Marie (Lữ khách giữa hai màn đêm) là chị họ của hai anh em Hiroshi và Shibami, nhưng giữa Hiroshi và Marie đã nảy sinh tình yêu. Họ đã từng sống chung với nhau trong một căn hộ. Mặc dù Hiroshi đã có người yêu rất tuyệt vời (Sarah) và Hiroshi đã từng đi Pháp một thời gian, nhưng tình cảm giữa Hiroshi và Marie là một sự lôi cuốn kì lạ mà trước đây họ cố tình tránh né. Ở họ còn có điều gì đó hơn là xúc cảm giới tính: sự thấu hiểu. Sau khi Hiroshi mất, Marie đã sống trong một trạng thái nguội lạnh về cảm xúc, như một cỗ máy bị OFF hoàn toàn. Ngày Shibami gặp lại Sarah, nếu như ngay từ cái nhìn đầu tiên, Shibami có thể cảm nhận được cậu bé – con trai của Sarah chính là con của anh Hiroshi bởi thần thái tỏa ra từ cậu bé; thì Marie có thể ở nhà và mơ thấy Marie gặp Hitoshi ngay tại nơi mà Shibami đã gặp cậu bé và cảm nhận hơi ấm của Hiroshi qua đôi tay vừa nựng nịu cậu bé của Shibami.
đẻ của bố mẹ mình. Mẹ anh từng hẹn hò với chú trước khi lấy bố, nhưng rồi bỏ chú và lấy bố. Chú anh đã đột nhập vào nhà, dùng dao đe dọa, hãm hiếp mẹ anh ngay trước mặt bố rồi tưới dầu lên mình châm lửa tự thiêu. Sau khi sinh, mẹ anh đã tự tử. Bởi thế, cuộc đời của tôicũng bị ám ảnh bởi mùi của cái chết.
Trong Amrita, hôn nhân của bố mẹ Kozumi là hôn nhân cận huyết giữa chú và cháu ruột. Trừ Kozumi có màu da hơi nhạt và thường cảm thấy trước một điều gì đó, các anh chị em còn lại của Kozumi đều có ngoại hình bình thường. Tuy nhiên, Kozumi luôn ngửi thấy mùi lưu huỳnh – mùi của sự chết. Anh cảm nhận“như thể nó từ chính trong đầu tớ tỏa ra”. Anh thường nghe có tiếng thì thầm bên tai, “Còn lại ngươi thôi”. Lần lượt sau đó, bố và các anh chị em của Kozumi đều từ giã cuộc đời khi còn rất trẻ. Điều đó được xem như là sự trừng phạt, là kết quả của một cuộc hôn nhân cận huyết, là kết quả của đam mê mà những con người duy cảm ấy không thể thoát ra được, hay đó cũng là một sự giải thoát cho cả một gia đình khỏi sự ám ảnh di truyền đậm màu của sự chết và sự dị thường.
Câu chuyện số 98 của nhà văn Takase Sarao – nhân vật trong tác phẩm N.P
là câu chuyện mà “tình yêu cho con gái và tình yêu cho người mình yêu đã hòa trộn làm một [85, 133]. Như một sức hút đặc biệt có tính định mệnh, nhà văn Takase Sarao – tác giả của câu chuyện ấy, đã dành tình yêu đặc biệt cho Minowa Sui mà ông không hề biết đó là con gái của mình với một người phụ nữ ngoài giá thú. Sui cũng vậy. Cô gái trẻ gắn cuộc sống của mình với ba mối tình dị thường: yêu bố đẻ, yêu anh trai, yêu một người cùng giới (Kazami). Sui có mang với Otohiko với khát khao cháy bỏng được thấy hình ảnh của bố mình trong đứa con. Đó là gì nếu không phải là niềm khao khát có được cảm giác gia đình. Cô mong được nhìn thấy cảnh “người bố vừa một tay ẵm con, vừa dỗ dành, nựng nịu; buổi chiều thu xếp công việc để về sớm; say sưa xem những đoạn băng quay con mình; khi nó lên cơn sốt thì lóng ngóng, lo sợ; nửa đêm nó khóc thì cũng chỉ dám cáu với vợ chứ chẳng dám quát con. Tôi muốn thấy hình ảnh một người bố như thế biết bao” [85, 195]. Do đó, mối quan hệ luyến ái giữa hai anh em cùng cha
khác mẹ Otohiko và Sui không hẳn chỉ là mối tình của đam mê và sa ngã. Họ như hai mảnh cô đơn tìm nhau và hiểu được nhau. Dĩ nhiên, sự ghép đôi ấy không làm nỗi cô đơn của họ vơi đi mà ngày càng trầm trọng hơn.