Tình yêu đồng huyế t/ cận huyết và tình yêu đồng tính

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 53)

Trong sáng tác của Y. Banana, có những mối quan hệ đặc biệt mà xét về mặt đạo đức là loạn luân, đồng tính, phi đạo đức… Họ là những người có dòng họ mắc phải những chứng bệnh tinh thần, là những đứa con có cha mẹ nhiều lần ly hôn, những đứa con thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ, những người trẻ tuổi nhưng sớm gặp những bệnh ngặt nghèo, những người ở vào trạng thái thất vọng và mất phương hướng trong cuộc sống, hay tuy đang sống nhưng cái sự sống đó có thể dừng lại bất cứ lúc nào.… và tất cả đã dẫn đến những điều méo mó trong đời sống tình cảm.

Mối quan hệ giữa những nhân vật trong tác phẩm Y. Banana có khi vô cùng phức tạp, chồng chéo, thậm chí chệch hướng (nghĩa là chệch khỏi quỹ đạo thông thường của chuẩn mực tình cảm). Đó không chỉ là những con người đa cảm mà còn phi lý tính -những con người duy cảm. Cuộc sống tẻ nhạt đến nỗi một cô gái trẻ (25 tuổi) như Marie “thích có một tình yêu trắc trở, vì chỉ có điều đó mới đem lại sự mới mẻ […]. Biết là bi thảm nhưng vẫn khao khát.” [89] Đây chính là nguyên nhân của mối tình trắc trở giữa Marie và Hiroshi.

Tác phẩm của Y. Banana có sự tập trung khai thác vấn đề tình yêu đồng tính và tình yêu đồng huyết nhưng bằng cách len lỏi vào những góc tâm lí tinh tế nhất để người đọc hiểu và cảm thông. Tình cảm đồng tính (homosexual feelings) ở đây không phải là sự đồng tính luyến ái theo nghĩa hẹp hay những “trải nghiệm hấp dẫn giới tính và khuynh hướng tính giao giữa các thành viên của cùng một giới” [74, 147], mà được hiểu theo nghĩa rộng để nói về “những trường hợp kết nối cảm xúc giữa các thành viên của cùng một giới chiếm ưu thế so với những kết nối cảm xúc với giới đối lập. Vì thế, chúng tương ứng đại khái với cái thường

xuất phát từ sự lôi cuốn, bị thôi thúc mãnh liệt để làm quen, để gặp gỡ, để sẻ chia. Tất cả những nhân vật trong tác phẩm của Y. Banana mắc kẹt trong sự cuốn hút của tình yêu đồng tính / đồng huyết là những người ý thức rõ hơn ai hết về tình cảm sai trái của mình, nhưng không ai thoát ra được. Để giải thích điều này, không thể quy tất cả cho định mệnh hay số phận, mà dường như, những con người Nhật Bản duy cảm ấy có xu hướng thích sự trắc trở. Qua sự trắc trở, người ta cảm nhận đầy đủ mọi cung bậc của cuộc sống và tìm được ý nghĩa sống. Cách nghĩ này không khó để hiểu. Từ xưa đến nay, dù thời đại có thay đổi đến đâu thì quan niệm của người Nhật Bản về cái đẹp vẫn không hề thay đổi: họ yêu thích và say mê cái đẹp không viên mãn, không hoàn kết; họ buồn nao lòng trước cái đẹp mong manh, vô thường nhưng lại thích chiêm ngưỡng nó. Bởi thế, tình yêu đẹp, theo họ, là tình yêu gặp nhiều trắc trở, dở dang, chỉ cần được sống với những xúc cảm chân thật nhất của trái tim mình (Truyện Genji là một minh chứng). Cuộc sống hiện tại tẻ nhạt cũng góp phần làm cho con người ở đây khao khát có được một sự mới mẻ, dù biết là bi thảm nhưng vẫn khao khát.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)