh nhưng có những công trình chủ đầu tư thanh toán rất chậm. Nếu cán bộ tín dụng áp dụng kỳ hạn cho vay giống nhau hết thì rủi ro phát sinh nợ quá hạn sẽ cao trong những trường hợp chủ đầu thanh toán chậm. Vì vậy, việc xác định kỳ hạn cho vay linh hoạt theo từng công trình sẽ góp phần hạn chế trường hợp nợ quá hạn.
Tăng cƣờng áp dụng mô hình cho vay khép kín đối với các doanh nghiệp xây lắp
Mô hình cho vay khép kín được thực hiện dựa trên mối liên hệ của các thành phần gồm chủ đầu tư, DNXL, nhà cung cấp vật liệu xây dựng. Ngân hàng sẽ cho các chủ đầu tư vay trung dài hạn để thanh toán cho các nhà thầu thi công và cho vay ngắn hạn các nhà thầu để thanh toán các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Thực hiện được mô hình này sẽ giúp Chi nhánh kiểm soát được dòng tiền và mục đích sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp. Ngoài ra, áp dụng mô hình cho vay khép kín đối với các DNXL làm gia tăng quy mô dư nợ, nguồn trả nợ ngắn hạn được đảm bảo và quay vòng tín dụng an toàn, gia tăng thu phí dịch vụ chuyển tiền, huy động được tiền gửi
70
không kỳ hạn. Để phát triển được mô hình này, đòi hỏi Chi nhánh phải nhanh nhạy trong việc tìm kiếm và tiếp cận với các chủ đầu tư và ký các thỏa thuận hợp tác như các chủ đầu tư sẽ cung cấp thông tin về các DNXL cho Chi nhánh, các biện pháp hỗ trợ Chi nhánh trong việc quản lý cho vay và thu hồi nợ. Ngược lại, Chi nhánh sẽ cung cấp vốn cho các dự án với các gói tín dụng, dịch vụ ưu đãi.
Tăng cƣờng ý thức trách nhiệm của các phòng ban trong mô hình cấp tín dụng đối với DNXL
Cần phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, lấy chỉ tiêu chấm điểm thi đua của bộ phận này gắn với bộ phận khác như gắn chỉ tiêu chấm điểm nợ xấu, nợ quá hạn của bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận quản lý rủi ro,... Tùy theo vai trò của từng bộ phận mà tỷ trọng điểm sẽ khác nhau. Đối với cá nhân của từng cán bộ cũng áp dụng tương tự như vậy. Bởi lẽ, hiện tại các bộ phận vẫn chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, bộ phận quản trị tín dụng thực hiện công tác hậu kiểm, bộ phận quản lý rủi ro làm công tác đánh giá, xem xét rủi ro của các khoản vay nhưng khi rủi ro xảy ra, hồ sơ bị sai sót hoặc không đầy đủ thì người chịu trách nhiệm chính là bộ phận quan hệ khách hàng.
Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhân viên trong Ngân hàng
Hơn 90% cán bộ nhân viên BIDV Quảng Ngãi có trình độ đại học và trên đại học. Đây chính là một lợi thế của Chi nhánh về trình độ nhân viên tương đối đồng đều. Tuy nhiên, lĩnh vực cho vay xây lắp tương đối phức tạp, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, sự nhạy bén và am hiểu về lĩnh vực cho vay DNXL. Thực tế ở Chi nhánh phải mất tối thiểu 02 năm trở lên, cán bộ tín dụng mới có thể nắm bắt và triển khai công việc của hoạt động cho vay DNXL.
Hiện tại, BIDV nói chung và BIDV Quảng Ngãi nói riêng rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay DNXL nói riêng do sự yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, công tác đào tạo vẫn tồn tại một số bất cập, để tăng cường hiệu quả trong công tác đào tạo nhằm tiến tới mục tiêu nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng, Ngân hàng cần xem xét một số vấn đề sau:
71
nhiều khóa học chồng chất lên nhau đã tạo áp lực và tâm lý mệt mỏi cho người học nên dễ dẫn đến tình trạng học đối phó để hoàn thành khóa học. Điều này gây lãng phí tiền của của Ngân hàng mà không mang lại hiệu quả. Do đó, Ngân hàng cần dãn tiến độ của các chương trình đào tạo và lựa chọn thời điểm đào tạo thích hợp, không nên đào tạo cùng một lúc nhiều chương trình hoặc vào những giai đoạn cao điểm, khối lượng công việc hàng ngày ở Ngân hàng phải xử lý quá nhiều để không gây tâm lý mệt mỏi cho người học.
- Hiện tại, BIDV Quảng Ngãi cũng thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa để tập huấn về các sản phẩm, dịch vụ hoặc những chính sách, chế độ mới ban hành liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả, cuối các buổi học nên có những bài kiểm tra nhỏ để đánh giá việc tiếp thu của cán bộ nhân viên tại Chi nhánh. Đối với những bài đạt điểm cao sẽ được cộng điểm đánh giá xếp loại hàng quý, những bài không đạt yêu cầu sẽ có sự trao đổi trực tiếp giữa người dạy và người học để rút ra kinh nghiệm.
