Sự ảnh hưởng của văn hóa pop – văn hóa đại chúng

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 94)

Văn hóa đại chúng hay văn hóa phổ thông (mass culture) là “tổng thể các ý tưởng, quan điểm, thái độ, hành vi lan truyền, hình ảnh và các hiện tượng khác,

những gì được cho rằng có sự đồng tình một cách phổ biến nhưng không tuân theo một thủ tục quy định của một nền tư tưởng văn hóa nhất định, đặc biệt trong văn hóa phương Tây thời kì đầu đến giữa thế kỉ XX và lan rộng ra toàn cầu vào cuối thế kỉ XX đến thế kỉ XIX” [130].

Học giả Jim Cullen, qua lời giới thiệu cho cuốn Bách khoa thư văn hoá đại chúng của St. James (St. James Encyclopedia of Popular Culture) đã gọi văn hoá đại chúng là “nghệ thuật của đời sống thường nhật” (the art of everyday life).

Cũng trong lời giới thiệu này, ông dẫn lời của nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá Lawrence Levine, xem văn hoá đại chúng là “nền văn hoá dân gian của xã hội công nghiệp”(the folklore of industrial society ).

Nhìn chung, có thể hiểu, văn hoá đại chúng là nền văn hóa hình thành dựa trên những điều kiện: sự phát triển của quá trình sản xuất và tiêu thụ theo cơ chế thị trường, sự xóa nhòa không gian bởi những tiến bộ về các phương tiện truyền thông, quá trình đô thị hóa và đời sống chính trị dân chủ... Đối tượng thụ hưởng chủ yếu của nền văn hóa này là đại bộ phận dân chúng; cách thức truyền bá những giá trị văn hóa ấy gắn liền với những phương tiện truyền thông như sách báo, truyền hình, internet... Riêng đối với đất nước Nhật Bản, xã hội đại chúng đã được định hình vào giai đoạn kinh tế tăng trưởng cao thời hậu chiến 1953 - 1973 (sau khi đã trải qua khoảng thời gian khắc phục những hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội từ sau trận động đất lịch sử năm 1923 ở Tokyo). Văn hóa đại chúng ở Nhật Bản đặc biệt bởi tầm ảnh hưởng của manga (truyện tranh) và anime (phim hoạt hình). Chúng thu hút sự chú ý của thế giới và cũng là những đặc trưng giúp thế giới nhìn nhận Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với những ngành công nghiệp như manga, animesẽ dẫn đầu đất nước. Trong thời kỳ Minh Trị và sau Minh Trị, ở Nhật Bản, có một lượng độc giả đông đảo cho thể loại truyện kể bằng hình ảnh và chữ viết – manga này.

Theo chúng tôi, tác phẩm của Y. Banana có tính chất đại chúng, cụ thể là sự ảnh hưởng của hai loại hình văn hóa đại chúng: mangaanime. Trước hết, tác phẩm của Y. Banana thường có dung lượng không quá lớn: tiểu thuyết có dung

lượng từ 200 đến hơn 500 trang; truyện ngắn thì khoảng vài chục đến hơn 100 trang. Với kiểu tổ chức như vậy, tác phẩm của Y. Banana giống như những bộ truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình nhiều tập, nhiều kì, đáp ứng nhu cầu độc giả trên những chuyến xe, những khi rãnh rỗi, và do đó, nó mang tính giải trí cao. Tác phẩm của Y. Banana đôi khi được so sánh với “thức ăn nhanh” vì nó dễ đọc và người ta có thể đọc nó bất cứ khi nào, nhất là trên những tàu điện, tựa như đọc báo hay đọc truyện tranh. Do đó, sáng tác của Y. Banana có tính giải trí cao, nhưng đó không phải là sự câu khách dễ dãi. Mặt khác, tính giải trí trong tác phẩm Y. Banana ở chỗ, nó “lấp đầy” những “khoảng trống” trong nội tâm, tình cảm con người, nhất là khi người ta đang cần một ai đó bên cạnh để chia sẻ, bầu bạn, thì tác phẩm của Banana là một sự chia sẻ tuyệt vời. Giống như khi người ta mong đợi sự xuất bản của một tập truyện tiếp theo của một bộ truyện tranh, độc giả cũng đón đợi một câu chuyện mới từ Banana với sự tiếp diễn chứa đựng điều mới mẻ.

Sáng tác của Y. Banana có tính đại chúng còn bởi nó khá đa dạng về đối tượng độc giả. Người Nhật thích đọc manga bởi l í do đơn giản nhất là mangarất hấp dẫn và thú vị. Nó hấp dẫn mọi lứa tuổi với nội dung vô cùng phong phú và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Trẻ em thích animemanga vì chúng đẹp, bắt mắt. Người lớn thì bị cuốn hút bởi ý tưởng và sự phức tạp chứa đựng trong đó mà trẻ em không thể cảm nhận được. Yếu tố tình cảm trong animemanga

thường rất cao. Cho dù đó là manga, anime thuộc loại có tính chất hành động, hài hước, lãng mạn, bi kịch thì animemanga luôn ẩn chứa tình cảm. Bất cứ ai cũng có thể đọc và hiểu được thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Banana, bởi tác phẩm là sự thể hiện những mạch đời sống gần gũi, dễ hiểu, dễ cảm nhưng không phải dễ nhận ra trong dòng chảy bề bộn hàng ngày. Từ người trưởng thành đến thanh thiếu niên và trẻ em, từ nam giới đến nữ giới, từ người sống thờ ơ lạnh lùng đến người sống nội tâm thầm kín, tất cả đều có thể chạm vào thế giới tình cảm được tái hiện trong tác phẩm của Y. Banana. Trong thế giới đó, người ta không mấy chú trọng vào tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp… Thứ người ta quan

tâm là thế giới tâm hồn con người với những biểu hiện phong phú và tinh tế.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 94)