Các nghiên cứu của các nhà khoa học đều được thực hiện tại các nước phát triển có nhiều khác biệt so với điều kiện tại Việt Nam nói chung mà cụ thể là Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng về hệ thống chính sách thuế; về năng lực của cán bộ công chức thuế; về tình hình chi tiêu của chính phủ cho hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế,…Chính vì vậy cần một nghiên cứu để kiểm định mô hình và các
giả thuyết tại Cục thuế Tp.HCM. Tổng quan lý thuyết nghiên cứu cho thấy: có 09 yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp.
Thuế suất
Tác giả Allingham & Sandmo (1972); Clotfelter (1983); Tanzi (1980); Kirchler, Hoelzl và Wahl (2008) khi nghiên cứu về hành vi không tuân thủ thuế của doanh nghiệp thì thấy rằng khi thuế suất càng tăng thì doanh nghiệp có xu hướng không tuân thủ thuế. Bên cạnh đó, Allingham & Sandmo (1972); Clotfelter (1983); Tanzi (1980); Kirchler, Hoelzl và Wahl (2008) cũng cho rằng yếu tố thuế suất bao gồm mức thuế phải nộp và mức độ phức tạp của biểu thuế. Vì vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết H1:
H1: Thuế suất có tác động ngược chiều đến tuân thủ thuế
Tính đơn giản của việc kê khai thuế
Silvani & Baer (1997); Slemrod (1989); Richardson (2008) cho rằng việc doanh nghiệp sẽ dễ dàng kê khai thuế nếu thủ tục kê khai đơn giản, các tiêu chí trên tờ khai dễ hiểu, và nhận được sự hướng dẫn tận tình của cơ quan thuế. Và Silvani & Baer (1997); Slemrod (1989); Richardson (2008) cũng cho rằng việc kê khai thuế càng đơn giản thì doanh nghiệp sẽ càng tuân thủ thuế. Vì vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết H2
H2: Tính đơn giản của việc kê khai thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế
Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế
Hasseldine & Li (1999) cho rằng hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế được hiểu ở góc độ cơ quan thuế có hoàn thành tốt vai trò của mình trong việc quản lý thuế cũng như hỗ trợ người nộp thuế.
Các tác giả Hasseldine & Li (1999); Richardson (2008); Palil & Mustapha (2011) đều thống nhất cho rằng hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế không chỉ là công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp trong viêc kê khai và nộp thuế hiệu quả mà còn phải lắng nghe và giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Hasseldine & Li (1999) cũng cho rằng hiệu quả của cơ quan thuế đóng vai trò quan trọng đối với hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Vì vậy tác giả đã đưa ra giả thuyết H3
H3: Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế
Kiểm tra thuế
Witte & Woodbury (1985) cho rằng kiểm tra thuế là hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đối với việc kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp. Và Witte & Woodbury (1985) cũng cho rằng người nộp thuế nổ lực tối thiểu hóa nghĩa vụ nộp thuế của họ bằng cách khai báo thấp số tiền thuế phải nộp. Đồng thời nghiên cứu của Jackson & Jaouen(1989); Butler (1993); Evan, Carlon & Massey (2005); Palil & Mustapha (2011) cũng cho thấy rằng hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tuân thủ thuế tự nguyện. Tỷ lệ kiểm tra, tính triệt để của cuộc kiểm tra, năng lực của cán bộ kiểm tra thuế đều có tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Witte & Woodbury, 1985; Jackson & Jaouen, 1989; Butler, 1993; Evan, Carlon & Massey, 2005; Palil & Mustapha, 2011). Và tác giả đã đưa ra giả thuyết H4
H4: Kiểm tra thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế
Kiến thức thuế:
Mohamad Ali (2007) cho rằng kiến thức về thuế của người nộp thuế thể hiện kiến thức của người nộp thuế về các sắc thuế, quy định về hệ thống thuế hiện hành, khả năng tự kê khai và nộp thuế. Nghiên cứu của Lewis (1982); Mohamad Ali (2007); Singh (2003); Eriksen & Fallan (1996); Palil (2010), Palil & Mustapha (2011) cho thấy rằng kiến thức của người nộp thuế sẽ giúp người nộp thuế tự kê khai và nộp thuế chính xác. Vì vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết H5
H5: Kiến thức thuế có quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế.
Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế
Jackson & Milliron (1986) cho rằng nhận thức về tính công bằng chính là nhận thức chủ quan của người nộp thuế về tính công bằng của hệ thống thuế. Nghiên cứu của Spicer & Lundsted (1976); Jackson & Milliron (1986); Kirchler & cộng sự (2008); Palil & Mustapha (2011) cho rằng nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế được thể hiện qua nhận thức tích cực của người nộp thuề về hệ thống thuế hiện hành, chất
lượng dịch vụ công hiện nay, sự công khai, minh bạch của cơ quan thuế. Vì vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết H6
H6: Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế có quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế.
Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ
Roberts, Hite & Bradley (1994) cho rằng chi tiêu của chính phủ là yếu tố quan trọng tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Roberts, Hite & Bradley (1994) cũng cho thấy rằng nếu chính phủ chi tiêu tiền thuế vào các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, hay phúc lợi xã hội thì các doanh nghiệp sẽ ủng hộ và tính tuân thủ sẽ tăng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của các tác giả Roberts, Hite & Bradley (1994); Palil & Mustapha (2011) cũng cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa nhận thức của người nộp thuế với hoạt động chi tiêu của chính phủ. Và tác giả đã đưa ra giả thuyết H7
H7: Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ có tác động cùng chiều với tuân thủ thuế.
Nhận thức về hình phạt
Nghiên cứu của Witte & Woodbury (1985); Becker, Bunchner & Sleeking (1987); Palil & Mustapha (2011) cho thấy rằng có mối quan hệ giữa hình phạt với tuân thủ thuế. Người nộp thuế sẽ tuân thủ thuế nhiều hơn khi họ nhận thức được hình phạt dành cho hành động không tuân thủ thuế của họ càng cao. Vì vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết H8
H8: Nhận thức về hình phạt có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế.
Tình trạng tài chính của người nộp thuế
Nghiên cứu của các tác giả Mohan (2001); Mohani & Sheehan (2004); Palil (2010) cho thấy rằng khi đối mặt với những căng thẳng về tài chính người nộp thuế có xu hướng cân nhắc giữa các nhu cầu cơ bản trong doanh nghiệp với nghĩa vụ về thuế. Bên cạnh đó, Mohan (2001); Mohani & Sheehan (2004); Palil (2010) cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp có khó khăn về tài chính trốn thuế nhiều hơn các doanh nghiệp không có
khó khăn về tài chính. Vì vậy, tài chính của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến tuân thủ thuế và tác giả đã đưa ra giả thuyết H9
H9: Tìng trạng tài chính của người nộp thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ
thuế.
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu của tác giả được trình bày như hình 2.1
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Xây dựng của tác giả)
Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình cho thấy có 09 yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tương ứng với 09 giả thuyết. Bao gồm: (i) Thuế suất, (ii) Tính đơn giản của việc kê khai thuế, (iii) Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, (iv) Kiểm tra thuế, (v) Kiến thức thuế, (vi) Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế, (vii) Nhận thức tích cực về chi tiêu của chính phủ, (viii) hình phạt và cuối cùng (ix) tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan lý thuyết trong chương hai đã giới thiệu và thảo luận về các mô hình lý thuyết được xây dựng cho nghiên cứu này. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế (TU) được xem xét trong nghiên cứu này: (1) thuế suất (TS); (2) tính đơn giản của việc kê khai thuế (KE); (3) hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế (HQ); (4) kiểm tra thuế (KT); (5) kiến thức thuế (KI); (6) nhận thức về tính công bằng của thuế (CB); (7) nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ (CT); (8) Hình phạt (HP); (9) tình trạng tài chính của người nộp thuế (TC). 09 giả thuyết đã được xem xét trong mô hình thực nghiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu
H1 Thuế suất (TS) tác động ngược chiều đến tuân thủ thuế (TU)
H2 Tính đơn giản của việc kê khai thuế (KE) tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế (TU)
H3 Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế (HQ) có mối quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế (TU)
H4 Kiểm tra thuế (KT) có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế (TU) H5 Kiến thức thuế (KI) có mối quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế (TU) H6 Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế (CB) có mối quan hệ cùng
chiều với tuân thủ thuế (TU)
H7 Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ (CT) có mối quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế (TU)
H8 Hình phạt (HP) có tương quan cùng chiều với tuân thủ thuế (TU)
H9 Tình trạng tài chính của người nộp thuế (TC) có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế (TU)
Mục đích của chương này phác thảo các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh.
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Hình 3.1: Thiết kế nghiên cứu
(Nguồn: Xây dựng của tác giả) Nghiên cứu được thiết kế để giải quyết vấn đề và khám phá các hiện tượng định lượng. Do đó, thiết kế nghiên cứu cung cấp câu trả lời giả thuyết và đưa ra các thủ tục cần thiết cho việc thu thập thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề nghiên cứu hay đưa ra kế hoạch chi tiết cho việc nghiên cứu bằng cách gợi ý các loại quan sát để làm, làm thế nào để phân tích chúng, và kết luận có thể được rút ra từ việc phân tích.