- Ngân hàng mở rất nhiều khóa đào tạo nhưng đào tạo bên lĩnh vực cho vay xây lắp thì rất hạn chế. Do đó, cần tăng cường tổ chức các khóa đào tạo bên lĩnh vực này và tổ chức thêm các lớp đào tạo về kỹ năng phân tích tình tài chính, thẩm định năng lực thi công của doanh nghiệp, xây dựng cơ bản, một số kiến thức cơ bản về MMTB thi công công trình,...
Để giúp cán bộ có thêm kinh nghiệm, định kỳ 02 tuần/lần, Chi nhánh có thể tổ chức buổi đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ và lãnh đạo phụ trách cho vay DNXL với 01 DNXL tiêu biểu (những doanh nghiệp có tần suất giao dịch thường xuyên hoặc có doanh số giao dịch lớn). Điều này vừa giúp doanh nghiệp đưa ra được những vướng mắc của mình với ngân hàng, vừa giúp cán bộ có thêm những kinh nghiệm về hoạt động cho vay xây lắp cũng như việc tích lũy thêm những kiến thức về lĩnh vực xây lắp và phần nào nắm bắt tình hình chung của DNXL.
Cần lưu ý việc luân chuyển cán bộ sau một thời gian thích hợp. Việc bố trí một cán bộ phụ trách tại một vị trí quá lâu có thể dẫn đến những quan hệ tình cảm riêng tư hoặc quá tin cậy dẫn đến mất cảnh giác. Tuy nhiên nếu việc luân chuyển cán bộ thực hiện trong một thời gian ngắn sẽ dẫn đến thiếu hiểu biết về khách hàng, không có lợi cho việc thu hút, giữ quan hệ với khách hàng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
72
Chi nhánh. Ngoài ra việc luân chuyển cán bộ sẽ có lợi ở chỗ tạo được một dàn cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết nhiều nghiệp vụ, khả năng giao dịch, đàm phán tốt; suy nghĩ chín chắn, cẩn thận; khả năng nắm bắt và xử lý vấn đề nhanh, kiến thức phong phú, đồng thời các hồ sơ hoạt động cũng thường xuyên được kiểm tra lại thông qua công tác bàn giao.
Ngoài ra để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng, Chi nhánh cần có những chính sách thưởng phạt nghiêm minh, thỏa đáng, cụ thể như chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng, hệ số tiền lương,... càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì đội ngũ này trực tiếp mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh, chịu áp lực nhiều nhất do công việc mang tính rủi ro cao. Có như vậy, đội ngũ cán bộ tín dụng mới phát huy được khả năng và nhiệt tình lâu dài của mình. Bên cạnh đó cần phải xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt là những cán bộ thoái hóa về đạo đức.
Áp dụng các chính sách ƣu đãi đối với các doanh nghiệp có giao dịch duy nhất tại Chi nhánh
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 kể từ ngày 01/01/2015 các tổ chức tín dụng phải sử dụng kết quả phân loại nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp để điều chỉnh kết quả tự phân loại và cam kết ngoại bảng. Do đó, nếu BIDV Quảng Ngãi thực hiện tốt công tác quản lý nợ trong khi doanh nghiệp có quan hệ tại nhiều tổ chức tín dụng mà các tổ chức tín dụng khác không quản lý tốt khách hàng, để xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn thì sẽ ảnh hưởng tới cả Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh cần có những chính sách ưu đãi về phí, lãi suất,… để thu hút doanh nghiệp chuyển dịch giao dịch về giao dịch duy nhất tại Chi nhánh. Điều này sẽ giúp công tác quản lý dư nợ vay của doanh nghiệp được dễ dàng hơn, hạn chế được tình trạng phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn cho Chi nhánh. Đồng thời, còn giúp Chi nhánh tăng trưởng được dư nợ và phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác.
Tăng cƣờng công tác dự báo thị trƣờng, rủi ro
Hiện nay, Hội sở chính đã có những báo cáo, phân tích đánh giá và dự báo về một số yếu tố vĩ mô chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần thường xuyên bám sát các của chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để đưa ra các dự báo thị trường có tính ứng dụng cao nhất, phù hợp với tình hình tại địa phương.
73
Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng có nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy để đánh tốt hơn về tình hình chung của ngành, của doanh nghiệp, thẩm định các yếu tố chi phí đầu vào và đầu ra của phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,… từ đó xây dựng kế hoạch giải ngân, thu nợ hợp lý, tránh và hạn chế phát sinh các khoản nợ xấu, nợ quá hạn do chậm nguồn thanh toán hoặc thị trường đầu vào bất ổn,… Công tác dự báo thị trường nên được thực hiện hàng quý và khi dự đoán thị trường sắp có biến động lớn.
Chẳng hạn, đối với DNXL, nguồn vốn thanh toán chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Khi nền kinh tế phát triển nóng, Chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp hạ nhiệt nền kinh tế, kìm chế lạm phát, mà công cụ thường sử dụng đó chính là cắt giảm đầu tư công. Do đó, khi nền kinh tế phát triển nóng, cần đánh giá lại khả năng bố trí vốn thanh toán trong thời gian tới của Nhà nước để từ đó đưa ra các quyết định cho vay hợp lý và phòng ngừa được rủi ro cho Ngân hàng.