NGHIÊNCỨU SƠ BỘ

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 56)

Trong phần này, nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua hai bước:

Thứ nhất, phỏng vấn trước 40 doanh nghiệp nộp thuế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh. Cấu trúc trong bảng câu hỏi được sử dụng đã được phát triển tại mục 3.2 và dùng để phỏng vấn sơ bộ. Do đó, nó được xem là cuộc điều tra thí điểm hữu ích để sửa

đổi các biện pháp cho phù hợp nhằm mục đích loại bỏ những yếu kém và sai sót có thể trong dự thảo bảng câu hỏi đầu tiên để tạo ra các câu hỏi cuối cùng cho cuộc điều tra chính (Zikmund 1997). Nghiên cứu thí điểm là một thử nghiệm trước các biện pháp xây dựng. Mục đích của thử nghiệm là để cung cấp một đánh giá sơ bộ và tinh tế của thang đo.

Thứ hai, sử dụng phân tích thống kê kỹ thuật để đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ câu hỏi có mối tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 (Nunnally 1978). Phương pháp thống kê này được áp dụng nhằm điều chỉnh thang đo phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá của từng yếu tố tác động tuân thủ thuế và loại trừ những trường hợp ngoại lệ không phù hợp với thang đo (Ghauri và Gronhaug, 2005). Trong nghiên cứu sơ bộ, một alpha hệ số 0,5 hoặc 0,6 là đạt yêu cầu trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, trong khi Cronbach Alpha chấp nhận hơn cần phải được lớn hơn 0,7 cho nghiên cứu khoa học xã hội (Hair và cộng sự 1995). Cronbach Alpha là công cụ thường được sử dụng để thử nghiệm độ tin cậy, mục đích của thử nghiệm này là để đánh giá xem tất cả tiêu chí được đánh giá cùng một thang đo (DeVellis 1991).

Nghiên cứu này được tiến hành trên 40 doanh nghiệp độc lập khai báo thuế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng các cuộc phỏng vấn cá nhân. Trước khi kiểm tra phân tích được tiến hành, một quá trình kiểm soát chất lượng sẽ được thực hiện.

Bảng 3.12. Kết quả nghiên cứu sơ bộ với 40 mẫu quan sát

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này Thuế suất TS: alpha = 0.556

TS1 10.8000 2.3179 0.5052 0.3642 TS2 10.6500 2.5923 0.4299 0.4369 TS3 10.7750 1.6660 0.4545 0.3798 TS4_ 10.7500 3.0128 0.0778 0.6747

Tính đơn giản của việc kê khai thuế KE: alpha = 0.694

KE1 9.9750 3.0506 0.5653 0.6108 KE2 10.5500 2.4077 0.4357 0.6733 KE3 9.9000 2.9128 0.4072 0.6714 KE4 10.0000 2.3077 0.5813 0.5575

Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế HQ: alpha = 0.509

HQ1 13.0750 2.4814 0.3808 0.3837 HQ2 12.9250 2.8917 0.2835 0.4534 HQ3 12.7000 2.5744 0.2588 0.4695 HQ4 12.7000 2.4205 0.3726 0.3863 HQ5_ 13.1000 3.1179 0.1148 0.5455

Công tác kiểm tra thuế KT: alpha = 0.758

KT1 6.5250 1.4865 0.5110 0.7589 KT2 6.7000 1.0872 0.5954 0.6792 KT3 6.4250 1.1737 0.6811 0.5680

Kiến thức thuế KI: alpha = 0.814

KI1 11.2250 3.3583 0.5908 0.7879 KI2 11.0000 2.8205 0.7125 0.7275 KI3 11.2000 3.1385 0.5390 0.8107 KI4 10.8250 2.6609 0.7091 0.7285

Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế CB: alpha = 0.705

CB1 10.6000 1.9385 0.5558 0.5992 CB2 10.3750 2.4968 0.4871 0.6531 CB3 10.5250 2.5122 0.3645 0.7119 CB4 10.7250 1.8455 0.5863 0.5773

Nhận thức tích cực về chi tiêu của chính phủ: alpha = 0.781

CT1 7.8500 1.6179 0.6260 0.6973 CT2 7.6500 1.9256 0.5832 0.7457 CT3 7.5000 1.5385 0.6588 0.6600 Hình phạt: alpha = 0.778 HP1 16.0250 2.4353 0.4379 0.7714 HP2 15.9000 1.7333 0.6003 0.7288 HP3 15.8500 2.1821 0.4922 0.7560 HP4 15.8750 1.9583 0.6273 0.7097 HP5 16.0500 2.1513 0.6594 0.7096 Tình trạng tài chính TC: alpha = 0.781 TC1 6.6750 0.7378 0.6570 0.6603 TC2 6.2250 0.8455 0.5667 0.7582 TC3 6.4000 0.8103 0.6349 0.6867

Tuân thủ thuế TU: alpha = 0.661

TU1 7.4750 0.7686 0.4482 0.6005 TU2 7.4750 0.6660 0.4982 0.5390 TU3 7.0000 0.9231 0.5049 0.5556

Như vậy, kết quả nghiên cứu sơ bộ của bảng 3.12 cho thấy biến quan sát TS4 và HQ5 không đạt yêu cầu về hệ số tương quan với biến tổng đều nhỏ hơn 0,3. Do đó, 02 biến quan sát này cần phải loại bỏ, như vậy các biến quan sát còn lại đưa đưa vào nghiên cứu chính thức như bảng 3.13.

