KẾT LUẬN TỪ CÂU HỎI NGHIÊNCỨU

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 88)

Hình 5.1: Kết quả nghiên cứu

Từ những kết quả phát sinh từ mô hình phương trình hồi quy được trình bày trong chương 4, các mô hình lý thuyết đề xuất đáp ứng các điều kiện phù hợp cần thiết với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các dữ liệu thị trường. Trong chương đó, 9 giả thuyết liên quan đến câu hỏi nghiên cứu được phân tích dựa trên kết quả của phương trình phân tích khám phá và hồi quy theo cấu trúc của các mô hình lý thuyết. Những kết quả này cung cấp bằng chứng thuận lợi cho các khái niệm của nghiên cứu như đã thảo luận ở Chương 2. KT KE TS TU HQ CT H1 -.032 H2 .238 H3 .348 H4 .391 KI CB HP TC H5 .471 H6 .274 H7 .129 H8 .247 H9 -.008

Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, có chín nhân tố đo lường mức độ ảnh hưởng đến tuân thủ thuế, nhưng chỉ có bảy trong số chín nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế:

Bảng 5.1: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kết quả

H1 Thuế suất (TS) tác động ngược chiều đến tuân thủ thuế (TU)

H2 Tính đơn giản của việc kê khai thuế (KE) tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế (TU)

H3 Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế (HQ) có mối quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế (TU)

H4 Công tác kiểm tra thuế (KT) có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế (TU)

H5 Kiến thức thuế (KI) có mối quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế (TU)

H6 Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế (CB) có mối quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế (TU) H7 Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ (CT) có mối

quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế (TU)

H8 Hình phạt (HP) có tương quan cùng chiều với tuân thủ thuế (TU)

H9 Tình trạng tài chính của người nộp thuế (TC) có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế (TU)

Bác bỏ Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Bác bỏ 5.2. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế, những giải pháp cần thiết để cải thiện việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh như sau:

(1) Giải pháp về kiến thức thuế:

- Chính sách thuế khi ban hành cần có sự ổn định, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến việc cập nhật kịp thời đối với kể cả công chức ngành thuế và người nộp thuế.

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ kiến thức thuế cho người nộp thuế. Cơ quan thuế tiếp tục nâng cao chất lượng qua việc hướng dẫn chính sách thuế mới, giải quyết các vướng mắc cho người nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, tránh việc vi phạm pháp luật thuế do sai sót không cố ý gây ra thông qua các hình thức: hướng dẫn trả lời qua điện thoại, trả lời trực tiếp, trả lời bằng văn bản, trả lời qua đối thoại doanh nghiệp, giao lưu trực tuyến, phối hợp với Ban khoa giáo Đài

truyền hình thành phố thực hiện chuyên mục “Phổ biến kiến thức thuế” cho người nộp thuế, đặc biệt là tiếp tục tổ chức tuần lễ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế.

- Chú trọng công tác đào tào, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Thuế trong việc nâng cao toàn diện về năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thuế có chất lượng đáp ứng ngày càng cao của yêu cầu công tác.

(2) Giải pháp về công tác kiểm tra thuế:

Kiểm tra thuế bao gồm kiểm tra người nộp thuế và kiểm tra nội bộ ngành thuế. Về công táckiểm tra người nộp thuế:

- Tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế để kiểm tra tính đầy đủ và làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ khai thuế; kịp thời phát hiện những nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác và thông báo cho người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu hoặc điều chỉnh hồ sơ kê khai trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

