Không gian bếp

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 77)

Không gian trong Kitchen nổi bật là không gian bếp. “Tôi nghĩ rằng nơi tôi yêu thích nhất trên thế gian này là bếp. Chỉ cần nó là bếp, chỉ cần nó là nơi nấu ăn, thì dù ở đâu, như thế nào, tôi cũng cảm thấy không còn buồn bã. Nếu nó được sử dụng thường xuyên, đúng nghĩa một cái bếp thì càng tốt. Những chiếc giẻ lau khô ráo, tinh tươm và những tấm đá ốp tường trắng lóng lánh. Tôi yêu cả những cái bếp vô cùng bẩn thỉu (những mẩu vụn rau, khiến cho đế dép phải đen kịt ấy lại thật rộng).” [84] Bếp không chỉ là không gian tồn tại của nhân vật mà còn là một người bạn tin cậy, chia sẻ nỗi cô đơn. Dù đó là một nơi khá chật hẹp nhưng chúng tôi cho rằng trong không gian chật hẹp đó, nhân vật không đóng kín mình, niêm chặt lấy mình, mà luôn có xu hướng vươn ra thế giới bên ngoài. Qua cửa sổ của bếp, Mikage có thể nhìn thấy vì sao cô đơn đang lấp lánh bên ngoài và ngắm bầu trời.

Bếp là nơi có thể tìm thấy hơi thở của sự sống.“Tại sao tôi lại yêu cái công việc liên quan đến bếp núc thế nhỉ? Thật là lạ. Nó đáng yêu như một sự ngưỡng vọng xa xôi được khắc sâu vào trong ký ức của linh hồn. Hễ cứ đứng ở nơi này, là tất cả mọi thứ sẽ trở lại lúc ban sơ, và thế nào rồi cũng có điều gì đó sẽ quay về. Khi nấu ăn là lúc Mikage được sống hết mình và sống vì người khác [...]. Không làm thế, tôi không nhận thấy được mình đang sống.” [84, 96] Những âm thanh phát ra từ bếp cũng là âm thanh của sự sống. Từ bếp, có tiếng người trò chuyện rôm rả, tiếng xoong chảo, tiếng bát đĩa va vào nhau, tiếng cọ bồn rửa bát, tiếng cọ sàn bếp... Mikage “yêu cả những cái bếp vô cùng bẩn thỉu, cái nền bếp cáu bẩn, vung vãi đầy những mẩu vụn rau, khiến cho đế dép phải đen kịt ấy lại thật rộng.” [84] Bếp không khác gì một “sứ giả” của sự sống. Sự tác động của bàn tay con người vào bếp – dù theo cách nào – cũng làm cho người ta cảm thấy phấn chấn hơn. Trong bếp của nhà Tanabe, tất cả những sự vật, dù là những chi

tiết nhỏ nhất, cũng được chăm chút như thể những con người ấy đang cố công “lau bóng” cho cuộc sống để nó đẹp sáng hơn. Những hình ảnh, vật dụng, cách bày trí… đều cho thấy những tín hiệu của sự tồn tại, sự sống: “tấm thảm chùi chân trải trên mặt sàn lát gỗ”, “chất lượng tuyệt vời của đôi dép trong nhà mà Yuichi đang đi”, “những đồ dùng tối cần thiết trong bếp được sử dụng thường xuyên, treo tề chỉnh trên móc”, “chảo rán chống dính có con dao gọt vỏ của Đức”, “những chiếc ly thủy tinh toàn đồ tốt”, “bát tô, đĩa nướng, đĩa đại, cốc vại có nắp”, “chiếc tủ lạnh, mọi thứ đều gọn gàng và không có gì để quá lâu”… Mikage cảm nhận, đó là “một căn bếp tuyệt vời”.

Dù rơi vào hoàn cảnh và tâm trạng tồi tệ nhất, nhân vật cũng không có xu hướng bị hay tự mình tối giản, bế tắc chính cuộc đời mình. Giọng điệu trong tác phẩm của Y. Banana ít ngột ngạt cũng bởi vì nhân vật luôn có xu hướng vượt ra, phóng ra khỏi thế giới chật hẹp để đến với vũ trụ bao la. Họ có ước mơ và biết nuôi dưỡng ước mơ, có xu hướng san trải và hướng tới tính thiện của con người. Chính vì luôn sống trong nỗi bất an của mất mát chia ly, trong áp lực cuộc sống, trong thế giới nội tâm sâu kín của riêng mình nên những con người đều nhìn thế giới họ đang sống một cách lạ lẫm, như đang bị đi lạc. Vì thế, những không gian hẹp như bếp sẽ là nơi trú ngụ ấm áp, dễ chịu cho tâm hồn. “Chỉ cần là bếp, là nơi nấu ăn, thì dù ở nơi đâu, như thế nào, tôi cũng cảm thấy không còn buồn bã.”

[84]

Và đó cũng là lí do vì sao bếp còn là nơi hội tụ của tình cảm gia đình sự sẻ chia. Không chỉ tập trung đậm nét trong tác phẩm Kitchen mà hình ảnh bếp còn trở đi trở lại trong những tác phẩm khác. Như trong tác phẩm Vĩnh biệt Tugumi, cả gia đình Maria tất tả suốt ngày; họ chỉ thật sự gặp nhau và thắp sáng luồng sinh khí gia đình trong căn bếp: Maria hâm nóng thức ăn cho bố, bố mang bánh bột gạo được gói cẩn thận về cho Maria và mẹ cô. Cũng trong không gian yên lành và ấm cúng của căn nhà có tiếng bếp núc, Mikage và Yuichi cùng nhau nấu ăn, cả hai có thể dần quên nỗi đau từ cái chết của Eriko. Hay như trong

nghĩ của bạn sẽ ngưng đọng lại.” [87, 77] Bếp như kéo con người ra khỏi sự cô đơn, uể oải và buồn tẻ. “Mikiko bắc ấm lên bếp. Giây lát, cả căn phòng tràn ngập mùi hương trà nhài đậm đặc” [87, 77]

Bởi bếp là nơi hội tụ của tình cảm gia đình nên nó ghi dấu nhiều kỉ niệm của người thân. Khi người thân không còn nữa, bếp lại những kí ức về họ. Vậy nên bếp còn là không gian gợi buồn và sự ám ảnh về cái chết. “Mikiko lấy ra mấy hộp đồ ăn bọc ny lông và cho vào lò vi sóng. Cứ thấy một phụ nữ đứng trong bếp là tôi lại cảm thấy mình sắp nhớ ra một điều gì đó, một điều gì đó thật buồn, như bóp chặt lấy lồng ngực, và nhất định liên quan đến cái chết, đến cả việc tôi được sinh ra trong cõi đời này nữa” [84, 78]. Bếp là nơi nhân vật nhớ về quá khứ như một niềm ngưỡng vọng, tất cả hiện về qua kí ức của nhân vật một cách sống động. Trong không gian của bếp, Sakumi nhớ về bố và em gái đã mất, lần giở cuốn album để tìm hình của họ: “Hồi trước, khi trí nhớ bị rối loạn nặng nhất, không biết bao lần tôi đến đây, một mình, trong phòng bếp giữa đêm khuya, lần giở cuốn album này. Càng xem lại càng thấy như gần mà xa, một sự nhớ tiếc cùng cảm giác hơi sốt ruột nối đuôi nhau ập đến” [87, 87]

Nói tóm lại, bếp đã trở thành một kí hiệu nghệ thuật, một tín hiệu thẩm mĩ có khả năng biểu đạt cao trong thế giới nghệ thuật của Y. Banana.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)