Bảng 3.13: Các thang đo chính thức trong mô hình nghiên cứu

Thang đo Biến quan sát

Thuế suất (TS)

TS1 TS2 TS3

Gia tăng thuế suất làm giảm tuân thủ thuế. Cắt giảm thuế suất làm gia tăng tuân thủ thuế.

Biểu thuế càng ít mức thuế suất càng gia tăng tuân thủ thuế. Kê khai thuế

(KE)

KE1 KE2

KE3

KE4

Thủ tục thuế càng đơn giản, người nộp thuế càng tuân thủ thuế Các tiêu chí trên tờ khai thuế càng dễ hiểu, người nộp thuế càng tuân thủ thuế.

Các thông tin trên tờ khai thuế càng rõ ràng người nộp thuế càng dễ dàng tuân thủ thuế.

Hướng dẫn kê khai thuế qua mạng càng rõ ràng thì dễ dàng tuân thủ thuế.

Hiệu quả hoạt động cơ quan thuế

(HQ)

HQ1 HQ2

HQ3

HQ4

Khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, hành vi tuân thủ thuế giảm Hoạt động của cơ quan thuế càng tạo niềm tin cho người nộp thuế, họ càng tuân thủ thuế.

Cơ quan thuế càng lắng nghe và giải đáp thắc mắc của người nộp thuế thì mức độ tuân thủ thuế càng tăng.

Mọi quy định và hướng dẫn về thuế đều được cập nhật công khai, đầy đủ và kịp thời, mức độ tuân thủ thuế càng tăng. Kiểm tra thuế (KT) KT1 KT2 KT3

Tỷ lệ bị kiểm tra thuế càng cao, người nộp thuế càng tuân thủ tốt hơn.

Nếu mọi hành vi không tuân thủ thuế đều bị phát hiện trong từng lần kiểm tra thuế, người nộp thuế sẽ tuân thủ thuế tốt hơn. Sau mỗi lần bị kiểm tra thuế, người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn.

Thang đo Biến quan sát Kiến thức thuế (KI) KI1 KI2 KI3 KI4

Càng được cập nhật kiến thức về thuế, người nộp thuế càng tuân thủ thuế.

Người nộp thuế càng hiểu rõ quy định về thuế càng tuân thủ thuế.

Người nộp thuế không tuân thủ thuế tốt nếu họ không có đủ kiến thức về thuế.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, đạo đức của cán bộ công chức ngành thuế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Tính công bằng của thuế (CB) CB1 CB2 CB3 CB4

Hệ thống thuế càng đảm bảo công bằng, người nộp thuế càng tuân thủ thuế.

Nếu gánh nặng thuế của công ty anh/chị cao hơn so với những người khác trong cùng nhóm thu nhập, tuân thủ thuế sẽ giảm Nếu chất lượng dịch vụ công do chính phủ cung cấp tương xứng với tiền thuế các công ty anh/ chị đóng góp, tuân thủ thuế tăng.

Sự tôn trọng, khích lệ về tính minh bạch, công khai, công bằng của cơ quan thuế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Nhận thức về chi tiêu của chính phủ (CT) CT1 CT2 CT3

Chính phủ càng sử dụng tiền thuế hợp lý thì người nộp thuế càng tuân thủ thuế.

Người nộp thuế sẽ giảm tuân thủ thuế khi chính phủ sử dụng đầu tư công một cách lãng phí.

Người nộp thuế sẽ tuân thủ thuế nếu chính phủ đảm bảo phúc lợi xã hội tốt. Hình phạt (HP) HP1 HP2 HP3

Mức phạt càng cao, người nộp thuế càng tuân thủ thuế tốt hơn Số tiền phạt lớn hơn số tiền thu được từ việc trốn thuế, người nộp thuế sẽ tuân thủ thuế

Nếu mọi hành vi không tuân thủ thuế đều bị cơ quan thuế xử phạt theo đúng quy định của pháp luật, người nộp thuế tuân

Thang đo Biến quan sát

HP4

HP5

thủ thuế tốt

Cưỡng chế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế càng nghiêm minh thì xu hướng tăng sự tuân thủ thuế

Ngoài xử lý vi phạm theo pháp luật thuế nếu tăng cường xử lý nghiêm khắc hành vi trốn theo pháp luật hình sự thì sẽ tăng sự tuân thủ thuế Tình trạng tài chính (TC) TC1 TC2 TC3

Khi người nộp thuế rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính, tuân thủ thuế giảm

Những người nộp thuế luôn ở tình trạng căng thẳng tài chính thì không tuân thủ thuế

Khi tình trạng tài chính dồi dào, người nộp thuế sắn lòng thanh toán nghĩa vụ thuế.

Tuân thủ thuế (TU) TU1 TU2 TU3

Anh/Chị luôn khai báo chính xác tất cả các khoản thu nhập chịu thuế

Anh/Chị luôn thanh toán các khoản thuế đúng hạn Nhìn chung, Anh/Chị hoàn toàn tuân thủ thuế

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu sơ bộ của tác giả)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 56)