Vì manga và anime được đọc / xem trong môi trường chuyện kể phổ biến (trên đường, trên tàu điện, rạp…) nên trong các thể loại này có một sự hòa trộn giữa từ ngữ và hình ảnh khá đậm nét. Sự xuất hiện của truyền hình, sự lên ngôi của Internet… đã làm cho kênh chữ bị giản lược đến mức tối đa, nhường chỗ cho kênh hình, và thời đại này cũng là thời đại của những ấn tượng. Vì vậy, có những cảm xúc, suy nghĩ không nói được bằng lời mà đôi khi chỉ có thể tư duy bằng hình ảnhvà người ta cũng chỉ cần có thế.
Trong Kitchen, trước khi lên đường tới Izu (như một nơi xa xôi thanh vắng để tĩnh dưỡng tinh thần), Mikage đã có những suy nghĩ về những biến cố đã xảy ra trong cuộc sống của mình, cô thấy lòng mình se lại. Cái cảm giác cô đơn trống trải và hẫng hụt, chông chênh được Mikage cảm nhận mình như “Dáng hình của những thân cây sẫm màu khô xác như bị cắt lìa ra khỏi nền trời, và những cơn gió tái tê đang thổi tràn qua chúng” [84, 146]. Cảm giác phấp phỏm lo âu về Yuichi (kể từ khi được Yuichi thông báo về cái chết của cô Eriko), được diễn tả
bằng hình ảnh Mikage “lúc nào cũng cảm thấy giống hệt như chiếc điện thoại. kể từ dạo ấy, cho dù Yuichi có ở ngay trước mắt tôi, tôi vẫn thấy cậu ấy như đang trong cái thế giới thuộc về phía bên kia của chiếc điện thoại. và tôi bỗng có cảm giác rằng, nơi ấy giống như là đáy biển, rất xanh, xanh hơn nhiều chỗ tôi đang có mặt lúc này” [84, 151]. Bằng hình ảnh của “phía bên kia của chiếc điện thoại” và “đáy biển rất xanh”, người đọc có thể hiểu được hết nỗi bất an của Mikage về Yuichi (thậm chí sợ Yuichi tự tử), đồng thời người đọc cũng phát hiện ra Mikage tinh tế và thấu hiểu lòng Yuichi. Cô nhìn thấu được sự mơ hồ, xa xôi, khó chạm tới, khó nắm bắt một đáy tâm hồn sâu thẳm, cô độc và lạnh giá. Rào cản tinh thần giữa Mikage và Yuichi chính là làm sao để vượt qua được nỗi đau để có thể phấn chấn trở lại, làm sao có thể hàn gắn cho nhau, và nó được Mikage cảm nhận thử thách đó như “một khúc cua thoai thoải, trong bóng tối mà cái chết đang vây quanh. Thế nhưng, nếu vượt ra khỏi khúc cua ấy rồi, chúng tôi sẽ lại bắt đầu rẽ sang những ngả đường hoàn toàn khác. Lúc này đây, nếu bỏ qua khúc cua ấy, chúng tôi sẽ vĩnh viễn chỉ là hai người bạn” [84, 154]. Mikage hiểu được lòng Yuichi và cả lòng mình, người đọc có thể tin tưởng rằng với những suy nghĩ như thế, hai con người trẻ tuổi ấy sẽ có đủ nghị lực để thắp sáng cho nhau.
Kazami trong tác phẩm N.Pcó thời gian bị mắc chứng mất ngôn ngữ. Đó là do hệ quả của cuộc li hôn giữa cha mẹ cô, với cái cảm giác không có bố và theo Kazami thì việc mất tiếng “như để mẹ khỏi ngã gục sau những gì dồn nén, căng thẳng” [85, 29]. Tuy nhiên, dù cho hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu Kazami vẫn cố gắng hướng về cuộc sống bằng đôi mắt tràn đầy hi vọng. Không nói chuyện được, Kazami tư duy bằng màu sắc. “Đằng sau từ ngữ, tôi nhìn thấy những màu sắc lan tỏa. Khi chị nựng nịu tôi, tôi nghĩ về chị với hình ảnh của thứ ánh sáng màu hồng. Từ ngữ và ánh mắt của mẹ lúc dạy tiếng Anh là ánh vàng thau dịu dịu, nếu vuốt ve con mèo bên đường, niềm vui của màu vàng nhạt sẽ truyền tới qua lòng bàn tay” [85, 32].
hình, nhất là sự tương phản giữa sáng – tối hay khả năng “phát sáng” kì lạ của ánh sáng, Banana đã sử dụng ánh sáng với một tác dụng đặc biệt: làm bừng sáng một ý nghĩ, một cảm xúc hay xua tan đi một cảm giác u ám, mơ hồ nào đó trong đầu nhân vật. Nói cách khác, ánh sáng trong tác phẩm của Y. Banana được khai thác triệt để các tính năng của nó, có vai trò xúc tác, kích thích, hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển tâm lí, tính cách nhân vật. Cách miêu tả nhân vật Eriko (Kitchen) với nhiều tia sáng, vầng sáng xung quanh hệt như cách vẽ một nhân vật trong truyện tranh hay phim hoạt hình: con người là trung tâm của bức tranh và đẹp như có thể “phát sáng”: “Mái tóc dài xõa xuống ngang vai, cặp mắt sắc lẹm có đôi đồng tử lấp lánh thẳm sâu, đường bờ môi rất đẹp, sống mũi thẳng và cao. Toàn thân cô ta tỏa ra một thứ ánh sáng lộng lẫy tựa như sức sống đang run lên.” [84, 28]
Y. Banana còn vận dụng kĩ thuật quay chậm của phim ảnh. Khi cảnh được quay chậm đến mức tối đa, nó thường sẽ bị biến dạng, mờ nhòe đi hoặc có kích cỡ khác thường. Điều này sẽ vô cùng phù hợp cho Y. Banana biểu đạt trạng thái tâm lí mất cân bằng của nhân vật khi họ đang chịu sự tác động hoặc sức ép của một tổn thương tinh thần. Khi đi qua ngã tư nơi Hitoshi gặp nạn, Satsuki thấy
“màu sắc của những chiếc đèn pha đan quện vào nhau, dòng sông ánh sáng bắt đầu đổi hướng” [84, 204]. Hay như trong Kitchen, khi nước mắt bắt đầu chảy vì cái chết của cô Eriko, Mikage thấy “cả con đường, cả bàn chân tôi, cả dải phố im lìm đều méo xẹo đi trong dòng nước mắt nóng hổi […]. Tôi không còn thấy rõ những thứ bình thường vẫn đập vào mắt tôi. Cột điện, ngọn đèn đường, những chiếc ô tô đang đứng đó và cả bầu trời đen sẫm. Tất cả đều biến dạng, phát sáng, đẹp một cách siêu thực” [84, 82]. Một loạt những hình ảnh liên tiếp nhau thể hiện một pha hành động hoặc sự thay đổi cảm xúc của nhân vật được Y. Banana vận dụng thành công.