Sự chi phối của mĩ cảm kawaii

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 92)

Các tác gia người Nhật như Murakami Takashi đặc biệt nhấn mạnh các sự kiện sau Thế chiến thứ hai, nhất là việc Nhật Bản thất bại và hậu quả của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, bởi chúng trở thành những vết thương khó lành đối với tinh thần nghệ thuật Nhật Bản. Những thứ ấy, theo hướng nhìn nhận này, đã đánh mất đi sự tự tin hùng cường trước đó, và giờ đây họ (người Nhật) cố gắng tìm kiếm niềm an ủi qua những hình ảnh trong sáng và dễ thương - kawaii.

Giáo sư Numano Mistuyoshi trong bài nói chuyện ở Việt Nam năm 2009 cho rằng, ở Nhật Bản hiện đại, những tư tưởng của mono aware, hay sabi, wabi

dường như không còn liên quan gì đến nhịp sống hiện đại và hầu như đã bị Âu hóa. Thịnh hành nhất hiện nay là ý thức thẩm mĩ được thể hiện bằng một từ tối tân và đầy chất hiện đại: kawaii,một tính từ được dùng từ xa xưa để biểu đạt tình cảm quý mến dành cho trẻ nhỏ hoặc những gì xinh xắn. Tuy nhiên ngày nay nó đã được dùng rộng rãi trong những hoàn cảnh khác nhau, đại khái là “đáng yêu”, một kiểu mĩ học thường thấy trong manga (truyện tranh), anime (phim hoạt hình). Nhưng nếu đặt mono awarekawaii gần nhau thì ta sẽ thấy có một điểm chung, đó là sự thiên về cảm xúc, những cảm xúc sâu xa nằm ngoài ngôn ngữ, khó lòng diễn tả được mà chỉ có thể cảm nhận. Cách kể của người kể chuyện trong tác phẩm của Y. Banana mang đậm mĩ cảm kawaii, bởi vì cả thế giới rộng lớn và giữa rất nhiều mối quan hệ người – người, thứ đập vào mắt, chạm vào xúc cảm sâu kín của trái tim người quan sát là vẻ đẹp trong sáng, dễ thương, nhỏ nhắn nhưng chứa đựng cảm giác ấm áp lớn lao, cảm giác được che chở. Đó chính là tinh thần kawaii trong tác phẩm của Y. Banana.

Mĩ cảm kawaiiđã được Y. Banana thể hiện thành công thông qua việc đặc tả ngoại hình nhân vật chỉ tập trung chú ý đến “điểm”, đến thần thái, nhất là ánh

mắt, nụ cười, và vẻ đẹp thiên thần, trong sáng của nhân vật, dù họ đang ở bất cứ chặng đường nào trên trục thời gian cuộc đời. Vấn đề này đã được làm rõ ở chương 1. Đến đây xin nêu ra như là cách để lí giải vì sao khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Y. Banana lại tập trung chú ý vào nét trong sáng, dễ thương, giàu sức cuốn hút của ánh mắt, nụ cười hay thần thái cảm xúc của nhân vật. Cách miêu tả nhân vật của Y. Banana hệt như cách các nhân vật trong truyện tranh hay hoạt hình được vẽ phóng đại, với mắt và miệng chiếm đến hơn 2/3 khuôn mặt. Nét vẽ trong animemanga rất được chú ý về chi tiết lẫn phong cách. Cách vẽ mắt rất đặc biệt cho phép nhân vật animemangacó hồn của riêng nó và thể hiện trọn vẹn cảm xúc. Thường thì đôi mắt được vẽ to tròn, long lanh, sáng rực, đầy mê hoặc và khuôn miệng thì luôn có những biểu hiện tinh tế của xúc cảm: ngạc nhiên, vui mừng, giận dỗi, đau đớn… Đọc truyện tranh hay xem phim hoạt hình, thông qua ánh mắt và trạng thái của khuôn miệng, người đọc / người xem nắm bắt được trạng thái tâm lí của nhân vật. Cũng như thế, với nét vẽ bằng chất liệu ngôn từ, Y. Banana đã giúp cho người đọc len lỏi vào thế giới tâm hồn của nhân vật có khi chỉ bằng ánh mắt, nụ cười vì lúc nào cũng có thần thái bên trong những cử chỉ ấy.

