Tình trạng tài chính của người nộp thuế

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 41)

Tình hình cân bằng tài chính có tác động đến việc không tuân thủ thuế. Khi đối mặt với những căng thẳng về tài chính, người nộp thuế sẽ phải cân nhắc ưu tiên chi tiêu cho những nhu cầu tồn tại cơ bản (lương thực, quần áo, chỗ ở, ...) hoặc phải thanh toán cho những nhu cầu ngay lập tức (trả nợ vay đến hạn, lương, ...) hơn là nghĩ đến việc thanh toán tiền thuế. Những người nộp thuế đối diện với khó khăn về tài chính dường như thiên về trốn thuế hơn so với những người ít gặp khó khăn về tài chính (Mohani & Sheehan, 2004; Mohani, 2001). Tuy nhiên, Vogel (1974) và Warneryd & Walerud (1982) lại cho rằng những người không gặp khó khăn về tài chính cũng trốn thuế và điều đáng ngạc nhiên là mức độ trốn thuế của họ đôi khi nghiêm trọng hơn so

với những người gặp khó khăn về tài chính. Vogel cho rằng tình huống này liên quan đến khía cạnh kinh tế hơn là vấn đề của bản thân người nộp thuế. Tương tự, Webley & Halstead (1986) cho rằng nhận thức về việc suy giảm kinh tế chỉ là cách thức căng thẳng về mặt quan niệm. Trong khi đó, Besley & Ctg (1997) cho rằng sự suy giảm kinh tế có thể là nhân tố tác động đến việc không tuân thủ thuế ở Anh. Một lập luận có thể giải thích thêm cho những phát hiện này là những người có khả năng tài chính tốt hơn ít lo lắng đến những khoản phạt bởi vì họ có nguồn lực để thanh toán những khoản phạt này nếu hành vi trốn thuế bị phát hiện, trong khi những người gặp khó khăn về tài chính thì không thể (nghĩa là những người có nguồn lực tài chính dồi dào không quan tâm lắm đến vấn đề hình phạt). Theo kết quả từ những nghiên cứu trước, tình hình tài chính khó khăn hay căng thẳng là nhân tố có tác động đến việc trốn thuế nhưng mức độ tác động không chắc chắn. Việc áp dụng cơ chế tự khai tự nộp ở mỗi quốc gia đòi hỏi người nộp thuế thanh toán tiền thuế cùng thời điểm với việc nộp tờ khai thuế tạo áp lực đến quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế, nhất là những người đang gặp khó khăn về tài chính. Riêng Palil (2010) cho rằng căng thẳng về tài chính là nhân tố chính tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Malaysia.

Bảng 2.2: Lược khảo tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây

Nhân tố Nguồn

1

Kiến thức thuế Lewis (1982); Mohamad Ali (2007); Singh (2003); Eriksen & Fallan (1996); Palil (2010), Palil & Mustapha (2011). 2 Thuế suất Allingham & Sandmo(1972); Clotfelter (1983); Tanzi

(1980); Kirchler, Hoelzl và Wahl (2008)

3 Kiểm tra thuế Witte & Woodbury(1985) ; Jackson & Jaouen(1989); Butler (1993); Evan, Carlon & Massey (2005); Palil & Mustapha (2011)

4 Nhận thức về chi tiêu chính phủ

Roberts, Hite & Bradley (1994); Palil & Mustapha (2011)

5 Tính đơn giản của việc kê khai thuế

Silvani & Baer (1997); Slemrod (1989); Richardson(2008).

6 Hiệu quả hoạt

động của cơ quan thuế

Hasseldine & Li (1999); Richardson (2008); Palil & Mustapha (2011).

7 Nhận thức về công bằng

Spicer & Lundsted (1976); Jackson & Milliron (1986); Kirchler & cộng sự (2008); Palil & Mustapha (2011)

8 Tình trạng tài chính

Mohan (2001); Mohani và Sheehan(2004); Palil (2010)

9 Nhận thức về hình phạt

Witte & Woodbury (1985); Becker, Bunchner & Sleeking (1987); Palil & Mustapha (2011)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 41)