- Trên cơ sở kế hoạch thanh tra và danh sách kiểm tra, cần tập trung phân tích các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, phân tích các nội dung trọng tâm, trọng điểm để triển khai tốt việc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo các chuyên đề như: thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm, âm thuế kéo dài nhưng vẫn mở rộng quy mô kinh doanh, kiểm tra trước hoàn thuế, kiểm tra chuyên đề về chuyển nhượng vốn, chuyên đề thương mại điện tử,... Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ ban đầu, kiểm tra việc chấp hành chế độ và quy trình hạch toán kế toán, việc tính thuế, xác định số thuế phải nộp, số thuế được khấu trừ, việc lập các báo cáo tài chính và báo cáo thu nộp ngân sách của các đối tượng nộp thuế,... Đây là nội dung phức tạp nhất, tốn nhiều thời gian công sức nhất nhưng lại có tác dụng lớn nhất trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, khai man, trốn lậu thuế đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế. Song song đó cần kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn là nghĩa vụ của người nộp thuế. Do đó, việc cố tình dây dưa, chây ỳ nộp thuế sẽ có ảnh hưởng xấu đến kỷ luật thu nộp và cần phải được chấn chỉnh kịp thời. Mặt khác, việc dây dưa, chậm nộp tiền

thuế kéo dài rất có thể là mầm mống của việc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, cho nên công tác kiểm tra thuế cần phải ngăn chặn những hiện tượng này, nhất là trong điều kiện các cơ sở kinh doanh tự kê khai, tính thuế và nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước theo quy trình quản lý thu thuế hiện nay.

Về công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế:

Đây là một công đoạn trong quy trình hoàn thiện quản lý, giám sát nội ngành nhằm kiểm tra tính tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của công chức thuế; chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của các đơn vị trên địa bàn. Cần tăng cường việc tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho công chức ngành thuế; tổ chức học tập 10 điều kỷ luật của cán bộ thuế; những tiêu chuẩn cần “Xây”, những điều cần “Chống” đối với công chức ngành thuế. Thực hiện kiểm tra nội bộ tại các Chi Cục thuế, các phòng thuộc Cục Thuế; thường xuyên giáo dục cán bộ, công chức, nghiêm cấm các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu người nộp thuế và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

(3) Giải pháp về hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế:

- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, rà soát các quy trình, thủ tục về thuế để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế nhằm giảm bớt các thủ tục không cần thiết. Đẩy mạnh việc kê khai thuế qua mạng vì đây được xem là phương thức thuận tiện, nhanh chóng nhất hiện nay và mang lại nhiều lợi ích cho người nộp thuế cũng như công tác quản lý hồ sơ khai thuế.

- Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin tại các đơn vị, nâng cao hiệu quả các ứng dụng tin học nhằm tạo kiện cho công chức ngành thuế khai thác thông tin dễ dàng và thuận lợi hơn. Hệ thống cơ sở dữ liệu cần đảm bảo chính xác, khắc phục tình trạng mất nhiều thời gian, công sức trong việc đối chiếu số liệu giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.

- Đẩy mạnh tổ chức thu nộp thuế qua ngân hàng, nhân rộng mạng lưới ngân hàng trong việc thu nộp thuế nhằm đa dạng hóa các kênh thu ngân sách, tăng thêm nhiều lựa chọn về địa điểm nộp thuế, rút ngắn khoảng cách đi lại của người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

đồng thời điều hòa bớt lượng khách hàng đến nộp thuế tại các điểm giao dịch của kho bạc vào các ngày cao điểm.

- Hoàn thiện việc kết nối thông tin giữa các cơ quan có liên quan trên địa bàn, khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ về thông tin dẫn đến thiếu thống nhất về số liệu khi mỗi ngành sử dụng một nguồn số liệu.

(4) Giải pháp nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế:

- Triển khai các quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại các đơn vị, công khai thông tin về chính sách, các quy trình trên các kênh thông tin đại chúng nhằm đảm bảo công bằng và tính thống nhất khi thực hiện tại các đơn vị của cơ quan thuế.

- Việc ban hành các chính sách ưu đãi về thuế nhằm thể hiện sự ưu ái của nhà nước trong những trường hợp tháo gỡ khó khăn, trong những ngành nghề cần có sự khuyến khích. Tuy nhiên, ưu đãi về thuế có thể làm méo mó về tính công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Do đó, cần rà soát, đánh giá bãi bỏ các chính sách ưu đãi không còn phù hợp; tránh các trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi, khuyến khích của nhà nước sẽ vừa gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách vừa không đảm bảo tính công bằng.