Vẻ đẹp tươi tắn như đóa hoa bung nở của Saki trong tác phẩm N.P mang tinh thần kawaii. “Cô gây cho người ta cảm giác như lúc nào cũng mở hết cỡ con người mình ra, nhìn đời với một niềm hi vọng rực sáng, mặc cho gió đang làm cho nghiêng ngả.” [85, 52] Nụ cười của Saki thì được so sánh với một đóa hướng dương thật lớn. “Khuôn mặt cười rạng rỡ chói chang và đẹp đẽ trong ánh nắng khiến tôi phải nheo mắt.” [85, 62]

Những vật nhỏ xinh nhưng có ý nghĩa lớn lao được nhân vật tặng cho nhau cũng xuất phát từ mĩ cảm kawaii. Những món đồ không đắt giá nhưng chứa đầy tình cảm sẻ chia. Đó là chiếc cốc có in hình quả chuối mà Eriko mua tặng Mikage. Đối với Mikage, đó là “một chiếc cốc vô cùng quan trọng”, bởi từ rất lâu rồi, Mikage sống trong nỗi cô độc, bị bỏ lại đằng sau khi lần lượt những cái chết của người thân vụt qua trước mắt cô. Chiếc cốc chính là một sự khích lệ tinh

thần rất lớn để cho Mikage có đủ nghị lực bước tiếp quãng đường còn lại, vì cô biết rằng mình không cô độc.

Chiếc chuông nhỏ mà Satsuki (Bóng trăng) tặng cho Hitoshi trong một dịp tình cờ (chia tay trên chuyến xe buýt) cũng mang đầy ý nghĩa kawaiiđã trở thành sợi dây vô hình kết nối tình yêu trong sáng giữa họ. Chính cái cử chỉ Hitoshi

“đặt nó (chiếc chuông – người viết) vào lòng bàn tay rồi gói cẩn thận lại vào chiếc khăn mùi soa” [84]. Chiếc chuông đã khiến Satsuki cảm động và yêu mến thật nhiều, dù cử chỉ ấy thể hiện món quà có ý nghĩa với Hitoshi hay vì Hitoshi luôn có thói quen làm thế để thể hiện lòng trân trọng những thứ được nhận từ người khác chăng nữa. Chiếc chuông bình thường nhưng nó giúp những tâm hồn “nhìn” thấy nhau để bắt đầu một tình yêu.

Hình ảnh dòng sông trong truyện ngắn Chuyện kì lạ bên dòng sông lớn cho nhân vật tôi – Akemi cảm giác thân thuộc. Mỗi lần đứng bên dòng sông, được ngắm dòng sông, nhân vật tôi đi từ cảm giác bất an đến cảm giác yên bình, mạnh mẽ, yên ả, đầy hi vọng. Bởi lẽ, chính từ dòng sông đó, nhân vật tôi từng được sinh ra, cũng từng bị đánh rơi (thực sự là bị mẹ mình ôm vào lòng và nhảy xuống dòng sông). Hành trình nhân vật tìm lại sự thật trong quá khứ của mình cũng chính là hành trình khám phá bản thân và tìm thấy nguồn vui. Bởi vậy, dòng sông phát ra ánh sáng kawaiitừ ý nghĩa của sự che chở, ấm áp.

Món quà kim chi mà người bạn Hàn Quốc đã tặng cho người chồng để rồi anh đem về tặng vợ trong truyện ngắn Giấc mơ kim chi cũng mang cùng một ý nghĩa đó. Kim chi mang khả năng hàn gắn rất lớn. Kim chi đã đi vào giấc mơ chung của hai người, với cái mùi đặc trưng của kim chi lan tỏa, giấc mơ của hai vợ chồng cũng là giấc mơ hạnh phúc, bởi họ tìm thấy một điểm chung, một sự đồng điệu. Tỉnh giấc, họ cảm nhận được tình yêu thật sự, thoát khỏi cảm giác mơ hồ không xác định, mất lòng tin với tình yêu.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 92)