7. Bố cục của nghiên cứu
2.2.3.3. Các nguyên nhân khác
Sự bất ổn của nền kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong ngân hàng. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 2008 với mức độ lan rộng và kéo dài của nó đã tác động lên nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đẩy hàng loạt Ngân hàng, doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, phá sản, các DNXL cũng không ngoại lệ. Sau đó là kéo theo thời kỳ suy thoái kinh tế, để kích thích nền kinh tế, Chính phủ đã tung ra gói kích cầu. Tuy nhiên, gói kích cầu thứ nhất Chính phủ thực hiện thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng, rồi Nghị quyết 11 được ban hành, nhiều công trình bị cắt giảm vốn đầu tư, hoặc bố trí vốn không đủ làm cho nhiều công trình thi công dang dở nhưng chưa được nghiệm thu vì không có vốn thanh toán. Đó là chưa kể, nhiều DNXL khi nhận các công trình trong giai đoạn nền kinh tế trong nước tương đối ổn định nhưng khi tiến hành thi công thì gặp khủng hoảng kinh tế, giá nguyên vật liệu, sắt thép, cát sạn,… đều tăng, lãi suất vay ngân hàng cũng tăng cao nhưng hợp đồng lại ký theo đơn giá cố định. Hay một số công trình ký có thời gian thi công ngắn nên giá trị hợp đồng cũng ký theo giá cố định nhưng sau đó lại vướng công tác giải phóng mặt bằng mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, đã làm cho các DNXL hết sức khó khăn, ảnh
53
hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng.
Công tác dự báo rủi ro, tình hình kinh tế vĩ mô của cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém, hạn chế xuất phát từ nguồn dữ liệu của Việt Nam chưa chính xác. Ngoài ra hệ thống thông tin quản lý còn bất cập thể hiện qua trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, ảnh hưởng tới công tác quản trị điều hành và việc cập nhật thông tin phục vụ cho công tác thẩm định nên khả năng nghiên cứu đánh giá khách hàng, dự báo tình hình tín dụng còn yếu, bị động.
Thiếu quy hoạch của cơ quan Nhà nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng dàn trải dẫn đến việc cắt giảm vốn, chậm thanh toán tiền công trình cho các DNXL thi công.
Hiện tại trên địa bàn Quảng Ngãi chưa có thị trường tập trung cho việc mua bán tài sản phát mãi của ngân hàng nên Chi nhánh phải bỏ ra nhiều thời gian và chi phí để thanh lý tài sản thế chấp, tiền thu về nhiều khi không đủ trả nợ gốc của khoản vay.
Diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, khí hậu tại khu vực miền Trung nói chung, Quảng Ngãi nói riêng, làm cho nhiều công trình mới thi công một phần hoặc thi xong chưa kịp nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng bị mưa bão, lũ lụt làm sạt lở ảnh hưởng đến việc chủ đầu tư thanh toán cho các DNXL như các tuyến đường Trà Phong - Trà Xinh, Trà Phong- Trà Thanh,…
54
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay DNXL tại
BIDV Quảng Ngãi trong giai đoạn từ 2009 – 2013 cũng như các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNXL mà BIDV Quảng Ngãi đã và đang áp dụng để từ đó tìm ra các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong lĩnh vực cho vay DNXL. Và trong số các nguyên nhân đó thì sự bất ổn của nền kinh tế, sử dụng vốn vay sai mục đích, hạn chế về kinh nghiệm cho vay DNXL của đội ngũ cán bộ tín dụng là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn trong cho vay DNXL tại ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi.
Trên cơ sở, phân tích các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro ở trên cùng với dự đoán tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay DNXL tại Chi nhánh đến năm 2020, sẽ tiền đề quan trọng cho việc xây dựng các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở chương 3.
55
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI