Tình yêu đồng tính

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 56)

Có thể nói, trong nhiều trường hợp, tình yêu đồng tính trong tác phẩm của Y. Banana chính là kết quả (hay hậu quả) tất yếu từ việc không dung hòa được tình yêu đam mê với ý thức tội lỗi của các nhân vật. Trong N.P, nỗi cô đơn của nhân vật khi không dung hòa được mâu thuẫn này ngày càng tồi tệ hơn khiến Sui tìm đến Kazami, một cô bạn gái mới quen nhưng như đã quen rất lâu bởi sự ràng buộc chung với Shoji và gia đình Takase. Sự tìm cách làm quen và những giận hờn của đối với người cùng giới (Kazano) không khác gì với cái cách một người đàn ông tìm cách làm quen một người đàn bà hoặc một người đàn bà giận dỗi vì sự hờ hững của người đàn ông. Về mặt nào đó, đây là tình cảm đồng tính (của một người con gái dành cho bạn cùng giới), nhưng không phải là một sự bệnh hoạn.

Lần đầu tiên Sui liên lạc với Kazami (qua điện thoại) như là một sự xác nhận về một người sắp – là – bạn của mình, bởi ở họ có chung một mối liên hệ: Toda Shoji (đã chết), và còn vì Kazami hiểu rất rõ những mối quan hệ phức tạp trong gia đình Takase. Kazami là người duy nhất mà Sui có thể chia sẻ, giãi bày. Ở đây, có sự giao hòa giữa hai tấm lòng. Sui tìm đến Kazami như là tìm đến một

sự cứu rỗi. Sui bảo rằng, “Có cậu, tôi thấy an tâm” [85, 172]. Sui hạnh phúc khi được Kazami gọi tên mình. Phải chăng Sui hạnh phúc vì cô có cảm giác mình được tồn tại, được người khác chứng minh và được trân trọng sự tồn tại – điều mà Sui khát khao có được, vì dường như cô đã đánh mất bản thân mình. Sui cô đơn ngay cả khi nghĩ đến cái chết, vì thế, Sui bỏ thuốc độc vào rượu trong bữa ăn với Kazami không phải vì cô có ý muốn giết Kazami, “mà chỉ bởi, tôi cảm thấy mông lung và cô độc quá, nên chợt nảy ra ý muốn làm cho cậu ngủ thiếp đi, rồi sẽ chết bên cạnh cậu. Như thế có lẽ sẽ đỡ buồn hơn” [85, 219]. Sui quá cô đơn.

một cô gái trẻ đang đi tìm tình yêu đích thực trong cuộc sống, bởi cuộc sống của cô là những chuỗi ngày quan hệ tình dục với cả đàn ông lẫn đàn bà, với cả một nhóm cùng một lúc, cả khi ở ngoài trời… Cô sống trong thế giới của những buổi “làm tình tập thể” – nơi hội tụ của những mảnh đời cô đơn đến cùng cực hoặc trong tình trạng trống rỗng, mất phương hướng trong cuộc sống. Đối với những con người ấy, nơi đó, họ được trải nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau, chẳng hạn là “khoái cảm ngọt ngào”, là “hưng phấn tột độ đến tan chảy trong tâm hồn”, là niềm phấn khởi của sự “tự do, giải thoát và say mê”, là “khởi động công tắc để kết nối tâm trí với thể xác”… Tuy nhiên, khi đi làm rồi dự đám tang cha của người yêu, Akemi nhận thấy những người đến dự đám tang trở thành một thực thể thống nhất trong sự tha thứ và được tha thứ. Đối với cô, “Kiểu tập hợp năng lượng của đám đông để tạo thành một dòng chảy thuần khiết như vậy, tôi chỉ mới thấy trong buổi làm tình tập thể mà thôi”. Akemi bắt đầu khám phá ra những ý nghĩa sống mà trước đó cô chưa nhận thấy, và cô đã dần có cảm giác của tình yêu. Khi cuộc sống của Akemi dần ổn định thì có một người bạn nữ từng quan hệ đồng tính với cô đến tìm. Người phụ nữ ấy cần “cái cảm giác có người bên cạnh”“những cảm xúc có được khi bên nhau” hơn là chuyện làm tình, khao khát được sống với Akemi vì chỉ có Akemi là người hiểu cô ấy nhất. Akemi từ chối vì bản thân cô đã tìm được lối thoát. Cách hành xử của Akemi cũng chính là sự chỉ ra lối thoát cho người phụ nữ kia

Nhìn chung, dù là những mô hình gia đình kì lạ hay những mối quan hệ đi chệch khỏi quỹ đạo thông thường của đời sống tình cảm thì tất cả vẫn có thể được hiểu và cảm thông bởi nó xuất phát từ nhu cầu bức thiết của con người, đó là nhu cầu được sẻ chia – một trong những nhu cầu tinh thần có tính nhân bản nhất của con người. Y. Banana lột tả được niềm khao khát yêu, được yêu bằng cách không lộ liễu mà có sức mê hoặc khác thường. Văn của Banana len lỏi vào những khía cạnh sâu kín của đời sống con người. Khi bị quay đến chóng mặt giữa cuộc sống bộn bề và lạc trong mớ cảm xúc hỗn độn hàng ngày, thứ làm cho người ta phấn chấn hơn đó là tình yêu. Yếu tố tình dục ở đây dường như không

phải là đích nhắm. Nó chỉ là phương tiện biểu đạt tư tưởng của tác giả cho những khát khao được sống, được tồn tại, được sẻ chia.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 56)