- Tiếp tục thực hiện việc vinh danh và khen thưởng người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế nhằm trân trọng những đóng góp của họ đối với đất nước.

(5) Giải pháp về hình phạt:

- Việc xây dựng khung hình phạt phải đủ cao để giảm giá trị mà người nộp thuế mong đợi nhận được khi trốn thuế và để đảm bảo tính răn đe của hình phạt đối với người nộp thuế.

- Xử lý nghiêm hành vi trốn thuế theo pháp luật hình sự, đồng thời công khai trên thông tin quản lý của cơ quan thuế về hành vi trốn thuế của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn những doanh nghiệp khác có hành vi trốn thuế.

(6) Giải pháp về tính đơn giản của việc kê khai thuế:

- Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí và ngôn từ diễn đạt trong tờ khai thuế càng dễ hiểu, rõ ràng nhằm tăng cường tính tuân thủ thuế. Bên cạnh đó, liên tục cập nhật và nắm bắt những thông tin cần thiết trên đường dây nóng để khắc phục những rào cản và đảm bảo tính đơn giản trong việc kê khai thuế.

- Quy trình kê khai, nộp thuế cần được rút ngắn thời gian tương đương các nước trong khu vực và quốc tế, tiếp tục nâng cao năng lực của công chức thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ kê khai cũng như những giải trình liên quan đến việc kê khai thuế của người nộp thuế

- Hoàn thiện những mẫu kê khai thuế qua mạng dưới dạng văn bản, tập tin hình ảnh và video minh họa ngay sau khi có những quy định kê khai thuế thay đổi nhằm tiết kiệm thời gian và thủ tục cho doanh nghiệp kê khai thuế.

(7) Giải pháp nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ:

Tính tuân thủ thuế tự nguyện của người nộp thuế sẽ tăng một khi thông tin công bố về chi tiêu tiền thuế đúng mục đích đảm bảo phúc lợi xã hội và lợi ích quốc gia. Do đó, nhà nước cần xử lý nghiêm và triệt để các tổ chức, cá nhân tham nhũng, lãng phí trong chi tiêu công.

5.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Như với bất kỳ nghiên cứu nào, nghiên cứu này có một số hạn chế nhất định. Như với bất kỳ nghiên cứu nào, nghiên cứu này có một số hạn chế nhất định. Một là, tuân thủ thuế là một khái niệm rất rộng và được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Trong đề tài của mình, tác giả chỉ nghiên cứu theo khía cạnh hành vi của người nộp thuế.

Hai là, Tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu trên cỡ mẫu là 300 mẫu (trong đó 285 mẫu hợp lệ) trên địa bàn quận 1, 3, 5, 10 nên chưa đại diện hết cho đám đông nghiên cứu. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng thêm về địa bàn nghiên cứu và cỡ mẫu nghiên cứu.

Ba là, do giới hạn về thởi gian nên đề tài chỉ thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện vì vậy phần nào ảnh hưởng đến độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu. 5.4. KẾT LUẬN

Nghiên cứu này là một nghiên cứu thực nghiệm tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, nhằm xác định các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế với mức độ ảnh hưởng theo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Kiến thức thuế KI; (2) Công tác kiểm tra thuế KT, (3) Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế HQ, (4) Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế CB, (5) Hình phạt HP; (6) Tính đơn giản của việc kê khai thuế KE và (7) Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ CT. Nghiên cứu này cũng đã khẳng định vai trò quan trọng tuân thủ thuế của doanh nghiệp hỗ trợ trong hoạt động quản lý chính sách thu ngân sách nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

1. Andreoni J, Erard B and Feinstein J (1998), “Tax Compliance”, Journal of Economic Literature, Vol. 36, pp. 818-860.

2. Braithwaite, V. (2001), A new approach to tax compliance, Australian.

3. Ajzen, I.(1991). Theory of planned behavior. Organization Behavior and HumanDecision, 50, 179 - 211.

4. Alm.J (1991), "A perspective on the experimental analysis of taxpayer reporting", The Accouting Review, 66(3), 577 – 593

5. Butler.C (1993), Self assessment: the way forward, Tax Nasional, June, 2 - 3. 6. Chow.C.Y (2004), Gearing up for the self assessment tax regime for individuals,Tax Nasional, 2nd quarter, 20 - 23.