Tổng quan lý thuyết Thang đo nháp 1 Phỏng vấn sâu Thang đo nháp 2 Khảo sát 40 doanh nghiệp Phân tích độ tin cậy thang đo
Loại bỏ biến nếu hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 Kiểm định thang đo Thang đo chính thức Khảo sát 300 doanh nghiệp Phân tích độ tin cậy thang đo
EFA Hồi quy Nghiên c ứ u chí nh t hức Nghiên c ứ u s ơ b ộ X ây d ự ng b ảng câu h ỏi
Loại bỏ biến nếu hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3
Loại bỏ biến nếu hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5
Kiểm định hồi quy tuyến tính
Các phương pháp nghiên cứu có thể được phân loại trên cơ sở của một trong hai chức năng hoặc kỹ thuật (Zikmund 1997). Dựa trên chức năng, có ba loại nghiên cứu bao gồm các nghiên cứu thăm dò, mô tả và quan hệ nhân quả. Dựa trên kỹ thuật, nghiên cứu có thể phân loại thành các thí nghiệm, khảo sát và nghiên cứu quan sát (Zikmund 1997). Như được chỉ ra bởi Zikmund (1997), nghiên cứu mô tả tập trung vào câu hỏi nghiên cứu bắt đầu với ai, cái gì, khi nào và nơi nào với mục đích chính của việc mô tả đặc điểm của một tập hợp hay một hiện tượng, trong khi nghiên cứu nguyên nhân có liên quan với câu hỏi "tại sao" về một biến ảnh hưởng khác (Emory 1985) như thế nào. Do đó, các câu hỏi nghiên cứu của nghiên cứu này chỉ ra rằng nghiên cứu này kết hợp nghiên cứu mô tả và quan hệ nhân quả.
Về kỹ thuật nghiên cứu, nghiên cứu khảo sát đã được lựa chọn để đánh giá giả thuyết nghiên cứu, vì hai lý do. Thứ nhất, các cuộc điều tra cung cấp một phương tiện nhanh chóng, hiệu quả và chính xác của việc đánh giá thông tin liên quan đến tuân thủ thuế, đặc biệt là trong trường hợp vẫn còn thiếu dữ liệu thứ cấp (Zikmund 1997). Thứ hai, khảo sát chính thức dựa trên nền tảng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đó về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế để đo lường. Như vậy, cách tiếp cận đã được sử dụng trong các thiết kế nghiên cứu: (1) xây dựng bảng câu hỏi; (2) Nghiên cứu sơ bộ; và (3) Nghiên cứu chính thức (xem Hình 3.1).
Các phương pháp được sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm xem xét các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, xây dựng các thang đo, phương pháp thống kê, kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy tuyến tính dựa trên dữ liệu được thu thập.
Thứ nhất, từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mô hình được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đó về các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế và nghiên cứu định tính được sử dụng trong phần này bằng cách thảo luận với một số chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của họ về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh. Những ý kiến đáng giá của họ giúp xây dựng bảng câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, phỏng vấn sâu được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp với những chuyên viên có kinh nghiệm liên quan đến các thang đo lường đến tuân thủ
thuế. Những chuyên viên này bao gồm một chuyên viên có kinh nghiệm trong việc thanh tra, kiểm tra thuế; kế toán trưởng hoặc nhân viên kế toán với quy mô khác nhau nhằm điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với thực tế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, thu thập thông tin sơ bộ từ 40 doanh nghiệp và số liệu thu thập được mã hóa và nhập dữ liệu khảo sát trong phần mềm SPSS. Sau đó, cơ sở dữ liệu cần được kiểm tra, làm sạch và xử lý dữ liệu trước khi phân tích thống kê kỹ thuật nhằm kiểm định độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đế tuân thủ thuế. Lúc này, bảng câu hỏi được điều chỉnh một lần nữa trước khi triển khai điều tra chính thức.
Thứ tư, với số lượng biến trong thang đo likert được xây dựng với 5 mức độ: 1- hoàn toàn không đồng ý; 2- không đồng ý; 3- bình thường; 4- đồng ý; 5- hoàn toàn đồng ý, việc lựa chọn số lượng mẫu điều tra tối thiểu gấp 5 lần số lượng biến quan sát trong mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Nghiên cứu này được thu thập với số lượng mẫu dự kiến là 300 quan sát, phù hợp với các phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Hair & CTG, 2006), hồi quy (Green, 1991).
Thứ năm, phân tích thống kê kỹ thuật bao gồm nhiều phần: (a) phân tích thống kê mô tả; (b) sử dụng hệ số Cronbach alpha để kiểm tra độ tin cậy thang đo để loại bỏ các biến rác từ mô hình; (c) phân tích nhân tố khám phá EFA để rút gọn số lượng biến thành những yếu tố đại diện cho những thang đo; (d) hồi quy tuyến tính để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu được giải thích và đưa ra một số giải pháp cho các mục tiêu nghiên cứu. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ được trình bày ở cuối phần nội dung này.