7. Clotfelter.C.T (1983), Tax evasion and tax rate: An analysis of individualreturns, The Review of Economics and Statistics, LXV(3), 363 - 373.

8. Eriksen.K. and Fallan.L (1996), Tax knowledge and attitudes towards taxation:A report on a quasi experiment, Journal of Economic Psychology, 17, 387 - 402.

9. Evans.C, Carlon.S, and Masey.D (2005). Record keeping practises and taxcompliance of SMEs, eJournal of Tax Research, 3(2), 288 - 334.

10. Fischer.C.M, Wartick.M and Mark.M.M (1992), Detection probability andtaxpayer compliance: A review of the literature, Journal of Accouting Literature,11, 1 - 27.

11. G.Chau and P.Leung, (2009), " A critical review of Fischer tax compliancemodel: A research synthesis", Journal of Accounting and Taxation, Vol.1(2),034-040.

12. Hair, Jr. JF, Anderson, R.E, Tatham, RL & Black, WC (1998), “MultivaiateData Analysis”, Prentical – Hall International, Inc.

13. Hansford.A and Hasseldine.J (2003), Tax auditing under the self assessment:survey evidence from the United Kingdom, New Zealand Journal of TaxationLaw and Policy, 9, 171 - 183.

14. Hasseldine.J and Hite.P (2003), Framing, gender and tax compliance, Journal ofEconomic Psychology, 24(4), 517 - 533.

15. Hasseldine.J (1993), How do revenue audits affect tax compliance, Bulletin forInternational Fiscal Documentation, 47, 424 - 435.

16. Ian Pretty (2011), Hiện đại hóa quản lý thuế nhìn từ cơ quan thuế Anh, Tạp chí Thuế nhà nước, Số 4 (314), kỳ 4/1/2011.

17. Jackson. B.R and Jaouen.P (1989), Influencing taxpayer compliance throughsanction threat or appeals to conscience, Advances in Taxation, 2, 131 - 147.

18. Jackson. B.R., and Milliron, V.C. (1986). Tax compliance research: Findings,problems,and prospects. Journal of Accounting Literature, 5, 125-165.

19. James, S., and Alley,C (2004), "Tax Compliance, self assessment and tax administration", Journalof Finance and Management in Public Services, 2(2),27 - 42.

20. Kim.S (2008), Does political intention affect tax evasion? Journal of PolicyModelling, 30(3), 401 - 415.

21. Kirchler.E (2007), The Economic Psychology of Tax Behaviour, Cambridge:Cambridge Universisty Press.

22. Loo.E.C (2006), The inflence of the introduction on self assessment on compliance behavior of individual taxpayers in Malaysia, PhD thesis, University of Sydney.

23. Lumumba và cộng sự, (2010), “Taxpayer’s attitudes and tax

compliancebehaviour in Kenya”, African journal of business and management, vol.1(2010).

24. Mohamad Ali.A, Mustafa.H and Asri.M (2007), The effects of knowledge on taxcompliance behaviors among Malaysian taxpayers, International Conference onBusiness and Information, July 11 - 13, Tokyo, Japan.

25. Mohani.A (2001), Personal income tax non-compliance in Malaysia, PhD thesis,VictoriaUniversity, Melbourne, Australia.

26. Mohd Rizal Palil (2010), Tax knowledge and tax compliance determinants in selfassessment system in Malaysia, The Degree of Doctor of Philosophy

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 88)